Mục tiêu của tội phạm hóa và phi tội phạm hóa

Một phần của tài liệu Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trang 31)

Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Các cơ quan tiến hành tố tụng trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình có nghĩa vụ nhân danh Nhà nước triển khai các hoạt động thực tiễn về điều tra, truy tố và xét xử trong lĩnh vực tư pháp hình sự để tích cực phòng ngừa, phát hiện nhanh chóng và kịp thời các tội phạm, xác định chính xác các mức độ lỗi để xử lý một cách công minh và theo đúng quy định của pháp luật những người đã có lỗi trong việc thực hiện tội phạm đảm bảo đúng người,

đúng tội, đúng pháp luật và không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.

Việc tội phạm hóa, phi tội phạm hóa một số các tội phạm trong Bộ luật hình sự qua các giai đoạn sửa đổi, bổ sung là để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật nhằm hạn chế, đẩy lùi và tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội, thực hiện thắng lợi công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về trật tự an toàn xã hội, giữ vững kỷ cương phép nước, xây dựng môi trường sống lành mạnh, nếp sống văn minh, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật; làm giảm cơ bản các loại tội phạm, phục vụ có hiệu quả công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đây là mục tiêu cơ bản và lâu dài, có tính chiến lược.

Từng bước xây dựng môi trường sống lành mạnh tại các cộng đồng dân cư, trong các nhà trường và gia đình; tạo ra những chuyển biến rõ rệt về trật tự an toàn xã hội; nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của nhân dân; đẩy mạnh tính chủ động, sáng tạo của các cấp cơ sở trong công tác phòng, chống tội phạm.

Từng bước làm giảm các loại tội phạm có sử dụng bạo lực, đặc biệt là các tội phạm giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, chống người thi hành công vụ, các tội phạm xâm hại trẻ em, lôi kéo trẻ em vào con đường sử dụng và nghiện hút ma túy, tội phạm người chưa thành niên và các loại tội phạm có tổ chức, có sử dụng vũ khí hoặc có tính chất côn đồ, hung hãn. Kiên quyết truy bắt bọn tội phạm còn lẩn trốn, thực hiện triệt để công tác thi hành án hình sự.

Nâng cao hiệu lực điều hành, quản lý của Chính phủ và chính quyền các cấp trong công tác quản lý hành chính nhà nước về trật tự xã hội và phòng, chống tội phạm.

Nói tóm lại quá trình tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong Luật Hình sự Việt Nam có ba mục tiêu không thể tách rời nhau và gắn bó mật thiết với nhau đó là các mục tiêu:

- Bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của tổ chức; bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa;

- Mục tiêu đấu tranh phòng và chống tội phạm;

- Giáo dục mọi người nâng cao ý thức, tuân theo pháp luật, nâng cao ý thức chống và phòng ngừa tội phạm.

Đây là mục tiêu xuất phát từ nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, các nhiệm vụ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, Luật Hình sự không chỉ có mục tiêu trừng trị mà là một phương tiện để phòng ngừa tội phạm có hiệu quả với mục đích xây dựng nền tảng công bằng cho mỗi người dân trong xã hội.

Một phần của tài liệu Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)