5. Kết cấu đề tài
2.4. Di sản thừa kế theo di chúc
Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người chết cho những chủ thể còn tồn tại. Tài sản của người chết để lại được gọi là “di sản”. Tại Điều 3 Luật thừa kế năm 2008 quy định “Thừa kế là thừa kế tài sản về quyền sở hữu của người chết kể cả quyền và nghĩa vụ của họ cho người thừa kế theo pháp luật và theo di chúc”. Như vậy, qua đó chúng ta hiểu di sản của người chết là gồm tài sản, quyền sở hữu tài sản đó, cũng đồng thời bao gồm cả nghĩa vụ.
Di sản của một người chết dưới góc độ chung nhất, được hiểu là toàn bộ tài sản và quyền sở hữu hợp pháp của người chết để lại. Tài sản của một
người chỉ được coi là di sản khi người đó chết. Kể từ thời gian đó, di sản được điều chỉnh theo pháp luật thừa kế.
Tài sản của người chết: Là các tài sản được xác lập dựa trên các căn cứ do pháp luật quy định. Cụ thể tài sản bao gồm tài sản thuộc thu nhập hợp pháp của người để lại thừa kế như các khoản lãi do buôn bán, tiền lương, tiền thưởng, tiền trúng sổ số, các loại tài sản được tặng, cho, thừa kế, các loại tư liệu sinh hoạt như áo quần, xe cộ, vật dụng cá nhân khác; nhà ở, tư liệu sản xuất, vốn góp vào các cửa hàng, công ty dùng để kinh doanh.
Tài sản riêng của người chết thể hiện rất phong phú như tiền bạc, kim khí đá quý được dùng để làm đồ trang sức hoặc dùng để làm của để giành. Nhà ở được nhà nước cấp hợp pháp, do mua bán mà có; nhà ở do được thừa kế tặng cho được sang tên trước bạ hợp pháp; tài sản cũng có thể là các loại máy móc, sáng kiến khoa học kỹ thuật, cây cối mà người đó được giao sử dụng đất trồng và hưởng hoa lợi trên đất đó... tài sản riêng của người chết bao giờ cũng được xác định rõ về thể loại và giá trị.
Tài sản của người chết trong khối tài sản chung của người khác: Khi xác định phần tài sản này của người chết có nhiều vấn đề phức tạp xảy ra. Vì do nhu cầu góp vốn để kinh doanh, nên có khối tài sản thuộc quyền sở hữu chung của nhiều người. Nếu một trong số đồng sở hữu chết thì di sản của người chết là phần tài sản thuộc sở hữu của người đó đóng góp trong khối tài sản chung. Song việc xác định di sản thừa kế trong trường hợp này không phải dễ dàng, bởi nó liên quan đến quyền và nghĩa vụ về tài sản của các đồng sở hữu trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị kinh tế. Nhiều khi do sự che dấu của các đồng sở hữu hoặc các đồng sở hữu không tích cực cung cấp những chứng cứ để xác định số vốn mà người chết đã góp vào nên rất khó xác định chính xác phần tài sản riêng trong phần chung với những người còn sống khác, nhất là những người có cái chết đột ngột, họ chưa bao
giờ nói cho những người thân trong gia đình, họ hàng biết số tài sản mà họ góp vào đó để kinh doanh.
Đối với tài sản chung của vợ chồng thì đó là tài sản chung hợp nhất, kể cả khi hai người không còn sống với nhau mà chưa li dị. Nó bao gồm tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập hợp pháp khác của vợ hoặc chồng trong thời kỳ hôn nhân. Tài sản mà vợ chồng và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung như tài sản được cho, tặng, hay quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Theo quy định pháp luật Lào thì vợ chồng đều có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản chung. Tại Điều 12 Luật thừa kế năm 2008 quy định:
“Trong trường hợp vợ hoặc chồng đã chết còn vợ,... tài sản chung của vợ, chồng phải chia đôi cho vợ hoặc chồng còn sống. Còn ½ là chia cho con ngang nhau”.
Như vậy, phần tài sản chung của người chết là vợ hoặc chồng trong khối tài sản đó sẽ được chia cho các người thừa kế khác theo di chúc hoặc theo pháp luật. Việc xác định tài sản của người chết trong khối tài sản chung với vợ chồng thường dễ dàng hơn so với tài sản chung với người khác.
Quyền tài sản do người chết để lại: Đây là loại di sản khá phức tạp và đa dạng, quyền tài sản thực chất là quyền dân sự được phát sinh từ những quan hệ hợp đồng hoặc quan hệ bồi thường thiệt hại mà trước khi chết họ tham gia vào quan hệ này, có thể là do nhu cầu mua bán, kinh doanh...Ví dụ như quyền đòi nợ, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, chuộc lại tài sản đã thế chấp, cầm cố, yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng... Ngoài các quyền đó còn có quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền sử dụng đất, quyền thực hiện yêu cầu thực hiện hợp đồng cũng được coi là di sản.
quyền về tài sản của tác giả được nhà nước bảo hộ một thời gian nhất định từ khi tác giả chết. Trường hợp người thừa kế của tác giả chết trước khi hết thời hạn bảo hộ, thì người thừa kế của người đó được hưởng các quyền về thừa kế cho đến hết thời gian bảo hộ.
Quyền sở hữu công nghiệp: Đây là một loại tài sản có tính chất đặc thù, nên những quy định về thừa kế đối với quyền sở hữu công nghiệp cũng có những đặc điểm rất riêng của nó.
Quyền sở hữu đất: Đây là một loại quyền dân sự đặc biệt, nhất là khi xem xét ở góc độ thừa kế, ở các quyền tài sản nêu trên thì dù ở mức độ này hay mức độ khác đều được thể hiện rõ là những quyền dân sự thông thường là quyền sở hữu hợp pháp của người để lại di sản thừa kế. Nhưng đối với quyền sử dụng đất nằm trong khái niệm di sản thừa kế thì phải hiểu đó là một trường hợp ngoại lệ. Đất đai là tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia nên để sử dụng đúng mục đích, hiệu quả thì nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã tạo mọi điều kiện cho cá nhân, tổ chức đầu tư công sức vào sản xuất. Nhà nước cũng trao các quyền cơ bản cho mỗi công dân khi sử dụng đất trong đó có quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất.
Việc quy định về tài sản do người chết để lại là di sản thừa kế, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân, tăng cường tinh thần trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự. Tuy nhiên, cần chú ý thêm rằng có một số quyền mà người thừa kế không được hưởng khi nó gắn liền với nhân thân của người chết như tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp các khoản khác. Vì các quyền này nó gắn với công việc cần thực hiện mà chỉ người để lại di sản mới có thể làm, người thừa kế không thể làm thay.