Đánh giá tính vệ sinh của giày theo sự trao đổi ẩm

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật dệt may Nghiên cứu và đánh giá tính vệ sinh của giày tại TP.HCM (Trang 35)

Việc đánh giá tính vệ sinh của giày trên cơ sở tính chỉ số vệ sinh tổ hợp tuy đơn giản nhưng chưa có tính thực tiễn cao, bởi vì khi sử dụng chỉ số này người ta chưa chú ý đến mối liên hệ của các tính chất vật lý của các vật liệu, hệ vật liệu với sinh lý bàn chân, với các điều kiện sử dụng giày khác nhau.

Tớnh vệ sinh của giày có thể được đánh giá bằng phương pháp dựa trên cơ sở phân tích tính cân bằng của quá trình thoát ẩm của bàn chân – sự hút ẩm của mũ giày. Sự cân bằng này cần đảm bảo tính tiện nghi cho người sử dụng giày trong toàn bộ quá trình sử dụng giày [10].

Mc = Mmg + Mlđ + Mkh (1) với: Mc – lượng ẩm (mồ hôi) thoát ra từ bàn chân,

Mmg, Mlđ – lượng ẩm được hấp thụ bởi mũ giày và hệ vật liệu lót đế, Mkh – lượng ẩm đưa ra ngoài qua các khe hở giữa cổ giày và giày.

Theo tác giả của phương pháp này [10], lượng ẩm thoát ra từ bàn chõn được phõn bố như sau: 15% được lót đế thấm hút; 15% đưa ra ngoài qua khe hở giữa bàn chõn và cổ giày; 70 % được mũ giày hấp thụ và đưa ra ngoài.

Lượng mồ hôi bàn chân tiết ra được mũ giày hấp thụ và tiếp theo khuyếch tán từng phần qua các lớp vật liệu và đưa ra bên ngoài, có nghĩa là trong trường hợp này diễn ra hai quá trình: hút ẩm (ngậm ẩm) bởi các lớp mũ giày và thải ẩm vào môi trường xung quanh qua mũ giày (thông hơi).

Như vậy phương trình cân bằng ẩm có dạng như sau:

0,7M = Sm(APmg + BNmg), (2)

trong đó: Sm – diện tích bề mặt bàn chân tiếp xúc với mũ giày, cm2, Pmg - độ thẩm thấu hơi của hệ vật liệu mũ giày, mg/cm2.h, Nmg – độ ngậm ẩm (hút ẩm) của hệ vật liệu mũ giày, mg/cm2.h.

A, B – các hệ số tính đến sự thay đổi thẩm thấu hơi và độ ngậm ẩm của mũ giày và lót đế do hiệu ứng “pittong” và sự chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài giày so với các giá trị xác định trong điều kiện thí nghiệm bình thường.

Theo số liệu của V. Fiser [8], khi sử dụng giày, do có sự chênh lệch nhiệt độ bàn chân và môi trường xung quanh và hiệu ứng “pittong” mà độ thẩm thấu hơi của da, vải tăng lên 7-12 lần, của giả da tăng 2,5-4 lần; độ hút ẩm tăng 2,5-4 lần đối với tất cả các vật liệu so với các chỉ số độ thẩm thấu hơi và độ hút ẩm xác định theo các

phương pháp tiêu chuẩn (trong điều kiện tĩnh, đẳng nhiệt). Như vậy, với các giá trị nhỏ nhất của các hệ số A, B phương trình cân bằng ẩm được viết như sau [10]:

Đối với giày có mũ, lót làm từ da thuộc, vải:

0,7M = Sm(7Pmg + 2,5Nmg) (3)

Đối với giày có mũ, lót làm từ giả da:

0,7 M = Sm(2,5Pmg + 2,5Nmg). (4)

Như vậy có thể đánh giá tính vệ sinh của giày ở các mức độ khác nhau bằng các phương pháp: thử nghiệm trên các thiết bị mô phỏng; đánh giá trực tiếp trong quá trình sử dụng giày; đánh giá thông qua các tính chất vệ sinh của vật liệu và các hệ vật liệu giày có xét đến đặc điểm liên kết các vật liệu trong hệ; đánh giá thông qua phương pháp phõn tích đồ thị hoặc phõn tích số liệu và đánh giá thông qua sự trao đổi ẩm của các loại giày riêng biệt.

1.3. Yêu cầu vệ sinh đối với giày sử dụng trong điều kiện khí hậu Việt Nam 1.4.1. Đặc điểm khí hậu, môi trường Việt Nam:

Do hình dạng, địa hình và vị trí địa lý nằm dọc theo rìa đất liền phía Đông Nam Châu Á, Việt Nam có rất nhiều chế độ khí hậu khác nhau. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây.

Lãnh thổ Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ của gió mùa Châu Á, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn.

Khí hậu Việt Nam có thể được chia ra làm hai đới khí hậu lớn:

Miền Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt (Xuõn – Hạ – Thu – Đông), chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, nờn cú mùa đông lạnh. Miền Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa lạnh nên khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa.

Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 21oC đến 27oC và tăng dần từ Bắc vào Nam. Mùa hè, nhiệt độ trung bình cả nước là 25oC, độ ẩm không khí trung bình khoảng 80% [15]. Việt Nam có lượng bức xạ mặt trời rất lớn với số giờ nắng từ 1.400 - 3.000 giờ/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.400 đến 2.500 mm.

Do ảnh hưởng của gió mùa và sự phức tạp về địa hình nên Việt Nam thường gặp bất lợi về thời tiết như bão (trung bình một năm có 6-10 cơn bão và áp thấp

nhiệt đới), ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của lũ lụt, hạn hán.

1.4.2. Yêu cầu vệ sinh đối với giày dép

Đặc điểm khí hậu miền Việt Nam nói chung và tại Tp.HCM nói riêng đó là không khí có nhiệt độ và độ ẩm cao quanh năm. Khí hậu ở tp. HCM được đặc trưng bởi hai mùa rừ rệt là mùa khô và mùa mưa. Vào mùa khô, thời tiết nắng nóng và oi bức; mùa mưa thì luôn ẩm ướt, nhất là đối với hệ thống đường xá chất lượng thấp của Việt Nam hiện nay, thì cả hai mùa trên đều là những nguyên nhõn chính gõy ra sự không vệ sinh đối với cơ thể nhất là đối với bàn chõn.

Phần lớn thời gian sử dụng giày (vào ban ngày), thông thường không khí có nhiệt độ trên dưới 30oC, độ ẩm cao do vậy bàn chân thải nhiệt mạnh chủ yếu bằng thoát ẩm và thoát mồ hôi. Nếu như các hệ vật liệu mũ giày và lót đế không đảm bảo hút ẩm, thải ẩm tốt từ vùng vi khí hậu bên trong giày ra ngoài, bàn chân sẽ trở lên ẩm ướt, bị nóng, người sử dụng giày sẽ cảm thấy khó chịu. Do vậy, yêu cầu vệ sinh cơ bản nhất đối với giày dép sử dụng trong điều kiện khí hậu tp. HCM đó là khả năng hút ẩm, thải ẩm của giày. Như đã phân tích ở trên, khả năng này của giày về cơ bản được quyết định bởi các tính chất vật lý của vật liệu, hệ vật liệu giày như độ hút ẩm, độ thông hơi, độ hút nước, độ nhả ẩm, độ thông khí v.v.

Độ ẩm không khí cao làm giảm chênh lệch độ ẩm giữa không khí bên trong và không khí bên ngoài giày, do vậy độ thông hơi của giày giảm đáng kể, thêm nữa, chênh lệch nhiệt độ bàn chân và nhiệt độ không khí bên ngoài thấp cũng làm giảm khả năng này của vật liệu. Do vậy vai trò hút ẩm, hút nước, nhả ẩm, thải nước đối với giày dép sử dụng ở nước ta có vai trò rất quan trọng nhằm giảm độ ẩm không khí bên trong giày. Lớp lót có vai trò quyết định đến khả năng này của giày, cho nên đối với giày dép sử dụng ở nước ta cần đặc biệt chú ý đến vật liệu, kết cấu lót giày và lớp lót mũ giày.

Nhiệt độ, độ ẩm không khí cao làm bàn chân ra mồ hôi, giày ẩm ướt, kết hợp với tác động của bụi, bẩn và các hóa chất tạo môi trường cực kỳ thuận lợi bên trong giày để vi khuẩn, nấm (vi sinh vật nói chung) phát triển. Đõy chớnh là nguyên nhân làm cho các bệnh (nổi mụn, ngứa v.v.) thường xuất hiện nhiều nhất trên bàn chân so với các phần khác của cơ thể [13]. Ngoài ra, vi sinh vật tạo ra mùi hôi, gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng. Do vậy đối với giày dép sử dụng ở nước ta thì yêu cầu khử mùi khó chịu cho giày, bàn chân cần được quan tâm.

CHƯƠNG II (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NỘI DUNG VÀ

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trong quá trình sử dụng, giày tiếp xúc chặt chẽ với bàn chân và tác động liên tục lờn nú, cho nên việc sử dụng những đôi giày không hợp vệ sinh trong thời gian dài có thể làm phát sinh bệnh lý cho bàn chân, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và khả năng làm việc của người sử dụng. Do vậy các tính chất vệ sinh của giày đã được các nhà khoa học của nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu tập trung vào việc nâng cao tính vệ sinh của vật liệu làm giày, cải tiến trong thiết kế, kết cấu giày và công nghệ sản xuất nhằm cải thiện tính tiện nghi cho giày. Kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

Ngành Da–Giày Việt Nam là ngành truyền thống lõu đời nhưng lại là ngành công nghiệp non trẻ. Các nghiên cứu khoa học về da–giày chưa nhiều, chỉ mới tập trung vào công nghệ thuộc và hoàn tất da, chưa có một nghiên cứu nào về cải tiến công nghệ sản xuất giày, đặc biệt là nghiên cứu về các tính chất vệ sinh của giày. Trong khi điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam đòi hỏi giày dép phải có tính vệ sinh cao nhưng các nhà sản xuất giày dép của nước ta chưa thực sự quan tâm đến tính vệ sinh của giày nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu giày dép ngày càng tăng mạnh của thị trường trong và ngoài nước.

Vì thế đề tài “Nghiên cứu và đánh giá tính vệ sinh của giày tại Tp.HCM” với mục đớch đánh giá và so sánh tình trạng vệ sinh của những loại giày phổ biến đang được sản xuất và tiêu thụ tại Tp.HCM, với mong muốn cung cấp cho các nhà sản xuất, người tiêu dùng những thông tin về tình hình vệ sinh hiện nay của các loại giày đang được sử dụng để các nhà sản xuất có thể đưa ra những giải pháp nhằm nõng cao tính vệ sinh của giày, khách hàng có thể lựa chọn những loại giày có tính vệ sinh phù hợp với mục đớch và môi trường sử dụng.

2.2. Đối tượng nghiên cứu

Cấu trúc một chiếc giày thông thường gồm hai phần: Phần mũ giày (thường gọi là mũ giày) (hình 2.1a) bao gồm nhóm chi tiết che phủ toàn bộ phía trên (mu) bàn chân và phần đế giày (hình 2.1b) gồm nhóm chi tiết nằm bên dưới lòng bàn chân.

Hình 2.1. Mũ giày và đế giày

Phần mũ giày bao gồm các lớp chi tiết: lớp chi tiết ngoài được phân bổ ở phía ngoài giày; lớp chi tiết trong (các chi tiết lót) tiếp xúc trực tiếp với da bàn chân; cũn các chi tiết trung gian (các chi tiết tăng cường) được phân bổ ở giữa các chi tiết ngoài và trong nhằm gia cố thêm độ cứng (pho mũi, pho hậu) hoặc gia cố chống bai dón cỏc chi tiết (nhất là các chi tiết làm từ da thuộc rất dễ bị bai dãn theo thời gian sử dụng).

Tương tự như mũ giày, phần đế giày cũng gồm nhiều lớp chi tiết: lớp chi tiết ngoài gồm đế giày, gót và phủ gót giày; lớp trung gian gồm có độn đế, đế trong (tẩy gò); lớp lót gồm có tẩy (tẩy nhét) và lót mặt (lót tẩy). Trong đề tài này, thuật ngữ lót đế giày bao gồm các chi tiết “tẩy gò – tẩy nhét – lót tẩy”, các chi tiết phần đế giày tham gia vào quá trình trao đổi ẩm của giày.

Hình 2.2 Các chi tiết phần đế giày

Như đã trình bày, các yêu cầu chính đối với vật liệu đế ngoài là bền với nước, không thấm nước,… nhằm giúp giày bảo vệ chân không bị thấm ướt, bám bẩn,… khi giày tiếp xúc với đất. Vì thế đế ngoài thường là các vật liệu tổng hợp (nhựa, cao su, chất dẻo) với các tính chất vệ sinh – vật lý không cao nên thực chất đế ngoài đã không tham gia mà còn cản trở phần lót đế thoát hơi ẩm và nhả ẩm ra môi trường bên ngoài.

Lòng bàn chân là nơi tập trung nhiều tuyến mồ hôi và thải ra lượng mồ hôi nhiều nhất trên cơ thể, vì thế việc sử dụng lớp lót đế, ngoài mục đích tạo độ êm cho chân khi đi giày thỡ lút đế cần phải có khả năng hút ẩm, hút nước tốt, nhả ẩm và thải nước nhanh chóng nhằm khắc phục những nhược điểm kể trên của đế ngoài, góp phần cải thiện tính vệ sinh của giày.

Tẩy Gò Tẩy nhét Lót Tẩy Độn đế Đế ngoài

Khác với hệ vật liệu phần đế giày, hệ vật liệu mũ giày có khả năng hút ẩm và thải ẩm từ bàn chân ra môi trường bên ngoài. Nhưng do đặc điểm của quá trình đi giày nên hệ vật liệu mũ giày và lót đế chỉ thực hiện quá trình thấm hút hơi ẩm, mồ hôi từ một mặt – mặt tiếp xúc với “bớt tất ẩm” hay bàn chân. Đối với quá trình thải ẩm, do sự cản trở của đế ngoài, nên hệ vật liệu lót đế chỉ có thể tiến hành thải ẩm từ một phía như quá trình hỳt, cũn hệ vật liệu mũ giày có thể thải ẩm ra cả hai phía từ hai mặt của hệ. Do đó mà quá trình thông hơi ẩm ra môi trường bên ngoài giày khi đi giày chỉ có thể thực hiện thông qua hệ vật liệu mũ giày.

Như vậy, hệ vật liệu mũ giày và hệ vật liệu lót đế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi nhiệt ẩm giữa bàn chân và môi trường bên ngoài thông qua giày. Vì thế, để đánh giá tính vệ sinh của các loại giày phổ biến, đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hệ vật liệu tiêu biểu dùng làm mũ giày và lót đế của những loại giày phổ biến tại thành phố Hồ Chí Minh.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Khảo sát các loại hệ vật liệu giày tiêu biểu tại Tp.HCM

Như đã trình bày ở phần phạm vi nghiên cứu, vì điều kiện có hạn, Luận văn chỉ giới hạn khảo sát tìm hiểu các hệ vật liệu dùng làm mũ giày, lót đế và công nghệ sản xuất của những loại giày phổ biến được sản xuất và tiêu thụ tại TP.HCM, cụ thể các loại giày như sau:

Giày truyền thống: đối tượng sử dụng thường là công nhõn viên chức, giáo viên hoặc những người đã đi làm, có thu nhập ổn định. Vì thế những nhãn hiệu nổi tiếng, uy tín, tuy giá thành cao nhưng chất lượng được bảo đảm sẽ là lựa chọn của họ. Vì thế loại giày này được tác giả khảo sát tại Vina giày và Sài Gòn Shoes, hai nhãn hiệu có uy tín đối với các loại giày truyền thống thông dụng kể trên.

Giày vải, giày thể thao: được khảo sát tại công ty giày Á Chõu vì giày Á Chõu là một thương hiệu vô cùng quen thuộc đối với người tiêu dùng Tp.HCM về các mặt hàng giày vải và giày thể thao với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.

Sandal: đối tượng sử dụng nhiều nhất là sinh viên và học sinh. Những đối tượng này thường di chuyển và vận động nhiều vì thế giày nhanh chóng bị mòn, rách, cùng với đặc điểm cơ thể đang phát triển, nên phải thường xuyên thay giày, trung bình khoảng 1 – 2 đôi giày/năm. Vì thế các cửa hàng bán lẻ, với giá bình dõn và chất lượng khá sẽ là nơi lý tưởng để chọn mua loại giày này.

của các công ty giày, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ về các loại hệ vật liệu cùng tỷ trọng của mỗi loại mà công ty đưa vào sản xuất. Tham khảo ý kiến của các nhân viên phòng công nghệ về quy trình sản xuất để tìm hiểu về phương pháp liên kết, lắp ráp các chi tiết trong hệ vật liệu giày.

2.3.2. Lựa chọn hệ vật liệu tiêu biểu và hệ chuẩn

Từ kết quả khảo sát, lựa chọn ra những vật liệu, hệ vật liệu tiêu biểu nhất của mỗi loại giày (chiếm tỷ trọng cao) cùng với các phương pháp liên kết các lớp vật liệu trong hệ.

Chọn ra 1 hệ chuẩn cho hệ vật liệu mũ giày và 1 hệ chuẩn cho hệ vật liệu lót đế để làm cơ sở đánh giá và so sánh tính vệ sinh của các hệ vật liệu còn lại. Hệ chuẩn là hệ vật liệu được sử dụng phổ biến nhất và có tính vệ sinh tốt nhất so với các hệ

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật dệt may Nghiên cứu và đánh giá tính vệ sinh của giày tại TP.HCM (Trang 35)