Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật dệt may Nghiên cứu và đánh giá tính vệ sinh của giày tại TP.HCM (Trang 39)

Cấu trúc một chiếc giày thông thường gồm hai phần: Phần mũ giày (thường gọi là mũ giày) (hình 2.1a) bao gồm nhóm chi tiết che phủ toàn bộ phía trên (mu) bàn chân và phần đế giày (hình 2.1b) gồm nhóm chi tiết nằm bên dưới lòng bàn chân.

Hình 2.1. Mũ giày và đế giày

Phần mũ giày bao gồm các lớp chi tiết: lớp chi tiết ngoài được phân bổ ở phía ngoài giày; lớp chi tiết trong (các chi tiết lót) tiếp xúc trực tiếp với da bàn chân; cũn các chi tiết trung gian (các chi tiết tăng cường) được phân bổ ở giữa các chi tiết ngoài và trong nhằm gia cố thêm độ cứng (pho mũi, pho hậu) hoặc gia cố chống bai dón cỏc chi tiết (nhất là các chi tiết làm từ da thuộc rất dễ bị bai dãn theo thời gian sử dụng).

Tương tự như mũ giày, phần đế giày cũng gồm nhiều lớp chi tiết: lớp chi tiết ngoài gồm đế giày, gót và phủ gót giày; lớp trung gian gồm có độn đế, đế trong (tẩy gò); lớp lót gồm có tẩy (tẩy nhét) và lót mặt (lót tẩy). Trong đề tài này, thuật ngữ lót đế giày bao gồm các chi tiết “tẩy gò – tẩy nhét – lót tẩy”, các chi tiết phần đế giày tham gia vào quá trình trao đổi ẩm của giày.

Hình 2.2 Các chi tiết phần đế giày

Như đã trình bày, các yêu cầu chính đối với vật liệu đế ngoài là bền với nước, không thấm nước,… nhằm giúp giày bảo vệ chân không bị thấm ướt, bám bẩn,… khi giày tiếp xúc với đất. Vì thế đế ngoài thường là các vật liệu tổng hợp (nhựa, cao su, chất dẻo) với các tính chất vệ sinh – vật lý không cao nên thực chất đế ngoài đã không tham gia mà còn cản trở phần lót đế thoát hơi ẩm và nhả ẩm ra môi trường bên ngoài.

Lòng bàn chân là nơi tập trung nhiều tuyến mồ hôi và thải ra lượng mồ hôi nhiều nhất trên cơ thể, vì thế việc sử dụng lớp lót đế, ngoài mục đích tạo độ êm cho chân khi đi giày thỡ lút đế cần phải có khả năng hút ẩm, hút nước tốt, nhả ẩm và thải nước nhanh chóng nhằm khắc phục những nhược điểm kể trên của đế ngoài, góp phần cải thiện tính vệ sinh của giày.

Tẩy Gò Tẩy nhét Lót Tẩy Độn đế Đế ngoài

Khác với hệ vật liệu phần đế giày, hệ vật liệu mũ giày có khả năng hút ẩm và thải ẩm từ bàn chân ra môi trường bên ngoài. Nhưng do đặc điểm của quá trình đi giày nên hệ vật liệu mũ giày và lót đế chỉ thực hiện quá trình thấm hút hơi ẩm, mồ hôi từ một mặt – mặt tiếp xúc với “bớt tất ẩm” hay bàn chân. Đối với quá trình thải ẩm, do sự cản trở của đế ngoài, nên hệ vật liệu lót đế chỉ có thể tiến hành thải ẩm từ một phía như quá trình hỳt, cũn hệ vật liệu mũ giày có thể thải ẩm ra cả hai phía từ hai mặt của hệ. Do đó mà quá trình thông hơi ẩm ra môi trường bên ngoài giày khi đi giày chỉ có thể thực hiện thông qua hệ vật liệu mũ giày.

Như vậy, hệ vật liệu mũ giày và hệ vật liệu lót đế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi nhiệt ẩm giữa bàn chân và môi trường bên ngoài thông qua giày. Vì thế, để đánh giá tính vệ sinh của các loại giày phổ biến, đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hệ vật liệu tiêu biểu dùng làm mũ giày và lót đế của những loại giày phổ biến tại thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật dệt may Nghiên cứu và đánh giá tính vệ sinh của giày tại TP.HCM (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w