Phân loại đối tượng tuyển dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty TNHH Điện Hào Quang Thăng Long (Trang 55)

Công ty nên phân đối tượng tuyển dụng ra làm 2 loại: chưa có kinh nghiệm và đã có kinh nghiệm làm việc để giúp cho quá trình tuyển dụng được thực hiện dễ dàng:

- Đối tượng chưa có kinh nghiệm: lực lượng chủ yếu là sinh viên của các trường Đại học, Cao đẳng vừa mới tốt nghiệp nhưng chưa đi làm và những sinh viên đang chuẩn bị tốt nghiệp.

+ Đối với sinh viên vừa tốt nghiệp: do họ chưa đi làm thực tế nên họ sẽ nắm vững lý thuyết hơn phần thực hành, cho nên khi phỏng vấn đối tượng này thì nên kiểm tra phần lý thuyết trước nếu đạt sẽ tiếp tục kiểm tra phần thực hành, còn nếu không đạt phần kiểm tra lý thuyết thì sẽ loại hẳn.

+ Đối với sinh viên đang chuẩn bị tốt nghiệp Công ty nên đưa ra các tiêu chuẩn cho các sinh viên như: Điểm trung bình tổng kết đến năm cuối phải đạt 7.0 trở lên (với sinh viên thuộc khối kinh tế) và 6.5 trở lên (với sinh viên thuộc khối kỹ thuật), đạo đức tốt, tích cực tham gia các hoạt động xã hội và phải cho họ thường xuyên vào Công ty để họ có thể kết hợp giữa lý thuyết với công việc thực tế. Hơn nữa, Công ty nên đưa ra vị trí tuyển dụng hợp lý với các mức lương và ưu đãi hấp

dẫn để có thể giữ chân được các sinh viên ưu tú này sau khi họ ra trường. Với cách tìm kiếm lao động từ nguồn này, Công ty sẽ mất một khoản chi phí khá lớn, nhưng lại thu hút được nhân tài, bớt đi bước thu thập và nghiên cứu hồ sơ, đôi khi cả bước phỏng vấn sơ bộ trong quá trình tuyển dụng, và việc hội nhập vào môi trường làm việc của những người này là khá nhanh và đơn giản. Chất lượng người lao động tuyển từ nguồn này có thể nói là rất cao.

+ Đối tượng đã có kinh nghiệm:

+ Là những người đã từng làm việc cho các công ty có môi trường làm việc năng động phát triển và đã được đào tạo huấn luyện kỹ càng về chuyên môn nghiệp vụ nhưng vì lý do nào đó mà họ rời bỏ công ty đó. Và đặc biệt đa số những người này đều có năng lực, dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc mới.

+ Thứ hai, là những người đã từng làm cho các doanh nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp đã bị phá sản, kinh doanh kém hiệu quả. Vì vậy, Công ty cần phải cân nhắc thật kỹ khi tuyển dụng đối tượng này.

2.3.1.6.Thiết lập bộ phận tuyển dụng nhân sự độc lập để tập trung mọi nỗ lực vào công tác quản trị nhân sự nói chung và công tác tuyển dụng nói riêng.

Do hiện nay, Công ty chưa có phòng nhân sự phụ trách toàn bộ hoạt động quản trị nhân sự mà do phòng tổ chức hành chính kiêm tất cả công việc. Với sự phát triển của nền kinh tế, sức cạnh tranh khốc liệt của thị trường kéo theo sự biến động phức tạp trong công tác quản lý và sử dụng nguồn lực. Điều này đòi hỏi sự đồng bộ, thống nhất, linh hoạt trong mọi hoạt động của tổ chức. Sự ra đời của bộ phận chuyên môn phụ trách lĩnh vực quản trị nhân sự sẽ giải quyết được các vấn đề đó không những với riêng công tác tuyển dụng hay hoạt động quản trị nhân sự nói chung mà là với toàn bộ hoạt động của Công ty. Công tác tuyển dụng từ đây cũng thu được hiệu quả tối đa với chi phí thấp nhấp.

Phòng nhân sự bao gồm: Trưởng phòng nhân sự có thể là cán bộ trực tuyến chuyển từ một lĩnh vực khác của Công ty cũng có thể là người được tuyển từ bên ngoài. Người đó phải có kiến thức rộng và được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Các nhân viên chuyên môn phòng nhân sự là những người chuyên nghiệp, có kinh nghiệm.

Sự tách ra độc lập của phòng nhân sự sẽ giảm bớt gánh nặng cho phòng tổ chức hành chính cũ, cán bộ quản lý cũng được giảm thiểu số lượng công việc vừa tăng nỗ lực tập trung vào công việc của họ vừa phát huy đựơc hiêu quả trong quản lý nguồn nhân sự của Công ty. Đồng thời, các nội dung của hoạt động quản trị nhân sự cũng được thực hiện một cách đầy đủ hơn và hiệu quả, khoa học hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty TNHH Điện Hào Quang Thăng Long (Trang 55)