Hiệu lực của di chúc

Một phần của tài liệu Thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dân sự nước CHDCND Lào (Trang 47)

5. Kết cấu đề tài

2.5. Hiệu lực của di chúc

Xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc là một công việc hết sức quan trọng liên quan đến những người thừa kế nói chung cũng như người thừa

kế theo di chúc nói riêng. Bởi vì chỉ khi nào di chúc có hiệu lực thì quyền hưởng di sản của những người thừa kế được xác định trong di chúc mới được pháp luật thừa nhận và bảo đảm quyền thực hiện. Vấn đề này ảnh hưởng một cách sâu sắc đến quyền lợi của những người thừa kế. Vì vậy, khi xác định một di chúc có hiệu lực hay không cần phải hết sức thận trọng, chính xác và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 37 Luật thừa kế năm 2008 quy định về “Di chúc sẽ được để thực hiện khi chủ tài sản đã chết đi ”. Quy định này cũng đồng nghĩa rằng di chúc sẽ có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế, vì như đã phân tích ở trên thì thời điểm mở thừa kế là khi chủ tài sản chết.

Theo quy định tại Điều 34 Luật thừa kế năm 2008 của Lào về các điều kiện mà di chúc sẽ có hiệu lực pháp luật một phần hoặc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ trong các trường hợp sau đây:

“1/ Người thừa kế theo di chúc đã chết trước chủ tài sản;

2/ Người thừa kế theo di chúc không chịu chấp nhận phần của mình đã có quyền thừa kế theo di chúc;

3/ Nếu tất cả các tài sản đã được lập trong di chúc bị mất hay là bị phá sản của chủ tài sản đó;

4/ Di chúc đó đã được thông báo là mất quyền sử dụng rồi”.

Như vậy, pháp luật Lào không giống pháp luật Việt Nam, vì pháp luật Việt Nam quy định một điều riêng về hiệu lực một phần hoặc toàn bộ và có một điều riêng về vô hiệu toàn bộ của di chúc. Pháp luật Pháp cũng thừa nhận việc một người không chấp nhận phần thừa kế của mình theo di chúc cũng sẽ làm cho di chúc vô hiệu một phần.

Pháp luật Lào cũng quy định nếu chủ tài sản để lại nhiều bản di chúc thì di chúc cuối cùng sẽ có hiệu lực pháp luật:

trong mỗi thời gian và có thể lập di chúc mới. Di chúc mới này sẽ xóa bỏ di chúc cũ có thể một phần nào đó hay là tất cả, do nó sẽ không hợp với di chúc mới lập nên” [18, Đ33].

Hiệu lực của di chúc có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình dịch chuyển di sản từ người đã chết cho những người khác. Nếu việc xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc là cơ sở để xác định tại thời điểm đó những di sản được xác định trong di chúc có còn hay không, thì việc xác định hiệu lực của di chúc sẽ quyết định việc phân chia di sản sẽ tuân theo di chúc hay tuân theo quy định của pháp luật. Đây là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của những người thừa kế. Vì vậy, khi xác định một di chúc có hiệu lực hay không cần phải hết sức thận trọng, chính xác và phải tuân theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dân sự nước CHDCND Lào (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)