Tình hình thực hiện công tác thuỷ lợi phí của huyện

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện An Lão (Trang 53)

- Trung cấp, công nhân KT 248 80 263 80,5 286 81,7 106 108,

3.Tình hình thực hiện công tác thuỷ lợi phí của huyện

Công tác thuỷ lợi phí của Công ty trên địa bàn huyện hoàn toàn dựa trên cơ sở của hợp đồng tưới tiêu đã ký kết với HTX, mức thu thuỷ lợi phí theo từng biện pháp tưới tiêu được áp dông theo Nghị định 112. Giá thóc thuỷ lợi phí do UBNN thành phố quyết định, giá này có sự biến đổi khác nhau tuỳ thuộc vào giá chung ở thời điểm hiện tại trên thị trường.

Việc ký kết hợp đồng phải được căn cứ vào khả năng phục vụ của công ty QLKTCTTL Đa Độ, vào biện pháp và diện tích phục vụ cũng như căn cứ vào Nghị định 112 quy định mức thuỷ lợi phí đối với mỗi hình thức phục vụ. Vào đầu vụ công ty QLKTCTTL Đa Độ cùng các HTX dịch vụ nông nghiệp ký kết hợp đồng tưới tiêu nước hàng vụ. Nội dung của hợp đồng được ghi rõ: Diện tích hợp đồng, biện pháp tưới tiêu, mức thu của từng biện pháp tưới tiêu và số thóc thuỷ lợi phí HTX phải thanh toán trả cho công ty. Vào cuối mỗi vụ khi lúa được thu hoạch công ty cùng HTX sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng dựa trên cơ sở biên bản kết quả tưới tiêu nước của từng đợt giữa cán bộ thuỷ nông phụ trách các xã và HTX để tiến hành thanh lý tưới tiêu cho từng vụ.

Theo quy định chung của UBNN thành phố Hải Phòng, giá thóc thuỷ lợi phí năm 2003 là:

- Vụ chiêm: 1.800 đồng/kg. - Vụ mùa: 1.500 đồng/kg.

Tại năm 2003 tình hình thu thuỷ lợi phí được tiến hành trên địa bàn huyện như sau:

Biểu 10: Tình hình thu lợi phí năm 2003

(Tính đến 31/12/2003)

STT Tên đơn vị Số phải thu Số thực thu So sánh (%)

1 Bát Trang 94.593 82.962 87,80 2 Trường Thọ 129.915 115.496 88,90 3 Trường Thành 58.972,5 56.483,5 95,78 4 An Tiến 94.496,4 91.754 97,10 5 XN cá Bát Trang 1.080 540 50,00 6 Thị Trấn An Lão 27.398,7 22.700 82,85 7 Quốc Tuấn 159.114,75 133.000 83,59 8 Tân Viên 133.920,45 111.294,7 83,11 9 Quang Trung 85.784,85 64.450 75,13 10 Quang Hưng 76.731,9 57.000 74,28 11 Mỹ Đức 108.372 70.847 65,37 12 Chiến Thắng 76.161 52.651 69,13 13 An Thái 78.667,5 47.014 59,76 14 An Thọ 61.534,5 41.500 67,44 15 Trường Sơn 34.118,1 27.622 80,96 16 Thái Sơn 101.951,4 74.868 73,43 17 Tân Dân 102.192 90.747 88,80 18 An Thắng 71.605,8 52.313 73,06 Tổng cộng 1.496.609,85 1.010.461,696 67,52

(Nguồn: trạm thuỷ nông An Lão)

Biểu 10 cho thấy: Tổng số tiền phải thu của các HTX năm 2003 là: 1.486.609.850 đồng và số tiền thực tế các HTX đã đóng là: 1.010.461.696 đồng (bằng 67,52%). Tất cả các HTX đều có tình trạng nợ đọng không thanh toán đủ thuỷ lợi phí theo hợp đồng ký kết. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có phần do công ty chưa nỗ lực hết sức, Ýt linh hoạt trong quá trình đốc thu thể hiện ngay từ khâu đầu là ký kết hợp đồng với các HTX (chưa thực sự đi sát thực tế mà mới chỉ thực hiện ký kết thanh lý ở tầm vĩ mô). Và nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này là phải chăng là quan niệm “thiếu đã có nhà nước bù” trong tư tưởng chính của những cán bộ, nhân viên làm công tác đốc thu thuỷ lợi phí?

Hiện nay, việc thực hiện hợp đồng tưới tiêu nước và thu thuỷ lợi phí của Công ty theo Nghị định 112/HĐBT và thực hiện theo Nghị định sè 810

QĐ/UB của UBNN thành phố Hải Phòng. Mức thu thuỷ lợi phí cho từng phương thức tưới tiêu thể hiện chi tiết qua biểu 11:

Biểu 11: Tổng hợp mức thu thuỷ lợi phí

Loại cây trồng Mức thu theo từng phương thức (kg/ha) Tự chảy Tự chảy một phần Tạo nguồn

1. Cây lúa

- Vụ chiêm xuân 250 210 110

- Vụ mùa 220 175 82

2. Cây màu, cây CN

- Vụ chiêm xuân 80 65 45

- Vụ mùa 65 55 30

(Nguồn: trạm thuỷ nông An Lão)

Phương thức tưới tiêu tự chảy là phương thức chủ động nhất, nước tưới tự chảy vào mặt ruộng, người sử dụng nước không phải bơm tát lên ruộng. Phương thức bán tự chảy không được chủ động hoàn toàn mà trong quá trình tưới tiêu phục vụ sản xuất có khi là tự chảy hoàn toàn, cũng có khi là tự chảy một phần, còn lại không tưới tiêu hết thì hộ nông dân phải dùng phương pháp thủ công để dẫn nước lên mặt ruộng ở những ô thửa quá cao. Tuy nhiên cả hai phương thức tưới này vẫn còn áp dụng hạn chế trên địa bàn huyện do điều kiện cơ sở hạ tầng thuỷ lợi chưa được đáp ứng. Do vậy, mức thu thuỷ lợi phí ở hai phương thức này cũng tương đối cao: tại phương thức tự chảy hoàn toàn mức thu thuỷ lợi phí vụ chiêm xuân là 250 kg/ha (9 kg/sào), vụ mùa là 220 kg/ha (8 kg/ha); với phương thức tự chảy một phần thì thấp hơn so với tự chảy hoàn toàn, vào vụ chiêm là 210 kg/ha (7,6 kg/sào), vụ mùa là 175 kg/ha (6,3 kg/ha). Còn lại phương thức tưới tạo nguồn được nói là kém khoa học nhất nhưng vẫn được sử dụng phổ biến và nhờ có sự hỗ trợ của các trạm bơm của các HTX nên nguồn nước tưới tiêu vẫn được chủ động đưa đến tận mặt ruộng. Với hình thức tưới tiêu tạo nguồn mức thu thuỷ lợi phí là 110 kg/ha (4,0 kg/sào) với vụ chiêm 82 kg/ha (3kg/sào) với vụ mùa. Mức thu thuỷ lợi phí vụ chiêm thường cao hơn vụ

mùa vì vụ mùa vào đúng mùa mưa, nguồn nước dồi dào nên tốn Ýt chi phí cho việc tưới tiêu. Còn vụ chiêm vào giai đoạn mùa khô, việc điều động dẫn nước phải thường xuyên nhằm chống hiện tượng bốc chua mặn lên mặt ruộng nên chi phí tưới tiêu tốn kém hơn.

Đối với cây màu và cây công nghiệp, mức thu thuỷ lợi phí thấp hơn rất nhiều. Mức cao nhất là 2,88 kg/sào cho vụ chiêm xuân (hình thức tưới tiêu tự chảy) và mức thấp nhất là 1 kg/sào cho vụ mùa (hình thức tưới tiêu tạo nguồn).

Như vậy với tổng diện tích hợp đồng tưới tiêu 10.247,78 ha trên địa bàn huyện và tổng số thóc thuỷ lợi phí đã thu năm 2003 là 561.673,61 kg (qui thành tiền 1.010.461.969 đồng), hiệu quả sử dụng thuỷ lợi phí của công ty QLKTCTTL Đa Độ được chi tiết hoá qua biểu đồ 14 như sau: tổng chi của công ty năm 2003 là 1.042.411.480 đồng, trong đó chi trả tiền điện là lớn nhất 467.843.765 đồng (chiếm 46,3% tổng doanh thu từ thuỷ lợi phí). Cũng năm 2003 công ty đã thay thế một số cổng sắt ở các cống dưới đê, cải tạo một số trạm bơm… nên chi phí sửa chữa lớn là 218.259.726 đồng (bằng 15,71%). Ngoài ra, còn chi phí các khoản như: bảo hiểm y tế-xã hội, chi trả tiền nước tạo nguồn, chi quản lý,… Riêng khoản thuế nộp Nhà nước hàng năm công ty luôn đảm bảo đóng đủ 100%. Như vậy tổng thu của công ty năm 2003 nhỏ hơn tổng chi, thể hiện qua chỉ tiêu doanh thu/chi phí bằng 0,97 (nhá hơn 1). Tình trạng này không chỉ xảy ra năm 2003 mà các năm trước đó số bị lỗ còn cao hơn rất nhiều và Nhà nước phải cấp bù.

Biểu 12: Tình hình sử dụng thuỷ lợi phí năm 2003

Diễn giải ĐVT Số lượng

1. Diện tích tưới tiêu Ha 10.247,78

2. Thóc thuỷ lợi phí - Phải thu Kg 831.449,92 - Thực thu Kg 561.367,61 3. Thành tiền - Phải thu đồng 1.496.609.850 - Thực thu đồng 1.010.461.696 4. Tổng chi đồng 1.042.411.480 - Lương cán bộ CVN đồng 158.743.532 -Bảo hiểm y tế-XH đồng 30.920.127 - Trả tiền điện đồng 467.843.765

- Tiền nước tạo nguồn đồng 26.069.911 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chi sửa chữa thường xuyên công trình đồng 96.042.716

- Chi phí quản lý đồng 17.177.848

- Sửa chữa lớn công trình đồng 218.259.726

- Chi trả công trình đầu mối đồng 7.780.555

- Khấu hao cơ bản đồng 11.115.078

- Nộp thuế đồng 1.789.175

- Chi phí khác đồng 6.669.047

5. Lỗ- lãi đồng -31.949.784

6. Doanh thu/ chi phí Lần 0.97

(Nguồn: Công ty QLKTCTTL Đa Độ )

Iii. hiệu quả sử dụng công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện An Lão (Trang 53)