Những kinh nghiệm của Việt Nam về thừa kế theo di chúc

Một phần của tài liệu Thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dân sự nước CHDCND Lào (Trang 49)

5. Kết cấu đề tài

2.6. Những kinh nghiệm của Việt Nam về thừa kế theo di chúc

Pháp luật về thừa kế đã có từ xa xưa và việc giải quyết các vấn đề về thừa kế rất khác nhau ở mỗi nước, phụ thuộc nhiều vào truyền thống, văn hóa. Ở mỗi nước các quy định về thừa kế cũng có sự thay đổi theo từng thời kỳ, phụ thuộc vào mục đích mà các nhà lập pháp theo đuổi. So với Việt Nam thì pháp luật thừa kế Lào cũng có nhiều khác biệt, tuy nhiên xét dưới góc độ nào đó thì pháp luật thừa kế Lào nói chung và chế định thừa kế về di chúc nói riêng nên học tập kỹ thuật lập pháp của Việt Nam.

Thứ nhất, đánh giá về tính ngắn gọn dễ hiểu của quy định về thừa kế theo di chúc.

Pháp luật thừa kế của Việt Nam được quy định chung trong Bộ luật dân sự 2005 (Thông qua tại Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7, ngày 14-6-2005. Bộ luật này có hiệu lực từ ngày 01-01-2006. Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ

họp thứ 10) dựa trên Bộ luật dân sự 1995, tại phần thứ tư của bộ luật. Vì được quy định chung, nên pháp luật thừa kế của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực cũng như ngày hết hiệu lực phụ thuộc vào quy định chung cho cả Bộ luật dân sự. Tại phần thứ tư của Bộ luật dân sự năm 2005, pháp luật về thừa kế được quy định trong 57 điều với bốn chương cụ thể, trong đó thừa kế theo di chúc được quy định ở chương thứ 2, các vấn đề liên quan đến di chúc được quy định tại chương thứ tư và chương thứ nhất của phần thứ tư.

Khác với Việt Nam, pháp luật thừa kế của Lào thuộc Bộ luật dân sự năm 1990 nhưng lại được quy định trong một đạo luật riêng gọi là Luật thừa kế. Luật thừa kế năm 2008 được thông qua tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân cách mạng Lào đã thông qua ngày 10/7/1990 và đã được bổ sung vào năm 2008. Vì được quy định thành một đạo luật riêng nên vấn đề có và hết hiệu lực của luật thừa kế không phụ thuộc vào Bộ luật dân sự giống như của Việt Nam. Luật thừa kế của Lào hiện nay bao gồm 67 Điều, được phân thành các điều mở đầu và ba chương, trong đó là thừa kế theo di chúc được quy định ở chương thứ hai và các vấn đề liên quan đến di chúc được quy định ở chương ba. Trong mỗi chương lại có sự phân chia thành từng phần nhỏ.

Như vậy, qua những đặc điểm trên xét về mặt khách quan và chủ quan thấy pháp luật thừa kế của Lào được xem trọng hơn ở Việt Nam. Nó không bị phụ thuộc vào các đạo luật khác. Tuy nhiên, xét về tính kỹ thuật lập pháp trong việc phân chia bố cục và tính ngắn gọn dễ hiểu thì có lẽ Luật thừa kế năm 2008 của Lào quy định về thừa kế theo di chúc chưa bằng với Việt Nam vì tính ngắn gọn dễ hiểu, các điều trong cùng nội dung được phân thành bố cục rõ ràng tạo sự liền mạch trong quá trình tiếp cận và hiểu rõ từng vấn đề một của pháp luật thừa kế Việt Nam.

Các quy định về thừa kế theo di chúc trong Luật thừa kế năm 2008 của Lào có một số điểm khác biệt so với pháp luật về thừa kế của Việt Nam trong việc đặt tên và sắp xếp các điều luật. Ví dụ: quy định về hình thức di chúc thì tại Điều 26 Luật thừa kế năm 2008 của Lào đặt tên “Quan điểm lập di chúc của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” trong khi Việt Nam chỉ quy định là “Hình thức của di chúc”[23, Đ649] qua một vài điểm so sánh cũng có thể nhận thấy Luật thừa kế của Lào chưa có tính khoa học bằng Việt Nam trong việc đặt tên và sắp xếp các điều luật, còn mang tính quá cụ thể gây nên sự rườm rà, dài dòng trong quy định thừa kế.

Thứ ba, xác định di sản người chết để lại.

Nếu pháp luật thừa kế Việt Nam quy định di sản “di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác” [23, Đ634] thì Lào lại quy định “di sản là tài sản của người chết, quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ của người chết để lại”. Rõ ràng có sự khác biệt về hai định nghĩa này vì nếu như Việt Nam quy định rõ tài sản của người chết bao gồm có phần tài sản trong khối tài sản chung của người đã chết thì Lào lại không có quy định rõ như thế. Theo ý kiến chủ quan của tác giả thì việc quy định như Việt Nam là không cần thiết thì xét cho cùng thì đã quy định là tài sản và quyền sở hữu tài sản của họ thì tức là gồm những tài sản riêng mà họ có cũng như phần tài sản đang nằm chung phần với người khác. Một vấn đề nữa là Việt Nam không quy định di sản bao gồm nghĩa vụ của người chết để lại nhưng Lào lại quy định rõ. Việc không quy định rõ của Việt Nam đã xảy ra nhiều cách hiểu khác nhau trong thực tế. Nên cần quy định rõ như quốc gia Lào là điều cần thiết.

Tại Ðiều 636 Bộ luật dân sự năm 2005 Việt Nam quy định “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”. Nhưng đối với Luật thừa kế của Lào thì không có một điều

luật nào quy định rõ về vấn đề này mà được hiểu ngầm thông qua các quy định về thời điểm mở thừa kế, nghĩa vụ của người nhận di sản vì từ thời điểm đó mà bắt buộc người nhận di sản thực hiện đồng thời những quyền cũng như nghĩa vụ của mình, nếu xác định sai hay hiểu sai thì sẽ gây ra các hậu quả về sau như thực hiện không đúng thời gian về quyền từ chối nhận di sản, nghĩa vụ trả nợ cho người chết... từ đó dẫn tới những mâu thuẫn, tranh chấp có thể xảy ra, hoặc hết thời hạn từ bỏ quyền. Do tầm quan trọng của nó nên chăng pháp luật Lào cũng cần có một điều luật quy định rõ như Việt Nam.

Thứ tư, quyền của người lập di chúc.

Tại Ðiều 648 Bộ luật dân sự năm 2005 của Việt Nam quy định quyền của người lập di chúc gồm: chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế; dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; giao nghĩa vụ cho người thừa kế; chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Trong khi tại Điều 24 Luật thừa kế năm 2008 của Lào quy định:

“Nhân dân của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có quyền tặng, chuyển và lập di chúc cho một người hay là nhiều người và cho các cơ quan tổ chức đã có thẩm quyền liên quan, và làm chỗ thờ cúng cho anh, chị em và những người khác”.

Nhưng bên cạnh đó lại có sự giới hạn quyền của người lập di chúc theo Điều 25:

“Nếu chủ tài sản có một người con thì người lập di chúc không cho vượt quá 1/2 của tất cả tài sản đã có; nếu chủ tài sản có hai người con thì người lập di chúc không cho vượt quá 1/3 của tất cả những tài sản đã có; nếu chủ tài sản có ba người con trở lên thì người lập di chúc không cho vượt quá 1/4 của tất cả tài sản đã có. Việc tặng, chuyển và lập di chúc đã vượt quá những trường hợp nêu trên tài sản đã vượt quá ấy sẽ đưa ra chia sẻ cho những người thừa kế theo pháp luật”.

Như vậy, có sự khác biệt rất lớn giữa quy định của Lào đối với Việt Nam. Việt Nam quy định quyền của người lập di chúc rất cụ thể nhưng lại không hạn chế quyền của người lập di chúc, nghĩa là người để lại di sản muốn cho ai bao nhiêu tùy ý. Tuy nhiên, luật cũng quy định những đối tượng được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc như là con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động [23, Đ 669]. Pháp luật Lào không đưa rõ các quyền của người lập di chúc như ở Việt Nam mà quy định chung chung nhưng lại có sự giới hạn quyền người để lại di sản. Điều đó có nghĩa rằng người để lại di sản phải chia di sản cho các con theo quy định pháp luật mà không hoàn toàn được tự do thực hiện ý chí của mình một cách tuyệt đối nhưng lại có quyền để lại hoặc không để lại di sản cho vợ, chồng hoặc cha, mẹ và đương nhiên khi không có tên trong di chúc thì các đối tượng trên cũng không được hưởng di sản. Tuy nhiên, ở đây cần lưu ý một điều là các đối tượng trên nếu không có tên trong di chúc thì phần di sản bị thừa sau khi chia theo di chúc (nhưng tuân theo quy định pháp luật) sẽ được chia theo pháp luật.

Sở dĩ Lào quy định có sự khác biệt so với Việt Nam như trên là do mong muốn người cha, người mẹ khi chia di sản cho các con phải có sự công bằng, tránh tình trạng gây mâu thuẫn giữa các chủ nhân do sự thiên vị của cha mẹ. Tuy nhiên, cũng sẽ hạn chế khi có người con đối xử rất tốt với cha mẹ nhưng muốn để lại hết di sản cho người con đó thì lại không được. Đồng thời trong trường hợp nếu cha, mẹ, vợ hoặc chồng không có tên trong di chúc thì cũng gây nên sự phẫn nộ trong gia đình. Đây là những hạn chế mà thiết nghĩ pháp luật thừa kế Lào nên xem xét để có sự sửa đổi trong thời gian tới theo các quy định của Việt Nam.

Thứ năm, di chúc chung của vợ chồng.

di sản chung của mình [23, Đ664] và những trường hợp di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực nhưng lại có hiệu lực giống như di chúc có công chứng chứng thực, đó là các trường hợp nguy cấp quá như: “Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực; di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó; di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó; di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị; di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó; di chúc của người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó”[23, Ð660] thì pháp luật thừa kế Lào lại quy định di chúc bằng văn bản phải có công chứng của cơ quan có thẩm quyền và không đưa ra các trường hợp ngoại trừ, cũng không quy định vợ chồng có quyền được lập di chúc để định đoạt di sản. Về di chúc miệng, nếu Việt Nam quy định di chúc miệng chỉ được lập trước ít nhất hai người làm chứng và sau 3 tháng người đó khỏe mạnh lại thì di chúc đó hết hiệu lực [23, Đ651] thì Lào quy định di chúc miệng phải lập trước ít nhất ba người và sau một tháng nếu khỏe mạnh thì di chúc miệng sẽ hủy bỏ.

Ngoài ra pháp luật thừa kế Việt Nam cũng quy định người được lập di chúc gồm có những người chưa thành niên đến dưới mười tám tuổi nếu có sự đồng ý của cha, mẹ [23, Đ647] nhưng pháp luật Lào lại quy định người lập di chúc không bao gồm đối tượng trên; về tổ chức thực hiện di chúc thì pháp luật thừa kế Lào quy định tại Điều 36: việc tổ chức người thực hiện di chúc, gồm: “Chủ tài sản; một người nào đó đã có quy định rõ trong di chúc hay là một

người nào đó đã có quyền thừa kế theo di chúc; do Tòa án nhân dân tuyên bố quy định trong trường hợp chủ tài sản không được tổ chức về việc này hay là người đã tổ chức đã chết, mất tích…”

Khác với Việt Nam việc tổ chức công bố di chúc không bao gồm chủ tài sản, đó là:

“Trong trường hợp di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại cơ quan công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc; trong trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc; nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thỏa thuận cử người công bố di chúc”[23, Đ 672].

Có lẽ quy định này Lào nên xem xét lại vì chủ tài sản khi công bố di chúc thì đã chết nên không thể tham gia để tổ chức việc lập di chúc. Một lý do nữa là thời điểm công bố di chúc là thời điểm mở thừa kế, mà pháp luật quy định việc mở thừa kế chỉ thực hiện sau thời điểm người để lại di sản chết. Do đó, đây là quy định “thừa” trong luật thừa kế của Lào, khi bổ sung cần xem xét lại.

Trên đây là những điểm khác biệt cơ bản giữa pháp luật thừa kế của Lào đứng trên phương diện so sánh với pháp luật thừa kế Việt Nam, ngoài ra cũng còn nhiều điểm khác biệt nhỏ nữa như các thứ tự ưu tiên thanh toán về nghĩa vụ người chết để lại, quyền của người thực hiện di chúc, những trường hợp không được thừa kế hay mất quyền thừa kế, về quản lý thừa kế... những điểm khác này liên quan đến văn hóa truyền thống của quốc gia.

Từ những điểm khác nhau trên, trong quá trình từng bước sửa đổi, hoàn thiện về pháp luật thừa kế đòi hỏi quốc gia Lào phải tham khảo các quy định tiến bộ của Việt Nam để từ đó có những điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp thu phải có sự chọn lọc để giữ gìn các nét văn hóa truyền thống

tốt đẹp mà từ xa xưa người dân Lào đã xem trọng và lấy đó như những chuẩn mực để đối xử với nhau nhằm quan hệ giữa con người với con người được tốt đẹp. Có những quy định phù hợp với đất nước con người Việt Nam nhưng nếu đem áp dụng cho người dân Lào thì rất khó để xem đó là một quy định thật sự tiến bộ phù hợp.

Trên cơ sở so sánh các quy định về thừa kế theo di chúc của pháp luật thừa kế Việt Nam và pháp luật thừa kế Lào, ta thấy rằng pháp luật giữa hai nước bên cạnh sự tương đồng cũng có một số điểm khác biệt, sự khác biệt này được tạo nên bởi phong tục, tập quán, văn hóa của mỗi đất nước. Nhưng nền tảng để chế định thừa kế theo di chúc của Lào có được những quy phạm pháp luật khá hoàn thiện, ngoài việc dựa trên những đánh giá khách quan, chủ quan qua những vụ tranh chấp xảy ra trên thực tế suốt một thời kỳ dài, còn phải kể đến những kinh nghiệm học hỏi được từ pháp luật các nước đi trước, trong đó pháp luật thừa kế Việt Nam đóng vai trò quan trọng.

Chương 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC TẠI LÀO VÀ CÁC KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dân sự nước CHDCND Lào (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)