- Trung cấp, công nhân KT 248 80 263 80,5 286 81,7 106 108,
1. Đánh giá hiệu quả sử dụng công trình thuỷ lợ
Thuỷ lợi có nhiệm vụ là dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, do vậy hiệu quả của hoạt động tưới tiêu phải gắn liền với hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của các loại cây trồng trên địa bàn huyện.
Có thể nói rằng, công tác tưới tiêu của thuỷ lợi góp phần quan trọng vào việc mở rộng diện tích canh tác, thay đổi cơ cấu cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất… Từ đó tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân nói riêng và của huyện nói chung. Tuy nhiên, ngoài thuỷ lợi sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, song từ trước đến nay thuỷ lợi vẫn được coi là “biện pháp hàng đầu để phát triển sản xuất nông nghiệp”. Thành quả và chất lượng của công tác thuỷ lợi được biểu hiện thông qua số lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra, vì vậy năng suất, giá trị sản xuất nông nghiệp chính là căn cứ quan trọng để xác định hiệu quả của thuỷ lợi đối với sản xuất nông nghiệp của huyện.
Trước hết, hiệu quả của sử dụng công trình thuỷ lợi mang lại được thể
hiện thông qua việc mở rộng diện tích canh tác, tăng hệ số sử dụng đất, chuyển dịch cơ cấu diện tích cây trồng nhất là cây hàng năm.
Biểu 13: Thực trạng biến động đất canh tác của huyện
Chỉ tiêu DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%)2001 2002 2003
Tổng DT đất canh tác 7.903,56 100,00 8.010,93 100,00 8.279,43 100,00
1. Đất trồng cây hàng năm 6.243,81 79,00 6.239,77 77,89 6.377,16 77,02
a. Đất ruộng lúa, lúa màu 6.137,52 98,30 6.093,70 97,66 6.185,37 96,99
- Ruộng 1 vô 190,26 3,10 179,15 2,94 171,95 2,78
- Ruộng 2 vô 5.437,84 88,60 5.403,66 88,68 5.491,88 88,79
- Ruộng 3 vô 509,42 8,30 510,89 8,38 521,54 8,43
b. Đất trồng cây hàng năm khác 106,29 1,70 146,07 2,34 191,79 3,01
- Đất chuyên màu & cây CN 37,83 35,59 62,59 42,85 81,73 42,61
- Đất trồng cây hàng năm khác 68,46 64,41 83,48 57,15 110,06 57,39
2. Đất vườn tạp 1.201,34 15,20 1,224,76 15,29 1,283,31 15,50
3. Đất trồng cây lâu năm 187,52 2,37 147,59 1,84 153,61 1,86
4. Đất có mặt nước NTTS 270,89 3,43 398,81 4,98 465,35 5,62
(Nguồn: Phòng thống kê huyện An Lão)
Biểu 13 cho thấy diện tích đất canh tác qua 3 năm 2001 - 2003 tăng lên rõ rệt (từ 7.903,56 ha năm 2001 lên 8.279,43 ha năm 2003). Đất trồng cây hàng năm chiếm phần lớn (trên 75% tổng diện tích đất canh tác). Trong diện tích đất trồng cây hàng năm đất ruộng lúa và lúa màu là chủ yếu (trên 90% diện tích). Đến năm 2003, diện tích đất 1 vụ giảm xuống còn 172,95 ha, đất 3 vụ tăng lên là 521,54 ha và đất 2 vụ là 5.491,88 ha. Như vậy trong 3 năm 2001-2003 diện tích đất 1 vô giảm 0,32% (tức là 18,31 ha), diện tích đất 2 vụ tăng 0,19% (54,04 ha), đất 3 vụ tăng 0,13% (12,12 ha). Sở dĩ có sự nâng cao hệ số sử dụng đất như vậy là do công tác thuỷ lợi tốt đảm bảo lượng nước tưới đủ kịp thời, tiêu nước nhanh không làm ảnh hưởng xấu đến sù sinh trưởng phát triển của cây trồng kết hợp với các biện pháp kỹ thuật khác (cải tạo đất, thay đổi cơ cấu cây trồng hợp lý…). Cụ thể hệ số sử dụng ruộng đất từ 2,198 lần (2001) được nâng lên 2,265 lần (2003).
Từ chỗ cơ cấu diện tích canh tác thay đổi cũng dẫn tới diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng qua 3 năm 2001 - 2003 của huyện có sự thay đổi được thể hiện rất rõ qua biểu 14: Tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn huyện qua 3 năm: 17.372,02 ha - 17.784,26 ha – 18.752,91 ha. Trong đó diện tích gieo
trồng lúa chiếm tới 81,13% (năm 2003), tiếp đến diện tích cây thực phẩm, rau đậu chiếm 10,33%, phần diện tích còn lại là cây công nghiệp ngắn ngày (4,33%) và cây lương thực vụ đông (4,21%). Nói chung, ở mỗi loại cây trồng, cơ cấu của nó cũng có sự thay đổi, đặc biệt diện tích cây thực phẩm, rau đậu và diện tích cây lương thực vụ đông tăng lên rõ nhất. Diện tích cây thực phẩm, rau đậu tăng từ 1.943 ha (năm 2001) lên 1.938 ha (năm 2003) chiếm 10,33% diện tích đất gieo trồng với một số cây trồng chủ yếu: cà chua, bắp cải, xu hào… Diện tích cây vụ đông tăng từ 706,6 ha (năm 2001) lên 789,7 ha (năm 2003) bao gồm chủ yếu là ngô, khoai lang, khoai tây. Diện tích lúa xuân và lúa mùa vẫn tiếp tục tăng qua 3 năm, đồng thời diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao hoặc là thực phẩm thiết yếu như lạc, rau đậu cũng được tăng lên nhanh chóng qua các năm 2001 - 2003.
Có thể nói rằng thuỷ lợi phát triển góp phần quan trọng tạo tiền đề cho việc tăng diện tích trồng cây vụ đông và chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện từ đó làm tăng giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho hộ nông dân, tăng doanh thu/ ha đất canh tác…
Tiếp đó, để đánh giá đúng được hiệu quả sử dụng công trình thuỷ lợi
mà nói đúng hơn là mục đích sau cùng trong việc sử dụng chúng là thông qua năng suất, sản lượng cây trồng qua các năm, điều này được đánh giá thông qua biểu 15.
Xem xét biểu 15 ta thấy bên cạnh yếu tố nước đầy đủ, kịp thời, các yếu tố khác như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cùng yếu tố ngoại cảnh (thời tiết, khí hậu) nên hàng năm năng suất cây trồng của huyện đều tăng lên: Năm 2001 năng suất lúa là 46,12 tạ/ha, năm 2002 đạt 50,89 tạ/ha tăng 10,18% (bằng 4,77 tạ/ha) so với năm 2001. Đến năm 2003 năng suất lúa đạt 52,92 tạ/ha tăng 3,99% (bằng 2,03 tạ/ha) so với năm 2002 và bình quân trong 3 năm năng suất lúa của huyện tăng 7,04%. Nhìn chung năng suất của các loại cây trồng đều tăng qua các năm, trừ trường hợp một số loại
cây (khoai lang, mía) năng suất không ổn định do gặp phải điều kiện bất thuận (chuột phá hoại, thời tiết…). Đặc biệt năng suất của lạc và đậu tương tăng nhanh qua 3 năm; cây đậu tương cho năng suất từ 20 tạ/ha (năm 2001) lên 26,52 tạ/ha (năm 2003), bình quân 3 năm tốc độ tăng đạt 15,15%, tuy nhiên vấn đề thị trường tiêu thụ nên diện tích trồng đậu tương không ổn định; tiếp đến cây lạc có mức năng suất 8,18% qua 3 năm 2001- 2003 (năm 2001 cho năng suất 31,91 tạ/ha đến năm 2003 cho năng suất 37,34 tạ/ha). Riêng các loại rau đậu có sự phát triển mạnh cả về diện tích và năng suất, từ diện tích 493 ha năm 2001 đã tăng lên 538 ha. Năm 2003, năng suất rau đậu bình quân 3 năm tăng 12,28% đang trỏ thành cây trồng chính có thế mạnh của huyện.
Chính nhờ sự chuyển biến tích cực trên dẫn đến giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện cũng có những thay đổi tích cực. Biểu 16 thể hiện giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành và cho biết tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp năm 2001 là 231.740 triệu đồng, năm 2002 là 242.778 triệu đồng, và năm 2003 là 257.865 triệu đồng. Như vậy giá trị sản xuất của ngành qua các năm: 2002/2001 tăng 4,76% (bằng 11.038 triệu đồng), năm 2003/2002 tăng 6,21% (bằng 15,087 triệu đồng), bình quân 3 năm tăng 5,48%, trong đó:Tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng bình quân 2,79%/năm do các yếu tố đầu vào (trong đó có thuỷ lợi) được đầu tư tốt và cơ cấu cây trồng được thay đổi hợp lý. Mức độ gia tăng về diện tích, năng suất các cây trồng chính dẫn tới sự tăng về sản lượng. Những loại cây trồng không phù hợp với điều kiện địa bàn hoặc có giá trị kinh tế thấp dần được loại bỏ hay thu hẹp diện tích. Ngành trồng trọt có vai trò quan trọng cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi phát triển . Và nhờ có trồng trọt phát triển mà giá trị của ngành chăn nuôi của huyện trong những năm qua cũng tăng nhanh.
Mức bình quân 3 năm 2001 - 2003 đạt 11%, trong đó chăn nuôi gia súc tăng 9,48%/năm, chăn nuôi gia cầm tăng 14,28%/năm, và chăn nuôi khác tăng 18,06%/năm. Kinh tế của huyện đến nay vẫn là kinh tế thuần nông
do vậy giá trị sản xuất nông nghiệp tăng làm nhu cầu đời sống của nhân dân trong huyện ngày càng được nâng cao. Nhu cầu vật chất của người dân từ chỗ chỉ là số lượng thì nay đã có thêm cả yêu cầu về chất lượng. Đồng thời các yêu cầu về hoạt động tinh thần khác cũng đang dần được đáp ứng. Trên thực tế được thể hiện qua các chỉ tiêu: giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân/khẩu nông nghiệp năm 2001 là 2,13 triệu đồng/người đến năm 2003 là 3,23 triệu đồng.
Biểu 16: Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện
(Tính theo giá hiện hành phân theo ngành nông nghiệp )
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh (%) 02/01 03/02 BQ Tổng sè 231.740 242.778 257.865 104,76 106,21 105,48 1. Trồng trọt 162.227 168.195 171.386 103,68 101,90 102,79 - Lúa 121.260 119.990 119.547 98,95 99,63 99,29 - Cây lương thực khác 3.436 5.290 7.810 153,96 147,64 150,77
- Cây công nghiệp 1.650 1.525 2.361 92,42 154,82 119,62
- Cây ăn quả 26.338 31.380 30.472 119,14 97,11 107,56
- Cây rau, đậu và gia vị 7.543 4.810 8.935 63,77 185,76 108,84
- Cây khác 2.000 - 2.261 - - - 2. Chăn nuôi 65.313 74.583 80.469 114,19 107,89 111,00 - Gia sóc 45.911 50.862 55.031 110,78 108,20 109,48 - Gia cầm 18..282 22.264 23.877 121,78 107,24 114,28 - Chăn nuôi khác 1.120 1.457 1.561 130,09 107,14 118,06 3. Dịch vụ phục vụTT&CN 4.200 5.200 6.010 123,81 115,58 119,62 4. Một số chỉ tiêuBQ - GTSXNNBQ/hộ NN 8,28 8,68 9,88 104,83 113,82 109,23 - GTSXNNBQ/khẩu NN 2,13 2,24 3,32 105,16 148,21 124,84 - GTSXNNBQ/ha đất canh tác 29,32 30,31 31,15 103,38 102,77 103,07 - GTSXNNB/ha đất gieo trồng 13,34 13,65 13,75 102,32 100,73 101,52 - GTSXNNBQ/ ha đất canh tác 20,53 20,99 20,70 102,24 98,62 100,41 -GTSXNNBQ/ ha đất gieo trồng 9,34 9,46 9,14 101,28 96,62 98,92
(Nguồn: Phòng thống kê huyện An Lão )
Giá trị sản xuất nông nghiệp /ha đất canh tác năm 2001 là 29,32 triệu đồng/ha, năm 2003 là 31,15 triệu đồng/ha, bình quân 3 năm tăng 3,07%. Tương tự, giá trị sản xuất nông nghiệp /ha đất gieo trồng năm 2001 là 13,34 triệu/ha, năm 2003 là 13,75 triệu/ha, bình quân 3 năm tăng 1,52%… Nếu so sánh chỉ tiêu này với một số huyện khác trong thành phố của đồng bằng sông Hồng thì mức bình quân tương đối cao.
Tuy nhiên, An Lão vẫn còn một số đất ruộng bị nhiễm chua mặn (do hiện tượng thuỷ triều biển ngấm sâu vào đất liền) nên gây hạn chế phần nào đến sự phát triển của ngành nông nghiệp. Vì vậy, nhiệm vụ của ngành thuỷ lợi phải làm sao ngăn chặn được hiện tượng nhiễm chua vào các cánh đồng tạo tiền đề cho nông nghiệp phát triển hoàn thiện.