- Hồ sơ có đủ điều kiện, phù hợp với chính sách cho vay kể cả điều kiện về bảo đảm vệ sinh môi trường và khả năng vốn có của ngân hàng hay không?
SÔNG CỬU LONG
2.2.2 Hoàn thiện quy trình thẩm định
Quy trình thẩm định là một phần rất quan trọng trong công tác thẩm định dự án đầu tư. Quy trình thẩm định quy định các bước từ từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến quyết định cho vay của ngân hàng. Quy trình thẩm định của ngân hàng MHB chi nhánh Hà Tây hiện nay luôn tuân thủ quy trình chung của công tác thẩm định, khoa học và hợp lý. Một số giải pháp hoàn thiện quy trình đầu tư như sau:
- Trong quá trình thẩm định dự án, cán bộ thẩm định cần tuân theo quy trình thẩm định của ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long do ngân hàng quy định đối với tất cả chi nhánh. Quy trình phải được thực hiện đúng chuẩn mực, đúng các bước đối với mọi dự án lớn và nhỏ, cẩn thận và chi tiết.
- Quy trình thẩm định cần được thực hiện độc lập giữa các bộ phận để đảm bảo tính khách quan trong công tác đánh giá. Đồng thời cũng cần sự phối hợp nhịp nhàng hiệu quả giữa các bộ phận thực hiện công tác thẩm định và phòng thẩm định với các phòng ban liên quan để tạo được hiệu quả cao nhất trong quá trình thẩm định.
của cán bộ thẩm định để đảm bảo quy trình luôn được tiến hành nghiêm túc, khách quan, đưa ra được các nhận định chính xác về dự án.
- Cần thường xuyên tổ chức các buổi rút kinh nghiệm của phòng thẩm định về quy trình thẩm định đã thực hiện trong kỳ, dành thêm ngân sách cho công tác nghiên cứu hoàn thiện quy trình thẩm định.
- Tuy nhiên bên cạnh đó, thẩm định dự án đầu tư theo đúng quy trình nhưng vẫn phải có sự mềm dẻo và linh hoạt, tránh cứng nhắc. Vì vậy, cán bộ thẩm định cần quán triệt quan điểm linh hoạt thì hoạt động thẩm định mới ngày càng đúng đắn, hợp lý, phù hợp với cơ chế thị trường.
- Ngân hàng nên tách quy trình cho vay làm 2 bộ phận, tránh để tình trạng một cán bộ thẩm định phải đảm nhiệm tất cả các khâu trong quá trình thẩm định, như vậy sẽ gây khó khăn cho các cán bộ khi phải vừa tiếp nhận hồ sơ, thu thập thông tin, tiến hành thẩm định, kiểm tra giám sát trong khi cho vay và sau khi giải ngân, chưa kể đến một số trường hợp sẽ tạo điều kiện cho một vài cán bộ thoái hóa có cơ hội móc ngoặc với khách hàng vay vốn, cố tình làm sai lệch thông tin để thu lợi cá nhân, tăng nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng. 2 bộ phận này bao gồm:
- Bộ phận quan hệ hệ khách hàng: chịu trách nhiệm tiếp thị, chăm sóc, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn nhưng không có trách nhiệm thẩm định và đề xuất đối với một khoản vay; thực hiện quản lý khoản vay sau khi cho vay;
- Bộ phận thẩm định và phê duyệt khoản vay: Thực hiện phân tích, đánh giá, định lượng rủi ro trước khi đề xuất lãnh đạo phê duyệt đối với một khoản vay.
- Bên cạnh đó, cần chuẩn hoá phương pháp phân tích tín dụng theo hướng cho điểm tín dụng để xếp loại khách hàng hoặc sử dụng phương pháp các hệ thống chuyên gia, vận dụng nguyên tắc 5Cs trong thẩm định một khoản vay:
+ Character: lịch sử hình thành và phát triển của một doanh nghiệp hoặc lịch sử hành nghề đối với cá nhân ; lịch sử quan hệ tín dụng;
+ Capacity: Cơ cấu tài chính và chiến lược đầu tư của khách hàng đối với khoản vay;
+ Capital: Mức vốn tự có của khách hàng có đủ đáp ứng điều kiện vay vốn theo quy định hay không? Khả năng tiếp cận của khách hàng đối với các nguồn vốn khác;
+ Collateral: Giá trị và tính thanh khoản (liquidity) của tài sản thế chấp;
+ Cycle or Conditions: Khả năng ứng phó của khách hàng trước các thách thức; cách phòng vệ;
- Việc phân tích để đánh giá khách hàng, khoản vay cần được thực hiện một cách thường xuyên để kịp thời phát hiện và khắc phục sai sót. Đồng thời, là cơ sở để ban hành các chính sách tín dụng phù hợp với từng thời kỳ cụ thể, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.