5. Kết cấu đề tài
3.1.6. Về xác định di sản dùng vào việc thờ cúng
Thờ cúng là một nếp sống văn hóa lâu đời của dân tộc Lào, thể hiện lòng tôn kính đối với người chết và nhằm giáo dục những người xung quanh kính trọng những người đã chết và nhớ công ơn của họ. Vì vậy, Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các truyền thống văn hóa tốt đẹp đó bằng cách cho phép cá nhân dùng tài sản vào việc thờ cúng:
“Nhân dân của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có quyền tặng, chuyển và lập di chúc cho một người hay là nhiều người và cho các cơ quan tổ chức đã có thẩm quyền liên quan, và làm chỗ thờ cúng cho anh, chị em và những người khác” [18, Đ24].
Với quy định dùng tài sản để “thờ cúng” như vừa nêu trong Điều 24, Luật thừa kế năm 2008 của Lào chúng ta có thể suy luận rằng đối với nhà lập pháp, di sản thờ cúng gắn liền với di chúc, di sản dùng vào việc thờ cúng là nội dung của di chúc.
Nếu người quá cố không có ý nguyện trước khi chết hay trong di chúc, các thừa kế có quyền chuyển di sản này thành di sản để thờ cúng hay không? Qua thực tiễn nghiên cứu, khảo sát cho thấy đại đa số đều có mong muốn trước khi phân chia di sản người hưởng thừa kế có quyền dành một phần tài sản dùng vào việc thờ cúng. Với thực tế này chúng ta thấy tồn tại di sản dùng vào việc thờ cúng không phải lúc nào cũng dựa vào nội dung của di chúc, kể cả trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không đề cập tới, các đồng thừa kế vẫn có thể dùng một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Có thể nói, đây là nét bản sắc văn hóa đặc thù của dân tộc Lào nói riêng và người phương Đông nói chung, được gìn giữ bồi đắp qua nhiều thế hệ.
dùng vào việc thờ cúng. Các nhà lập pháp chỉ đề cập tới cơ sở này khi quy định về di chúc. Di sản thờ cúng có thể tồn tại mặc dù không có di chúc nếu đa phần những người thừa kế nhận thấy rằng ý chí của người đề lại di sản trước khi chết dành một khối tài sản dùng vào việc thờ cúng hoặc những người thừa kế cùng thống nhất dành một phần hay là toàn bộ di sản dùng vào việc thờ cúng. Việc thờ cúng tổ tiên được thực hiện trên cơ sở của quan niệm mang tính chất đạo đức văn hóa. Do đó, mặc dù luật không quy định nhưng Tòa án giải quyết như vậy là thuyết phục. Thừa nhận di sản vào mục đích thờ cúng là lợi ích tập thể, lợi ích cộng đồng của một gia đình, của một dòng họ. Ngược lại, không thừa nhận di sản thờ cúng đồng nghĩa với việc cho phép một hoặc một số cá nhân được quyền chia di sản này và được quyền sử dụng riêng một phần di sản của riêng mình. Nói cách khác thừa nhận di sản thờ cúng là bảo vệ lợi ích tập thể, cộng đồng của một gia đình, một dòng họ, đồng thời loại trừ lợi ích cá nhân. Trong thời điểm kinh tế thị trường như hiện nay, tính cá nhân quá cao, lợi ích kinh tế được nhìn nhận quá cao hơn với lợi ích tinh thần, đạo lý, cái lợi trước mắt quá cao so với lợi ích lâu dài.
Tuy nhiên, vấn đề gây khó khăn trong quá trình giải quyết các tranh chấp thừa kế liên quan đến di sản thờ cúng là luật chỉ quy định “dành tài sản để thờ cúng” chứ không nói rõ là bao nhiêu? Một phần hay toàn bộ tài sản có được không? Vì vậy, có nhiều bản di chúc chủ tài sản chỉ dành một phần nhưng cũng có những người khác dành toàn bộ di sản vào việc thờ cúng, những người hưởng thừa kế thì không đồng ý, yêu cầu chia di sản. Khi giải quyết vấn đề này có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng phải tôn trọng ý chí của người lập di chúc, quan điểm khác lại cho rằng như vậy là không hợp lý vì nó ảnh hưởng đến quyền thừa kế của những người khác. Dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất khi áp dụng pháp luật, cùng một vấn đề nhưng có nhiều cách giải quyết khác nhau.
Mặt khác, vì luật không quy định nên trường hợp người chủ tài sản lập di chúc để lại toàn bộ tài sản dùng vào việc thờ cúng, tức là đã ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì giải quyết thế nào? Tôn trọng ý chí của người lập di chúc hay bảo đảm quyền lợi của những người đương nhiên được hưởng di sản thừa kế. Vấn đề này luật cũng chưa có quy định cụ thể cho nên khi giải quyết vụ án cụ thể gặp rất nhiều khó khăn.
Mặt khác, người lập di chúc để lại tài sản để làm tài sản thờ cúng nhưng trường hợp người quản lý di sản không thực hiện việc thờ cúng thì chế tài thế nào? Thiết nghĩ nếu người quản lý di sản thờ cúng sử dụng tài sản vào mục đích khác với di chúc thì những người thừa kế có quyền thay đổi người quản lý. Chẳng hạn di chúc có nội dung là để căn nhà của bố mẹ đẻ lại làm nơi thờ cúng tổ tiên, giao cho người con trai ở để chăm nom, thờ cúng, nhưng không được sử dụng với mục đích khác, nếu vi phạm thì những người con khác có quyền ngăn cấm. Tài sản được giao cho một người con trai quản lý nhưng người con trai đã không tuân theo di chúc, cụ thể là cho thuê toàn bộ ngôi nhà và thu tiền sử dụng riêng. Như vậy, người quản lý đã làm trái di chúc. Do đó, những người thừa kế khác có quyền giao ngôi nhà đó cho người thừa kế khác quản lý để thờ cúng.
Quyền định đoạt có bị giới hạn để thực hiện nghĩa vụ về tài sản của chính người quá cố hay không? Dù người lập di chúc đã thể hiện ý chí dành một phần di sản của mình dùng vào việc thờ cúng thì ý chí đó không được pháp luật thừa nhận nếu những phần tài sản còn lại không đủ thanh toán nghĩa vụ tài sản. Nếu người có di sản vẫn thiết lập di sản cho việc thờ cúng thì chủ nợ có quyền yêu cầu hủy bỏ việc này và xử lý di sản để thanh toán nợ.
Việc quy định người lập di chúc có quyền dành di sản vào việc thờ cúng. Đây là vấn đề thuộc về tâm linh nhưng mang yếu tố tích cực được duy trì từ ngàn năm theo phong tục của nhân dân Lào. Đối với tài sản là đất đai,
nhà ở là những tài sản có giá trị lớn, theo quy định trên những vấn đề pháp lý có liên quan đến di sản dùng vào thờ cúng cần phải xác định như thế nào khi mà di sản đó là nhà ở và quyền sử dụng đất. Như vậy, di sản dùng vào việc thờ cúng trước hết là tài sản, tài sản này xét về giá trị phục vụ cho mục đích thờ cúng. Vì vậy, nhà ở và quyền sử dụng đất ở là tài sản có thể là di sản dùng vào việc thờ cúng trong trường hợp người lập di chúc định đoạt nhà ở, một phần diện tích đất ở dùng vào việc thờ cúng và chỉ định người quản lý loại di sản này thì vấn đề đặt ra là:
Phần diện tích nhà ở và quyền sử dụng đất được người lập di chúc định đoạt dùng vào việc thờ cúng và giao cho một người quản lý, theo đó người quản lý di sản này không phải là chủ sở hữu, nhà ở và đất ở đã được chuyển mục đích thành di sản thờ cúng thì sẽ đứng tên ai? Vấn đề này luật thừa kế Lào cũng chưa điều chỉnh. Vì vậy, các tranh chấp đối với di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất và nhà ở dùng vào mục đích thờ cúng thường xuyên xảy ra. Thiết nghĩ trường hợp này cứ để cho người quản lý đứng tên để phù hợp cho việc quản lý, tuy nhiên, người này không có quyền chuyển nhượng hay tặng, cho người khác.
Vật chất quan trọng nhưng đạo lý vẫn cần được giữ gìn, lợi ích cá nhân phải cần được bảo vệ nhưng phải hài hòa với lợi ích của cộng đồng gia đình, dòng họ, lợi ích trước mắt cần phải hài hòa với lợi ích lâu dài. Để thực hiện tốt tiêu chí này đòi hỏi các quy định của pháp luật về quyền để lại tài sản vào mục đích thờ cúng phải được quy định chặt chẽ, rõ ràng, đảm bảo tính khả thi của pháp luật.