Vùng Đèo Ngan g Sơn Trà

Một phần của tài liệu Kiến nghị sử dụng hợp lý tài nguyên trầm tích biển và bảo vệ môi trường của 5 vùng trọng điểm Hạ Long, cửa Bảy Háp, vịnh Rạch Giá, cửa Ba Lạt, vịnh Đà Nẵng (Trang 30)

4. Đặc điểm địa hỏa môi trường trầm tích ven bờ ViệtNam và các vùng trọng điêm

4.1.2. Vùng Đèo Ngan g Sơn Trà

Với sự tập trung cùa thủy ngân ở mức 0,13-0,40 mg/kg trầm tích tại tây bắc cửa Thuận An, vịnh Đà Năng, vùng biển Sơn Trà - Cù Lao Chàm đã bị ô nhiễm từ mức yếu đến mạnh. Trầm tích tại các khu vực bắc cửa Nhật Lệ, đông Cửa Tùng, vụng cổ ô Lâu, cửa Thuận An đã bị ô nhiễm Zn với mức hàm ỉượng 120 - 440 mg/kg. Trong vùng này, ô nhiễm chỉ tập trung trong phạm vi hẹp ở phía nam từ vịnh Đà Nang cho đến Cù Lao Chàm. Trong vịnh Đà Nằng, ô nhiễm Hg có thổ có sự đóng góp từ hoạt dộng giao thông thủy và hoạt động công nghiệp dọc hai bên sông Hàn. Còn đối với vùng biển phía tây và

tây nam Cù Lao Chàm thì nguồn gốc chính là do sông Thu Bồn vận chuyển từ trong lục địa ra. Ô nhiễm Zn trong dải trầm tích ven biển Thừa Thiên Huế có thể xuất phát từ hệ đầm phá Tam Giang - cầu Hai vì nơi này có hoạt động nuôi trồng thủy sản rất phát triển, nguồn cung cấp Zn có thể từ thức ăn dùng trong hoạt động này. Ngoài ra, trầm tích của vùng cũng có nguy cơ ô nhiễm Pb, As, Sb tại cửa Tùng, vụng Ô Lâu, vịnh Đà Nang, vùng biển Sơn Trà - Cù Lao Chàm.

4.1.3. Vùng Sơn Trà - Cà Ná

Trầm tích biển vùng Sơn Trà - Cà Ná đã bị ô nhiễm Hg với mức hàm lượng 0,13 - 6.00 mg/kg, ô nhiễm Cu với mức hàm lượng 2,2 - 8,4 mg/kg. Các khu vực bị ô nhiễm Hg trong trầm tích gồm: vùng biển ven bờ Tam Kỳ, vũng Dung Quất, nam mũi Phước Thiện, nam mũi Ba Làng An, tây bắc cửa Mỹ Á, cửa Đề Gi, quanh bán đảo Phương Mai, cửa đầm Cù Mông, Vũng Chao, vũng Xuân Đài, tây bắc hòn Mài Nhà, nam Vũng Rô, vịnh Vân Phong - Bến Gội, cửa đầm Nha Phu, nam Hòn Tre; vịnh Cam Ranh, vũng Phan Rang. Các khu vực trầm tích bị ô nhiễm Cu gồm: nam Vũng Rô, Ben Gội, nam Mũi Đôi, Lạch Cửa Bé, mũi Bãi Chướng, cửa đầm Nha Phu, vịnh Cam Ranh. Đối với vùng này, diện trầm tích ô nhiễm gia tăng mạnh về phía nam tò Tuy Hòa cho đến Phan Rang. Nguyên nhân có thể là do ven bờ khu vực này phổ biến các thành tạo phun trào của hệ tầng Nha Trang, sự phong hóa các đá phun trào này làm gia tăng hàm lượng Hg trong trầm tích của vùng . Ngoài ra, có thể nhận thấy rằng khu vực này cũng có mức độ hoạt động nhân sinh cao hơn hẳn so với các khu vực còn lại, đặc biệt là trong vịnh Vân Phong - Bến Gội, Vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh. Ngoài ra, trầm tích tại chính các khu vực trên còn cỏ nguy cơi ô nhiễm As với hàm lượng 0,7-3, 8 mg/kg, Sb với hàm lượng 0,2-1,6 mg/kg, Zn với hàm lượng 1,9-13,0 mg/kg.

Một phần của tài liệu Kiến nghị sử dụng hợp lý tài nguyên trầm tích biển và bảo vệ môi trường của 5 vùng trọng điểm Hạ Long, cửa Bảy Háp, vịnh Rạch Giá, cửa Ba Lạt, vịnh Đà Nẵng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)