Tình hình tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện An Lão (Trang 48)

- Trung cấp, công nhân KT 248 80 263 80,5 286 81,7 106 108,

2.Tình hình tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp

Trong quá trình tính toán cân bằng nước các công trình thuỷ lợi của Hải Phòng nói chung và của An Lão nói riêng thường tính cho vụ đông xuân (từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau). Đây là giai đoạn căng thẳng nhất về nguồn nước do tưới ải và rửa mặn trong nông nghiệp trùng với mùa khô, nước nguồn về Ýt, thuỷ triều đưa nước xuống biển xâm nhập rất sâu vào nội địa.

Vụ mùa (từ tháng 5 đến tháng 10) là giai đoạn mà khả năng lấy nước của các công trình thuỷ lợi dồi dào hơn do trùng với mùa mưa, nước từ thượng nguồn về nhiều, nước mặn bị đẩy ra sát cửa sông, các cống dưới đê đều lấy được nước ngọt. Lượng nước tưới cho nông nghiệp Ýt hơn do không phải làm ải và rửa mặn. Vì vậy, vụ mùa không đề cập đến trong tính toán cấp nước trong giai đoạn này bởi nguồn nước rất phong phó.

Riêng vụ đông xuân thường tính với 2 giai đoạn:

- Giai đoạn làm ải trong nông nghiệp (khoảng 20 ngày từ 25/12 đến 15/1 hàng năm) là giai đoạn căng thẳng nhất về nguồn nước.

- Giai đoạn tưới dưỡng trong nông nghiệp (từ 15/1 đến 30/4) lượng nước Ýt căng thẳng hơn.

Hệ thống thuỷ lợi An Lão có khả năng trữ nước là 14,4 tỷ m3 (trữ đến cao trình +1 m), trong đó lượng chứa hữu Ých là 5,76 tỷ m3 (khả năng khai thác cho phép tối đa là 40%).

Đây là khả năng trữ nước tính cho một lần giai đoạn làm ải trong nông nghiệp (là giai đoạn căng thẳng nhất về nguồn nước) và phải lấy trữ nước cho giai đoạn căng thẳng.

Biểu 7: Khả năng cấp nước và lấy nước qua các đầu mối STT Tên cống lấy nước Qthiết kế của

cống (m3/s) K Qthực qua cống (m3/s) 1 Trung Trang 111 3,8 29,21 2 Bát Trang 13,5 3,8 3,553 3 Quang Hưng 13,5 3,8 5,553 Tổng 138 36,316

(Nguồn: Trạm thuỷ nông An Lão) Tổng khả năng cấp nước qua các thời kỳ:

- Giai đoạn làm ải (từ 25/12 - 15/1): Qcấp = 36,316 + 3,334 = 39,65 (m3/s)

- Giai đoạn tưới dưỡng (từ 15/1-30/4) ): Qcấp = 36,316 (m3/s) Theo tính toán yêu cầu dùng nước trong nông nghiệp thực tế thì: - Giai đoạn làm ải: Qyêu cầu = 34,799 (m3/s)

- Giai đoạn tưới dưỡng: Qyêu cầu = 24,059 (m3/s) Như vậy tính toán cân bằng sẽ có:

- Giai đoạn làm ải khả năng còn dư: 39,65 - 34,799 = 4,851(m3/s) - Giai đoạn tưới dưỡng khả năng còn dư: 36,316 - 24,059 = 12,257 (m3/s)

Bên cạnh đó yêu cầu cấp nước đô thị và công nghiệp là 2,314 m3/s. Nếu so sánh với khả năng còn dư:

- Giai đoạn làm ải: 4,851- 2,314 =2,537 (m3/s)

- Giai đoạn tưới dưỡng: 12,257 - 2,314 = 9,943 (m3/s)

Tóm lại, với hệ thống thuỷ lợi của huyện các giai đoạn của vụ đông xuân đều đảm bảo cấp đủ nguồn nước. Riêng giai đoạn làm ải trong nông nghiệp cần khai thác nguồn nước dự trữ còn dư:

2,527 (m3/s) x 86400 (s) = 219,197 (m3/ngày đêm)

Đồng thời sử dụng các cống lấy nước ở khu vực nguồn để cấp cho từng cụm hỗ trợ cho đầu mối chính, giảm sự căng thẳng trong lúc tưới ải.

Song song với việc tưới thì việc tiêu úng trong nông nghiệp cũng không kém phần quan trọng. Hệ thống tiêu của công trình thuỷ lợi chủ yếu là tiêu trọng lực. Năng lực của hệ thống công trình tiêu hiện đảm bảo tiêu với hệ số 4,6 L/s/ha (tức là mưa 3 ngày lớn nhất tiêu trong 5 ngày). Đồng thời, phòng nông nghiệp huyện cũng như công ty QLKTCTTL Đa Độ luôn theo dõi thông tin dự báo thời tiết từ xa để có kế hoạch tiêu nước đệm trước khi mưa bão có thể xảy ra bằng cách tranh thủ mở cống tiêu khi mức nước sông còn thấp hơn mức nước nội đồng hoặc kết hợp với hệ thống máy bơm của xã.

Hiện nay các công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện Công ty thường sử dụng 2 hình thức tưới tiêu chính đó là bơm điện và hình thức tự chảy có kết hợp với các HTX. Riêng việc tiêu nước gần như áp dụng hoàn toàn hình thức tiêu tự chảy, chỉ có một số Ýt diện tích đất trũng khó tiêu nước bằng tự chảy thì các HTX sử dụng bơm điện để tiêu úng kịp thời, đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuỳ theo vụ mùa hay vụ chiêm xuân mà hình thức tưới tiêu được áp dụng ở mức nhiều hay Ýt khác nhau. Để thấy cụ thể hơn đối với các hình thức tưới tiêu ở mỗi vụ chiêm xuân và vụ mùa ở các cụm khác nhau chóng ta xem ở biểu 8:

Bảng 8: Diện tích hợp đồng tưới tiêu nước năm 2002-2003 ĐVT: ha Tên côm Tổng DT DT bơm điện DT tự chảy DT tạo nguồn DT rau màu A. Vụ chiêm xuân 5.108,68 345,10 597,83 3.366,35 799,40 1. Côm 1 1276,45 59,65 244,12 895,60 77,08 2. Côm 2 1.492,96 163,95 292,04 958,13 78,84 3. Côm 3 1.230,98 71,13 59,87 672,00 427,98 4. Côm 4 1.108,29 50,37 1,80 840,62 215,50 B. Vụ mùa 5139,10 665,62 440,09 3.230,07 803,31 1. Côm 1 1.276,45 86,40 116,28 995,14 78,63 2. Côm 2 1.492,96 260,01 263,94 870,17 98,84 3. Côm 3 1.238,18 157,93 59,87 592.40 427,98 4. Côm 4 1.131,51 161,28 - 772,36 197,86 Tổng sè 10.247,78 1.010,72 1.037,92 6.596,42 1.602,71

(Nguồn: trạm thuỷ nông An Lão)

Biểu 8 cho chóng ta thấy tổng diện tích hợp đồng tưới tiêu nước năm 2002 – 2003 là 10.247,78 ha trong đó vụ chiêm xuân là 5.108,68 ha, vụ mùa là 5.139,1 ha. Phần lớn diện tÝch hợp đồng của công ty QLKTCTTL Đa Độ là tưới tiêu cho lúa, trong tổng số10.247,78 ha hợp đồng tưới tiêu thì diện tích hợp đồng tưới tiêu cho lúa là 8.645,07 ha (chiếm 84,36% tổng diện tích), diện tích hợp đồng tưới tiêu cho rau màu là 1.602,71 ha (chỉ chiếm 15,64% tổng diện tích).

Vào vụ mùa thời tiết thường diễn biến phức tạp hơn so với vụ chiêm, mưa bão liên tục xảy ra (vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 hay có mưa rào lớn và bão xảy ra) nên việc phòng chống bão, lũ, úng của huyện phải được chuẩn bị kỹ lưỡng chu đáo trước 30/4 hàng năm. Tuy nhiên địa hình An Lão

dốc theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam nên việc tiêu nước theo hình thức tự chảy là rất thuận lợi. Đây là biện pháp tiêu nước lợi dụng về lợi thế địa hình của huyện góp phần giảm chi phí không nhỏ về lắp đặt máy bơm và chi phí tiêu thụ điện năng.

Phương thức tưới tiêu cho lúa chủ yếu là phương thức tạo nguồn, tổng diện tích tưới theo phương thức này là 6596,42 ha, chiếm tới 64,37% diện tích hợp dồng. Hình thức tiêu tự chảy là 1037.92 ha, chiếm 10,13% diện tích hợp đồng. Còn lại hình thức tưới tiêu bằng bơm điện là 1010,72 ha, chiếm 9,86% diện tích hợp đồng.

So với hợp đồng tưới tiêu lúa thì diện tích hợp đồng tưới tiêu rau màu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (1602,71 ha tương đương 15,64% trong tổng dịên tích tưới tiêu hợp đồng). Đó là yêu cầu về nước không nhiều của rau màu so với cây lúa, mặt khác chế độ nước giữa các loại rau màu cũng rất khác nhau cho nên phần lớn diện tích tưới tiêu rau màu do các HTX đảm nhận hoặc do các hộ nông dân tự thực hiện tưới tiêu theo phương thức thủ công.

Cùng với việc thực hiện tốt công tác thuỷ lợi, diện tích tưới tiêu chủ động được tăng lên qua các năm, từ năm 2000 trở lại đây diện tích cây vụ đông của huyện tăng lên rõ rệt, đặc biệt diện tích đất 1 vụ và 2 vụ giảm xuống, đồng thời cơ cấu cây trồng có sự thay đổi do đó mà hệ số sử dụng ruộng đất được tăng lên.

Vậy việc thực hiện hợp đồng tưới tiêu như thế nào?. Kết quả này được đánh giá qua biểu 9: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu 9: Tình hình thực hiện tưới tiêu nước năm 2002-2003 Đvt: ha Tên côm Tổng DT DT bơm điện DT tự chảy DT tạo nguồn DT rau màu A. Vụ chiêm xuân 5.037,01 336,20 581,36 3.366,35 753,10 1. Côm 1 1.256,56 59,65 230,81 895,60 70,05 2. Côm 2 1.475,59 156,57 291,05 958,13 69,84 3. Côm 3 1.214,14 71,13 57,70 672,00 413,31 4. Côm 4 1.090,72 48,85 1,80 840,62 199,45 B. Vụ mùa 5.058,46 631,31 440,09 3.230,07 756,99 1. Côm 1 1.263,28 81,92 116,28 995,14 69,94 2. Côm 2 1.465,48 242,64 263,94 870,17 88,73 3. Côm 3 1.206,42 146,73 59,87 592,40 407,42 4. Côm 4 1.123,28 160,02 - 772,36 190,90 Tổng cộng 10.095,47 967,51 1.021,45 6.596,42 1.510,09

(Nguồn: trạm thuỷ nông An Lão)

Qua biểu 9 cho thấy việc hợp đồng tưới tiêu nước năm 2002 - 2003 được thực hiện tương đối tốt, đạt 98,51% tổng diện tích hợp đồng. Đối với vụ chiêm xuân thực hiện được 98,60% hợp đồng, đối với vụ mùa thực hiện đạt 98,43% hợp đồng. Cụ thể, diện tích tạo nguồn thực hiện tốt nhất hoàn thành 100%; vào vụ chiêm xuân, hình thức tưới tự chảy chỉ đạt 97,2% hợp đồng do nguồn nước trong thời kỳ này khan hiếm, hình thức tưới bơm điện đạt 94,8% hợp đồng trong vụ mùa vì vào vụ này mưa lớn, lượng nước dồi dào nên diện tích bơm điện được thu hẹp. Diện tích rau màu nhìn chung cả hai vụ chỉ đạt 94,22% so với hợp đồng bởi trên thực tế hộ nông dân phần lớn vẫn áp dụng hình thức tưới tiêu thủ công.

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện An Lão (Trang 48)