I.1 KHÁI NIỆM.
Môi trường hoạt động của các doanh nghiệp là tổng hợp các yếu tố, các lực lượng và thể chế từ bên trong cũng như từ bên ngoài thường xuyên tác động ảnh hưởng khách quan đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
I.2 PHÂN LOẠI MễI TRƯỜNG.
Tùy theo góc độ tiếp cận khác nhau người ta có thể phân môi trường thành nhiều loại. Cụ thể là:
a. Căn cứ theo phạm vi và cấp độ môi trường.
Môi trường có thể phân ra thành các loại sau:
a.1. Môi trường bên ngoài.
Bao gồm các yếu tố, lực lượng và thể chế từ bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức.
Môi trường bên ngoài gồm hai cấp độ:
Môi trường vĩ mô: Nó thường bao gồm các yếu tố thể chế có tác động ảnh hưởng chung đến các doanh nghiệp khác nhau. Các yếu tố môi trường này thường bao gồm: các điều kiện về kinh tế, chính trị pháp luật, xã hội, tự nhiên và công nghệ. Môi trường vi mô (hay còn gọi là môi trường đặc thù hoặc môi trường tác nghiệp): Đây là loại môi trường gồm các yếu tố, thể chế có ảnh hưởng đến một số ngành hoặc một số doanh nghiệp nhất định. Các yếu tố môi trường này thường bao gồm: khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, những người cung cấp, các nhóm áp lực. ở đây cần lưu ý thêm, khi xác định môi trường vi mô của một doanh nghiệp phải căn cứ vào:
Ngành nghề kinh doanh.
Sự thay đổi một trong hai yếu tố này, sẽ làm thay đổi môi trường vi mô của các doanh nghiệp.
a.2 Môi trường nội bộ (hoàn cảnh nội bộ).
Nó gồm các yếu tố điều kiện hoàn cảnh bên trong của doanh nghiệp có ảnh hưởng khách quan đến kết quả hoạt động của nó. Nó thường gồm các yếu tố, như: nguồn nhân lực, khả năng nghiên cứu và phát triển của tổ chức, sản xuất, tài chính, marketting, văn hóa của tổ chức....
Các loại môi trường trên có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, tạo cơ sở và tiền đề lẫn nhau. Sự thay đổi môi trường vĩ mô có tác động ảnh hưởng đến môi trường vi mô và môi trường nội bộ. Ngược lại, sự thay đổi môi trường nội bộ và môi trường vi mô, xét cho cùng sẽ dẫn đến sự thay đổi của môi trường vĩ mô. Các loại môi trường phân loại theo các tiêu thức trên có thể khái quát bằng sơ đồ sau:
(Xem sơ đồ 4.1) Môi trường vĩ mô:
Môi trường vi mô tác nghiệp:
Môi trường nội bộ:
1. Các yếu tố kinh tế
2. Các yếu tố chính trị và pháp luật 3. Các yếu tố văn hóa xã hội 4. Các yếu tố tự nhiên
5. Các yếu tố khoa học công nghệ
1. Các đối thủ cạnh tranh 2. Khách hàng
3. Những người cung cấp 4. Các nhóm áp lực
1. Nguồn nhân lực
2. Khả năng nghiên cứu phát triển 3. Sản xuất
4. Tài chính kế toán 5. Marketing
theo tiêu thức này môi trường được phân thành 4 loại : Môi trường đơn giản ổn định
Môi trường đơn giản năng động Môi trường phức tạp ổn định Môi trường phức tạp năng động
ĐƯ
Sơ đồ 4.2: Các loại môi trường phân theo mức độ phức tạp và biến động của nó
Sự tác động của mỗi loại môi trường trên đều có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng, mức độ ảnh hưởng của chúng sẽ khác nhau đối với từng doanh nghiệp. Vì vậy, cách quản trị doanh nghiệp trong từng loại môi trường đó cũng cần được thực hiện khác nhau.
Hai cách phân loại trên thường được sử dụng kết hợp trong quá trình nghiên cứu môi trường của một doanh nghiệp. Khi nghiên cứu môi trường theo từng yếu tố, ta sử dụng cách phân loại thứ nhất. Khi tổng hợp và nhận định chung về môi trường, có thể sử dụng cách phân loại thứ hai.
I.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIấN CỨU MễI TRƯỜNG.
Để cho công tác nghiên cứu môi trường có kết quả, các nhà quản trị cần lưu ý những vấn đề sau đây:
Khi nghiên cứu môi trường cần xem xét nó ở cả hai trạng thái tĩnh và động ở trạng thái tĩnh cần xác định:
Kết cấu của môi trường. Tức là cần xác định môi trường của một doanh nghiệp gồm những yếu tố tác động cụ thể nào ?
Mức độ Biến động Độ phức ổn định năng động tạp của môi trường
(1) Đơn giản-Phức tạp (2) Đơn giản- Năng động
Môi trường có ít các yếu tố Môi tường có ít các yếu tố Các yếu tố ít thay đổi Các yếu tố biến động
thường xuyên
(3) Phức tạp-ổn định 4) Phức tạp-Năng động
Môi trường có nhiều yếu tố Môi trường có nhiều yếu tố tác động tới
Các yếu tố ít thay đổi Các yếu tố thay đổi thường
xuyên
Đơn giản
Tính chất và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đó đối với hoạt động của doanh nghiệp và hiện trạng các yếu tố của môi trường doanh nghiệp.
Trên thực tế, môi trường không đứng yên mà luôn luôn vận động biến đổi. Do đó, sẽ sai lầm, nếu không nghiên cứu môi trường trong trạng thái động. Nội dung nghiên cứu ở trạng thái này cần là:
Dự đoán được xu hướng vận động và biến đổi của từng yếu tố và từng loại môi trường.
Mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố này.
Việc nghiên cứu môi trường trong trạng thái động có ý nghĩa quan trọng đối với công tác hoạch định mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
Ngoài ra, khi xem xét môi trường cần nghiên cứu thêm khía cạnh quốc tế của nó. Cụ thể ở đây có hai vấn đề cần lưu ý:
1. Môi trường vĩ mô và vi mô không nhất thiết chỉ xác định trong phạm vi một quốc gia nào đó, mà có thể mở rộng ra phạm vi quốc tế, hoặc một khu vực.
2. Sự thay đổi môi trường kinh doanh quốc tế có tác động đến môi trường kinh doanh trong nước.
* Tóm lại: Khi nghiên cứu môi trường, đòi hỏi các nhà quản trị phải sử dụng kết hợp cả 3 cách tiếp cận trên. Có như vậy, kết quả nghiên cứu môi trường mới phản ảnh đầy đủ và chính xác.