MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÈ PHI TỘI PHẠM HÓA 1.Phi tội phạm hoá Tội đầu cơ (Điều 160)

Một phần của tài liệu Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trang 128)

VÀ PHI TỘI PHẠM HÓA TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH ĐÓ

3.3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÈ PHI TỘI PHẠM HÓA 1.Phi tội phạm hoá Tội đầu cơ (Điều 160)

3.3.1.Phi tội phạm hoá Tội đầu cơ (Điều 160)

Theo Khoản 1, Điều 160 của BLHS năm 1999, thì ngoài những điều kiện chung về năng lực chủ thể, một người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đầu cơ phải thoả mãn đồng thời năm dấu hiệu sau: 1) lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo; 2) trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh; 3) mua vét hàng hoá có số lượng lớn; 4) nhằm bán lại thu lợi bất chính; 5) gây hậu quả nghiêm trọng. Còn “Thuyết minh về phương án sửa đổi, bổ sung một số điều luật cụ thể” do Ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1999 và Tờ trình số 155/TTr-CP ngày 09/10/2008 của Chính phủ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1999 (Tờ trình số 155/TTr-CP) khẳng định trong thời gian qua, tòa án xét xử rất ít các vụ án về đầu cơ, dù trên thực tế đã có nhiều hành vi lợi dụng tình thế khó khăn về kinh tế, gom hàng với số lượng lớn (nhất là những mặt hàng thiết yếu), chờ khi giá lên bán ra thu lời lớn. Đây là hành vi hết sức nguy hiểm, làm rối loạn thị trường, giá cả. Vì vậy, Ban soạn thảo đã dự kiến bổ sung vào dự luật trường hợp thực hiện hành vi đầu cơ “trong tình hình có khó khăn về kinh tế”.Có nhiều ý kiến khác nhau về việc quy định tội đầu cơ. Rất nhiều ý kiến tán thành với dự thảo Luật. Có ý kiến lại đề nghị không nên sửa Tội đầu cơ. Chúng tôi cho rằng, Tội đầu cơ không còn phù hợp trong điều kiện nền kinh tế thị trường, dẫn đến việc áp dụng pháp luật hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi đầu cơ là không khả thi. Việc phi tội phạm hóa hành vi đầu cơ nên được tiến hành căn cứ từ tính nguy hiểm cho xã hội của nó. Khi nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường, hành vi đầu cơ cũng có, nhưng tính nguy hiểm cho xã hội của nó là không đáng kể và có thể kiểm soát được. Gần đây có xảy ra vài trường hợp

gom hàng, tích trữ hàng chờ tăng giá đối với một số mặt hàng như xăng dầu, thép, phân bón, thuốc trừ sâu… nhưng tình hình không đến nỗi nghiêm trọng và khi có sự can thiệp của Nhà nước thì hầu như giá cả sẽ bình ổn trở lại theo quy luật cung cầu của thị trường, quyền lợi của người tiêu dùng vẫn được bảo đảm. Chẳng hạn, nếu có người mua vét lúa, gạo tạo ra sự khan hiếm lúa, gạo nhằm bán lại giá cao thu lợi bất chính, Nhà nước có thể mở kho dự trữ nhằm bình ổn giá cả hoặc Nhà nước điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu gạo. Khi đó, hành vi đầu cơ lúa, gạo sẽ không thể gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội và người đầu cơ có thể bị phá sản. Đứng ở góc độ khác, việc coi hành vi đầu cơ là tội phạm trong giai đoạn hiện nay có thể làm giảm khả năng nghiên cứu nhu cầu thị trường, không khuyến khích hoạt động đầu tư kinh doanh của cá nhân và doanh nghiệp đối với một số mặt hàng thiết yếu của xã hội.

Một phần của tài liệu Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)