Tình hình cơ sở vật chất của hệ thống công trình thuỷ lợ

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện An Lão (Trang 40)

- Trung cấp, công nhân KT 248 80 263 80,5 286 81,7 106 108,

1.Tình hình cơ sở vật chất của hệ thống công trình thuỷ lợ

Công tác thuỷ lợi là hoạt động không thể thiếu trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, sự hoạt động của nó xét về tính chất là ngành kinh tế dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng. Thuỷ lợi phải phát triển trước một bước nhằm tạo tiền đề là bước nhảy cho nông nghiệp phát triển, đây là yêu cầu tất yếu khách quan đối với ngành thuỷ lợi nước ta hiện nay.

Lịch sử xây dựng thuỷ lợi nước ta có từ lâu đời và và diễn ra phức tạp theo từng giai đoạn cụ thể nhất định. Xây dựng cơ sở vật chất cho công trình thuỷ lợi vô cùng quan trọng không thể tách rời trong sản xuất nông nghiệp bởi vì nước ta có truyền thống cấy lúa nước từ rất lâu đời. Như vậy lợi Ých xã hội của công tác thuỷ lợi rất to lớn, nó góp phần quyết định sự phát triển kinh tế của một nước nông nghiệp như nước ta. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay rõ ràng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành thuỷ lợi gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi các ngành kinh tế trong của nền kinh tế quốc dân đã có những chính sách thích ứng cho các ngành này phát triển theo cơ chế vận hành của kinh tế thị trường thì ngành thuỷ lợi vẫn áp dụng hệ thống chính sách quản lý được hình thành từ thời bao cấp nên chưa thực sự chủ động trong sản xuất kinh doanh, chưa thoát khỏi cơ chế “xin - cho”. Song, chóng ta cũng thừa nhận một thực tế ngành thuỷ lợi cũng có những khó khăn khi hoạt động trong cơ chế thị trường do ngành mang những đặc thù riêng, khác biệt như về sản phẩm, hình thái hiện vật, giá cả và giá trị. Sản phẩm dịch vụ của nó là lượng nước tưới tiêu, số lượng sản phẩm khó xác định, hao phí lao động sống, lao động vật hoá để hình thành giá trị và chất lượng sản phẩm lại rất khác nhau theo khu vực và điều kiện tự nhiên. Sự trao đổi sản phẩm dịch vụ trên thị trường lại bị giới hạn theo khu vực và không thể vận chuyển đi xa.

Hệ thống thuỷ lợi do Công ty KTCTTL Đa Độ quản lý trên địa bàn Huyện đã tương đối hoàn chỉnh. Song tài nguyên nước mặt phụ thuộc vào địa hình bề mặt đất bằng và khả năng tưới tiêu của hệ thống thuỷ lợi, nhu cầu sử dụng nước trên bề mặt rộng . Mặt khác qua các mối tương quan giữa lượng mưa và lượng bốc hơi chúng ta thấy ở An Lão nhiều nơi vẫn còn bị hạn, nhất là vào các mùa Ýt mưa và khô lên vẫn cần xây dựng cải tạo và bê tông hoá một số công trình thuỷ nông. Tổ chức tốt sẽ tạo ra thêm một lượng đất cho nông ngiệp.

Đối với một huyện ba bề sông nước lại thuộc dải kinh tế ven biển nên công tác thuỷ lợi có vị trí hết sức quan trọng không chỉ cho sản xuất nông nghiệp mà cho tất cả các ngành, các lĩnh vực khác. Vì vậy thuỷ lợi luôn được các cấp uỷ Đảng chính quyền, các đoàn thể và nhân dân quan tâm. Trong giai đoạn từ 1991-1995 các công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện đã được tập trung nạo vét, mở rộng kênh, xây dựng cải tạo cống qua đê, xây dựng và sửa chữa bơm điện, sửa chữa bảo dưỡng các trạm bơm. Hệ thống đê, kè, cống hàng năm đều được tu bổ phục vụ công tác phòng chống bão, lụt. Hệ thống thuỷ lợi nội đồng cũng thường xuyên được nạo vét với khối lượng hàng ngàn mét khối một năm và chuyển biến theo hướng “cứng hóa”. Tổng vốn đầu tư cho thuỷ lợi giai đoạn 1991-1995 lên tới hàng trăm triệu đồng, trong đó đã huy động được từ 40-50% dân đóng góp. Nhờ đó hệ thống đê kè được giữ vững, không xảy ra lụt, đáp ứng được phần lớn diện tích cần tưới, tiêu.

Cụ thể, để phục vụ công tác tưới tiêu nước, hệ thống thuỷ nông của

huyện đã được trang bị một hệ thống trạm bơm, máy bơm, hệ thống kênh mương khá đầy đủ, được bố trí khoa học có công suất thiết kÕ đáp ứng được nhu cầu về tưới nước khi mùa vụ đến, tiêu nước khi cần thiết, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân trong huyện. Theo số liệu của biểu 4 cho

chóng ta thấy: hệ thống thuỷ nông của huyện được chia làm 4 cụm. Cụm 1 bao gồm 5 trạm bơm với 6 máy bơm phục vụ tưới tiêu nước cho 4 xã: Bát Trang, Trường Thọ, Trường Thành, An Tiến. Cụm 2 bao gồm 5 trạm bơm với 8 máy bơm phục vụ cho 4 xã: Quang Trung, Quốc Tuấn, Tân Viên, Quang Hưng và thị trấn An Lão. Cụm 3 bao gồm 7 trạm bơm với 8 máy bơm phục vụ cho 4 xã: Mỹ Đức, Chiến Thắng, An Thái, An Thọ. Cụm 4 gồm 6 trạm bơm với 6 máy bơm phục vụ cho 4 xã còn lại là: Thái Sơn, Trường Sơn, Tân Dân, An Thắng. Đây là 4 cụm đều do công ty QLKTCTTL Đa Độ trực tiếp quản lý khai thác

Bảng 4: Tổng hợp số tạm bơm, máy bơm của huyện

Tên trạm

Số lượng (máy)

Loại máy bơm (m3/h) Tổng công suất (m3/h) DT tưới (ha) 540 850 1000 1800 2000 2500 1. Côm 1 6 1 2 2 - - 1 6.740 2.552,9 An Tiến 2 - 2 - - - - 1.700 Tiên Hội 1 - - 1 - - - 1.000 Ngọc Chử 1 - - - - - 1 2.500 Đồng Xuân 1 - - 1 - - - 1.000 Trường Thành 1 1 - - - - - 540 2. Côm 2 8 3 - 2 1 2 - 9.420 2.985,92 Vàng Xá 1 - - 1 - - - 1.000 Quốc Tuấn 1 - - - 1 - - 1.800 Bạch Câu 1 - - - - 1 - 2.000 Trực Đào 3 1 - 1 - 1 - 3.540 Sẽ 2 2 - - - - - 1.080 3. Côm 3 8 1 1 5 - - 1 8.890 2.469,15 Cầu Nguyệt 1 - - 1 - - - 1.000 An áo 1 - 1 - - - - 850 Đồng Đỏ 2 - - 2 - - - 2.000 Tân Thắng 1 - - - - - 1 2.500 Kim Lĩnh 1 - - 1 - - - 1.000 Phương Hạ 1 1 - - - - - 540 Đại Văn 1 - - 1 - - - 1.000 4. Côm 4 6 2 - 3 - - 1 6.580 2.239,79 Trường Sơn 1 - - 1 - - - 1.000 Tân Dân 1 - - 1 - - - 1.000 Đoàn Dòng 1 1 - - - - - 540 Nguyệt áng 1 1 - - - - - 540 Trần Phó 1 - - 1 - - - 1.000 Cát Tiên 1 - - - - - 1 2.500 Tổng 28 7 3 12 1 2 3 31.630 10.247,76

Như vậy, hiện trên địa bàn huyện công ty đang quản lý 23 trạm bơm gồm 28 máy bơm với tổng công suất 31.630 m3/h, trong đó máy có công suất cao nhất là 2.500 m3/h gồm 3 máy tưới lắp đặt tại Ngọc Chử, Tân Thắng và Cát Tiên. Phần lớn các trạm bơm đều lắp đặt các máy bơm có công suất nhỏ (7 máy công suất 540m3/h, 3 máy công suất 850 m3/h và 12 máy công suất 1.000 m3/h). Sở dĩ như vậy là do các trạm bơm điện được xây dựng từ những năm 1960-1970 chủ yếu là loại máy bơm trục ngang có công suất nhỏ. Trong những năm qua bằng nhiều nguồn vốn của Trung ương, địa phương và nguồn thuỷ lợi phí đã xây dựng đã xây dựng được 6 trạm bơm có máy bơm trục đứng với công suất từ 1.800 - 2.500 m3/h. Đồng thời đại tu nâng công suất, thay thế loại máy bơm ly tâm trục ngang bằng loại máy bơm trục đứng với số lượng 4 trạm . Cải tạo và nâng cấp loại máy bơm ly tâm trục ngang thành loại máy bơm trục ngang có thiết bị mồi chân không là 13 trạm. cho nên đến nay tất cả các trạm bơm này nói chung về cơ bản đã được nâng cấp, cải tạo để có thể đáp ứng tốt nhu cầu tưới nước phục vụ sản xuất nông ngiệp trên địa bàn huyện.

Nếu tính bình quân số máy bơm trên đơn vị diện tích đất canh tác thì bình quân cứ 1 ha đất canh tác có 0,0027 máy. Nếu tính theo công suất tưới tiêu thì trong 1 giê 1 ha đất canh tác được tưới là 3,087 m3. Toàn bộ 23 trạm bơm đều là trạm bơm chuyên tưới chỉ làm nhiệm vụ tưới nước. Như vậy mức độ tưới cụ thể ở mỗi cụm như sau:

Côm 1: Tổng diện tích tưới là 2.552,9 ha với 5 trạm bơm có tổng công suất 6.740 m3/h, bình quân 1 giê 1 ha đất canh tác được tưới là 2,640 m3 thấp hơn mức bình quân chung 0,447 m3/h/ha.

Côm 2: Tổng diện tích tưới là 2.985,92 ha với 5 trạm bơm, tổng công suất 9.420 m3/h. Tính bình quân 1 giê 1 ha đất canh tác được tưới 3,155 m3

Côm 3: Tổng diện tích tưới là 2.469,15 ha với 7 trạm bơm, tổng công suất 8.890 m3//h, tính theo công suất bình quân 3,600 m3/h/ha, cao hơn mức bình quân chung 0,513 m3/h/ha.

Côm 4: Tổng diện tích tưới là 2.239,79 ha với 6 trạm bơm tổng công suất 6.580 ha. Tính theo công suất bình quân 2,938 m3/h/ha thấp hơn mức bình quân chung 0,149 m3/h/ha.

Chính vì tất cả 23 trạm bơm điện này đều được lắp đặt thiết kế với công suất nhỏ (cao nhất là 2.500 m3/h) lại đảm nhận tưới cho 10.247,76 ha. Do vậy quá trình sử dụng năm 2003 cho thấy: có 3 trạm bơm hoạt động ở mức công suất tối đa là An Tiến, Nguyệt Áng, Phương Hạ, còn lại ở mức công suất gần tối đa (trên 90%). Điều này chứng tỏ các máy bơm đều hoạt động rất có hiệu quả và cố gắng tận dụng công suất một cách tốt nhất.

Để thấy được kết quả tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp ta dựa vào biểu 5:

Bảng 5: Tình hình sử dụng trạm bơm điện năm 2003

Tên trạm Kế hoạch (KH) Thực hiện (TH) So sánh TH/KH (%) Công suất (m3/h) Tưới (ha) Công suất (m3/h) Tưới (ha) Công suất Tưới 1. Côm 1 6.740 2552,9 6.601,16 2.479,75 97,94 97,13 2. Côm 2 9.420 2985,92 9190,45 2.886,42 97,56 96,67 3. Côm 3 8.890 2469,15 8.542,50 2.342,52 96,09 94,87 4. Côm 4 6.580 2239,19 6.515,00 2.188,07 99,01 97,69 Tổng sè 31.360 10.247,76 30.849,11 9.896,76 97,53 96,57

So sánh thực tế thực hiện/nhiệm vụ kế hoạch, ta thấy: Tổng diện tích tưới thực hiện/tổng dịên tích tưới kế hoạch bằng 96,57%, Tổng công suất TH/tổng công suất KH bằng 97,53%. Có một số thực tế xảy ra đó là các trạm bơm gần như hoạt động đạt ở mức công suất thiết kế tuy nhiên việc cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp so với kế hoạch luôn thấp hơn tỷ lệ so sánh này ở công suất. Nguyên nhân chính là do sự thoát nước trong quá trình tưới ở những khu vực kênh mương chưa được cứng hoá. Diện tích còn lại 351,0 ha bị hạn xảy ra trong giai đoạn làm ải của vụ đông xuân là một giai đoạn căng thẳng nhất về nguồn nước (từ 25/12 đến 15/1 hàng năm). Giai đoạn này nằm trong mùa khô, nguồn nước thường hay bị nhiễm mặn do vậy không thể lấy nước kịp thời phục vụ công tác làm đất ải được. Trong tình hình này chỉ có thể huy động nguồn nước dự trữ từ trước trong các kênh tiêu nhằm đảm bảo nước trên mặt ruộng để không xảy ra hiện tượng bốc mặn và chua ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp .

Nhìn chung, các trạm bơm có công suất quá nhỏ như vậy mức bình quân về công suất tưới cho 1 ha đất canh tác trong 1 giờ là thấp. Song nhờ có sự kết hợp 35 trạm bơm khác do địa phương quản lý (gồm: 1 máy 2.500 m3/h, 2 máy 1.800 m3/h và 32 máy 450 m3/h) nên đã đáp ứng kịp thời đầy đủ nước tưới trong sản xuất nông nghiệp tại mọi thời điểm của các mùa vụ.

Hiện trạng máy biến áp phục vụ công trình thuỷ lợi: trên địa bàn huyện có 18 máy biÕn áp được gắn liền với các trạm bơm do vậy mà thời gian sử dụng các máy đã quá lâu. Nhưng đến nay, tất cả các máy đều đã được sửa chữa, lắp mới lên hoạt động tương đối tốt.

Hệ thống cống: Cao độ mặt đất trong huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với đầu mối cung cấp nước chủ yếu là từ hệ thống sông Đa Độ do vậy cống có vị trí hết sức quan trong trong công tác tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Toàn hệ thống thuỷ nông của huyện có 46 cống dưới đê và 24 cống dưới bờ Đa Độ. Hầu hết các cống đã được xây dựng từ

lâu, mặc dù hàng năm đều được tiến hành sửa chữa kiểm tra nhưng qua nhiều năm sử dụng nên phần lớn các cống này bị hư hỏng cánh, thậm chí có cống không còn cánh nước ra vào tự do.

Hệ thống kênh mương: Các tuyến kênh được xây dựng đã lâu do vậy chiều dài các kênh là không đổi và tính hệ thống của nó là tương đối hoàn chỉnh. Trong những năm tới hệ thống kênh mương của sẽ vẫn tiếp tục được giữ nguyên như hiện nay và chỉ tiến hành nâng cấp cải tạo cứng hoá dần các kênh mương. Qua biểu 5 cho thấy trên địa bàn huyện có 53 kênh với tổng chiều dàI 147,8 km, trong đó: Kênh cấp I có 19 kênh với tổng chiều dài 52,3 km trong đó kênh tưới 11 con dài 34 km, kênh tiêu 8 con dài 18,3 km và đến năm 2003 đã cứng hoá được 20.9 km (cả kênh tưới và kênh tiêu) đạt 39,96% so với tổng chiều dài kênh cấp I và đạt 30,38% so với tổng số; Kênh cấp II với tổng chiều dài là 95,5 km, trong đó kênh tưới dài 51,5 km, kênh tiêu dài 44 km và đến 2003 đã cứng hoá được(cả kênh tưới và tiêu đã cứng hoá được 44,9 km đạt 47,02% so với tổng chiều dài kênh cấp II và đạt 30,38% so với tổng số.

Như vậy đến năm 2003 tổng số kênh đã được cứng hoá là 65,8km đạt 44,52% tổng chiều dài các kênh cấp I và cấp II của huyện. Đây là một cố gắng rất lớn của Công ty trong việc xây dựng cải tạo hệ thống công trình thuỷ lợi thực hiện chủ trương chính sách của Trung ương và của Thành phố về việc kiên cố hoá kênh mương trên địa bàn An Lão. Có thể nói, kiên cố hóa kênh mương là đảm bảo đầy đủ tất cả các yếu tố, điều kiện kỹ thuật để tăng năng lực dẫn nước, trữ nước, cung cấp nước kịp thời theo yêu cầu, giảm khối lượng đào đắp sửa chữa hàng năm, tiết kiệm đất canh tác, tiết kiệm nước, giảm chi phí sản xuất, chống ô nhiễm bảo vệ chất trong nước, kết hợp cải tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp.

Biểu 6: Tình hình kênh mương Đơn vị tính: km Chỉ tiêu 2002 2003 So sánh (%) 1. Kênh cấp I 52,3 52,3 100 - Kênh tưới 34 34 100 - Kênh tiêu 18,3 18,3 100 - Đã được cứng hóa 9,3 20,9 224,73 2. Kênh cấp II 95,5 95,5 100 - Kênh tưới 51,5 51,5 100 -Kênh tiêu 44 44 100 - Đã được cứng hoá 24,8 44,9 181,05 3. Tổng số 147,8 147,8 100 - Kênh tưới 85,5 85,5 100 - Kênh tiêu 62,3 62,3 100 - Đã được cứng hoá 34,1 65,8 192,26

(Nguồn: Trạm thuỷ nông An Lão)

Qua thực tế, kiên cố hoá kênh mương trên địa bàn huyện đã mang lại những hiệu quả cũng như lợi Ých to lớn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiết kiệm được từ 14-20% diện tích đất canh tác do kênh xây hình chữ nhật nhỏ hơn kênh đắp hình thang.

- Tiết kiệm lượng nước từ 15-20% do chống dò rỉ tốt, an toàn so với kênh đắp đất.

- Giảm thời gian tưới nước từ 50-70% so với dẫn nước tưới bằng kênh đất.

- Giảm được số người dịch vụ tưới từ 25-45% so với số người phục vụ sửa chữa kênh đất.

- Tưới chủ động, tưới đâu được đấy, không gây úng lụt cục bộ, không xói lở tràn bờ, xói mòn đất canh tác.

- Giảm 56 - 75% khối lượng nạo vét, sửa chữa trong từng vụ sản xuất (thực tế 4 - 5 năm đầu không phải bỏ công tu sửa công trình).

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện An Lão (Trang 40)