Chỉ số vệ sinh tổ hợp K của các hệ vật liệu không đủ cơ sở để đánh giá tính vệ sinh của giày, vỡ đõy chỉ là phương pháp đánh giá gián tiếp và riêng biệt đối với
các hệ vật liệu mũ giày và lót đế. Vì thế cần đánh giá tính vệ sinh của giày thông qua “Tớnh trao đổi ẩm” của chúng.
Bản chất của phương pháp này chính là so sánh tốc độ thoát hơi ẩm [mg/ (cm2.h)] của bàn chân với tốc độ ngấm, hút và thải ẩm ra bên ngoài của giày.
Theo số liệu của Viện Y học và vệ sinh môi trường (2002) [5], trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như trường hợp của nước ta, tốc độ thoát hơi nước trung bình qua da ở người trưởng thành trong điều kiện sinh hoạt bình thường là 12mg/cm2.h. Tốc độ thoát hơi nước là khác nhau trờn cỏc vựng khác nhau của cơ thể người, đặc biệt có sự thoát hơi nước, mồ hôi rất mạnh từ bàn chân cho nên tốc độ thoát mồ hôi, hơi ẩm từ bàn chân thường cao hơn tốc độ thoát hơi ẩm, mồ hôi trung bình từ bề mặt cơ thể là 50 – 100% [12]. Với tốc độ thoát hơi nước trung bình từ bề mặt cơ thể là 12 mg/cm2.h thì tốc độ thoát hơi nước từ bề mặt da bàn chân sẽ là 18 – 24 mg/cm2.h.
Nếu coi tốc độ thoát hơi nước, mồ hôi từ các phần trên bề mặt bàn chân (lòng, mu bàn chân) là như nhau, có thể lấy giá trị trung bình 18 mg/cm2.h là tốc độ thoát hơi nước từ bề mặt da bàn chân (hoạt động bình thường) để làm cơ sở so sánh với tốc độ ngấm, hút và thải ẩm ra bên ngoài của giày.
Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 50% lượng mồ hôi thoát ra từ bàn chân được giày tích tụ, khoảng 40% được loại khỏi giày qua các khe hở giữa phần mũ và phần đế giày, giữa chân và mũ giày khi di chuyển và chỉ có khoảng 10 – 15% thoát ra khỏi vật liệu làm giày nhờ tính chất thông hơi.
Tuy nhiên không phải toàn bộ diện tích mũ giày đều có khả năng thông hơi trong quá trình đi giày mà trên thực tế chỉ có phần lắc chiếm khoảng 30% diện tích mũ giày là có khả năng thông hơi mạnh và phần má giày có độ thông hơi yếu hơn trong quá trình đi giày. Như vậy để tính toán, đối với giày kín có thể lấy phần diện tích mũ giày có khả năng thông hơi bình thường là 40% tổng diện tích mũ giày.
Các loại giày kín thường được sử dụng với bàn chân có bít tất. Do vậy ngoài độ ngậm ẩm của hệ vật liệu mũ giày và lót đế, tác giả có đề xuất thêm độ ngậm ẩm của bít tất cũng tham gia vào quá trình trao đổi ẩm của giày.
Xác định khoảng thời gian giày hút ẩm hoàn toàn:
Thời gian bàn chân được khô ráo “t” là khoảng thời gian được xác định kể từ khi bắt đầu đi giày đến lúc giày hút ẩm hoàn toàn (lượng hơi ẩm giày có thể hút được trong thời gian 8 tiếng khi đi giày) và thông hơi ra bên ngoài. Sau thời gian đó, giày chỉ có thể thải một phần ẩm thoát ra từ bàn chân ra ngoài bằng con đường thông hơi qua hệ vật liệu mũ giày, phần ẩm còn lại sẽ tích tụ ở dạng lỏng và được giày thấm hút.
Như vậy, nếu độ thông hơi của mũ giày càng lớn, thời gian bàn chân được khô ráo sẽ càng dài. Ngoài ra, hệ vật liệu giày có độ thông hơi và độ hút nước tốt thì sau thời gian t, giày sẽ giúp cho bàn chân bị thấm ướt chậm và ít. Ngược lại bàn chân và giày sẽ nhanh chóng bị mồ hôi thấm ướt – giày có tính vệ sinh kém.