Xác định quy cách và các tính chất vật lý của các loại vật liệu

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật dệt may Nghiên cứu và đánh giá tính vệ sinh của giày tại TP.HCM (Trang 47)

Vật liệu trong ngành giày vô cùng phong phú và đa dạng, cùng một loại vật liệu nhưng quy cách về độ dày khác nhau, có thể dùng làm các chi tiết khác nhau, phần lớn chúng đều được tiêu chuẩn hóa. Ví dụ, đối với giả da (thường được gọi là Si), si dày (1,2 – 1,5 mm) thường dùng để làm các chi tiết ngoài mũ giày, si mỏng (0,8 – 1 mm) dùng để làm các chi tiết lót.

Độ dày của vật liệu ảnh hưởng đến độ cứng, tỷ trọng, độ chống mài mòn, tổ hợp các tính chất vệ sinh,… Vì vậy, phải xác định đúng quy cách vật liệu cần thí nghiệm để tiến hành xác định các tính chất vật lý của vật liệu đó được chính xác.

2.4.2.1. Xác định độ thông hơi của vật liệu

(Tham khảo: Tiêu chuẩn GOCT 9713-86 của LB Nga). 1. Phương tiện thử:

− Các cốc thí nghiệm, với diện tích miệng ly là F (cm2).

− Nước cất có nhiệt độ 22 ± 2oC.

− Cân phân tích hoặc cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,001g. 2. Chuẩn bị mẫu:

− Điều hòa mẫu: mẫu để ở trạng thái tự do không bị kéo căng, trong môi trường nhiệt độ (27±5)oC; độ ẩm tương đối của không khí (65±2)% tối thiểu 24 giờ.

− Chuẩn bị 3 mẫu cho một phép thử.

3. Tiến hành thử

- Cho nước cất vào gần đầy cốc thí nghiệm, dùng mẫu bịt kín miệng ly, để một ngày cho mẫu hút ẩm cõn bằng.

- Cõn từng cốc nước với mẫu chính xác đến 0,001g, xác định khối lượng ban đầu – m1 (g).

− Môi trường thí nghiệm: không khí có nhiệt độ (27±5)oC , độ ẩm tương đối (65±2)%.

− Tiếp tục để mẫu trong thời gian T = 8 tiếng (từ 8h sáng đến 4h chiều).

− Sau thời gian 8 tiếng nói trên, cõn từng cốc nước chính xác đến 0,001g, xác định khối lượng cốc nước sau khi nước đã bị thông hơi – m2 (g).

4. Tính kết quả

Độ thông hơi (mg/(cm2.h) của mẫu P =

T . F ) m m .( 1000 1− 2 , (mg/(cm2.h) Kết quả là trung bình cộng 3 mẫu xác định song song.

2.4.2.2. X á c đ ịnh đ ộ h ú t ẩm , nhả ẩm của vật liệu (Tham khảo TCVN 5091–90) 1. Phương tiện thử:

− Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ trong khoảng từ 150oC tới 110oC.

− Cân phân tích với độ chính xác tới 0,001g.

− Bình hút ẩm được tạo môi trường có độ ẩm tương đối 98 – 100% và nhiệt độ

(27±5)oC.

− Ẩm kế và nhiệt kế.

2. Chuẩn bị mẫu:

− Điều hòa mẫu: để mẫu ở trạng thái tự do không bị kéo căng, trong môi trường nhiệt độ (27±5)oC; độ ẩm tương đối của không khí (65±2)% tối thiểu 24 giờ.

− Lấy 3 mẫu cho một phép thử, với kích thước mẫu là (10 x 10) cm. 3. Tiến hành thử

-Đặt mẫu vào bình hút ẩm có độ ẩm tương đối là 98–100%, nhiệt độ (27±5)oC.

-Sau 8 tiếng lấy mẫu ra khỏi bình và cân xác định khối lượng mẫu sau khi hút ẩm – m1 với độ chính xác tới 0,001g.

-Để mẫu khô tự nhiên trong môi trường nhiệt độ phòng bình thường trong 14 giờ (khoảng thời gian chân không mang giày mỗi ngày), sau đó đem cân mẫu xác định khối lượng mẫu sau khi nhả ẩm – m2 với độ chính xác tới 0,001g.

-Tiến hành sấy khô mẫu ở nhiệt độ 105–110oC tới khối lượng không đổi – m0

theo điều 6.2 của TCVN 1750–86 (Trường hợp dùng tủ sấy thường: đặt cốc cõn cú mẫu thử vào dàn sấy, mở nắp cốc cân, tiến hành sấy ở nhiệt độ từ 105 – 110oC. Trong quá trình sấy các lỗ thông hơi trên bề mặt tủ sấy cần mở để thoát hơi nước ra ngoài. Sau 2 giờ, đậy nắp cốc cân, đặt cốc cân vào bình hút ẩm ít nhất 10 phút rồi cân nhanh trên cân phân tích với độ chính xác đến 0,001g. Trước khi cân cần mở nắp cốc cân rồi đậy lại ngay để cân bằng áp suất không khí giữa trong và ngoài cốc. Tiếp tục sấy sau ít nhất 20 phỳt cõn lại một lần. Quá trình sấy được kết thúc nếu giữa hai lần cân liên tiếp kết quả không lệch nhau quá 0,005g).

4. Tính toán kết quả:

− Xác định độ hút ẩm của mẫu theo công thức sau: W = m m m .100

0 0 1−

(%).

− Xác định độ nhả ẩm của mẫu theo công thức sau: B = mm mm .100

0 1 2 1 − − (%).

2.4.2.3. Xác định độ hút nước toàn phần, độ thải nước của vật liệu

(Tham khảo TCVN 4640-88) 1. Khái niệm chung:

Độ hút nước toàn phần là khả năng thấm nước của vật liệu khi bị nhúng hoàn toàn trong nước trong một thời gian nhất định.

2. Phương tiện thử:

− Cân phân tích hoặc cân kỹ thuật với độ chính xác tới 0,001g.

− Giấy thấm.

− Nước cất.

3. Chuẩn bị mẫu:

− Điều hòa mẫu.

4. Tiến hành thử

− Cân mẫu trên cân phân tích với độ chính xác đến 0,001g để xác định khối

lượng ban đầu của mẫu – m (g).

− Nhúng mẫu hoàn toàn vào nước có nhiệt độ (27±3)oC trong thời gian 8g.

− Dùng giấy thấm lau sạch lượng nước dư trên mẫu rồi đem cân với độ chính

xác 0,001g để xác định khối lượng các mẫu sau khi thấm ướt – m1 (g).

− Để mẫu khô tự nhiên trong 14 giờ ở môi trường nhiệt độ phòng bình thường.

− Sau 14 giờ cân xác định khối lượng các mẫu sau khi thải nước – m2 (g). 5. Tính toán kết quả:

− Xác định độ hút nước của mẫu theo công thức sau: H = .100

m m m1 −

(%).

− Xác định độ thải nước của mẫu theo công thức sau: T = mm mm .100

1 2 1 − − (%).

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật dệt may Nghiên cứu và đánh giá tính vệ sinh của giày tại TP.HCM (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w