II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
3. Vế thái độ: Nâng cao nhận thức và ý nghĩa tầm quan trọng của việc lập dàn ý trước khi viết bài văn
tự sự nói riêng, bài văn khác nói chung.
B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC : 1. Giáo viên: 1. Giáo viên:
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
+ Tổ chức HS trả lời các câu hỏi trong ví dụ SGK. + Nêu vấn đề cho HS phát hiện và phân tích.
1.2 Phương tiện dạy học:
+ SGK, sách chuẩn kiến thức ngữ văn 10. + Sách tham khảo.
2. Học sinh:
+ Chủ động tìm hiểu bài học từ các nguồn thông tin khác nhau. Tìm thêm tư liệu có liên quan. + Phân tích bài học theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: VS, SS, ĐP. 2. Kiểm tra bài cũ:
KT 15’ Đề: Phân tích những nguyên nhân gây ra cảnh nước mất nhà tan trong Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy? Bài học lịch sử?
1. Đáp án:
* Yêu cầu nội dung
Đảm bảo các ý sau:
- Mất cảnh giác, ỷ lại vào sức mạnh của nỏ thần.
- Chủ quan khinh địch, giặc đến sát chân thành mà An Dương Vương vẫn điềm nhiên đánh cờ. - An Dương Vương tự mãn đánh mất mình không giữ được trọng trách với nước.
- Không sáng suốt trong mối quan hệ riêng –chung, nước- nhà. - Mị Châu quá ngây thơ, tin người, thiếu ý thức công dân. - Bài học lịch sử:
+ Không chủ quan khinh địch
+ Sáng suốt trong quan hệ riêng –chung. + Bài học dành cho người đứng đầu đất nước.
* Yêu cầu hình thức
- Đảm bảo đầy đủ ý.
- Văn mạch lạc, chặt chẽ, sáng rõ. 2. Biểu điểm:
- Điểm 8-10: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, nắm được bài và thể hiện được suy nghĩ bản thân. - Điểm 5-6: Đáp ứng được 2/3 yêu cầu về nội dung, còn mắc vài lỗi chính tả và diễn đạt.
- Điểm 3-4: Chì nêu vài ý sơ sài, còn mắc lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 0-2: không viết được gì, lạc đề hoặc viết qua loa chiếu lệ.
3. Bài mới.
* Lời vào bài: Khi là văn, các em thường bỏ qua khâu lập dàn ý. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp các em hoàn thiện một bài văn hay. Vậy lập dàn ý một bài văn tự sự là gì? Chúng ta cùng đi tìm hiểu…
Hoạt động của GV và HS
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu
việc hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện.
* Hướng dẫn HS đọc đoạn trích – SGK và trả lời câu hỏi:
- Theo em nhà văn nói về việc gì?
- Đoạn trích có những nhân vật nào? Các nhân vật này có liên quan gì với nhau? - Qua lời kể của nhà văn, chúng ta rút ra được điều gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS biết cách
lập dàn ý:
* Cho HS tham khảo vd – SGK
- Nhà văn Nguyễn Tuân nói về nội dung gì?
- Theo suy ngẫm của nhà văn, “hậu thân” của chị Dậu kể như thế nào?.
* Cho HS thảo luận theo nhóm (mỗi nhóm lập dàn ý một đề, Gv hướng Hs cách làm. Lập dàn ý cho đề 1-2, GV có thể dùng bảng phụ
- Từ 2 vd trên, em hãy nêu cách lập dàn ý cho bài văn tự sự?.
- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ.
Nội dung cần đạt I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện.
* Xét vd 1 – SGK/trg44
- Nhà văn Nguyên Ngọc kể về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn “Rừng xà nu”.
- Các nhân vật: Tnú, Chị Dít, Mai, Cụ Mết, bé Heng => có sự ràng buộc về tình cảm, về mối quan hệ xã hội.
- Để chuẩn bị viết một bài văn tự sự cần:
+ Hình thành ý tưởng.
+ Dự kiến cốt truyện (nhân vật, mối quan hệ giữa các nhân vật, các tình huống, sự kiện, chi tiết tiêu biểu tạo nên cốt truyện)
+Xây dựng những chi tiết,sự việc tiêu biểu đặc sắc tạo nên cốt truyện.
+Lập dàn ý. II. Lập dàn ý:
* Xét vd2 – SGK/trg 45:
- Suy ngẫm về kết thúc truyện “Tắt đèn”:
+Chị Dậu gặp cán bộ cách mạng và được giác ngộ. +Chị Dậu người đậy nắp hầm bem để che dấu CM.
Đề bài 1: Ánh sáng:
- Mở bài: Sau khi chạy khỏi nhà tên quan cụ, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng.
- Thân bài: Cuộc tổng khởi nghĩa CMT8 nổ ra chị Dậu về làng. Chị Dậu dẫn đầu đoàn biểu tình lên huyện cướp chính quyền phá kho thóc của Nhật.
- Kết luận: Chị Dậu và bà con mừng ngày thắng lợi và đón cái Tý trở về.
Đề bài 2: Người đậy nắp hầm bem.
- Mở bài: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra, làng Đông Xá bị địch chiếm đóng nhưng hàng đêm vẫn xuất hiện vài cán bộ hoạt động bí mật.
- Chị Dậu bí mật nuôi giấu cán bộ, nhiều lần đậy nắp hầm bem cho cán bộ.
- Kết bài: Cách mạng thắng lợi, chị Dậu trở thành người chiến sĩ giỏi.
* Cách lập dàn ý:
- Suy nghĩ chọn đề tài, xác định chủ đề của bài viết. - Người viết phải tưởng tượng và khám phá ra những nét chính của cốt truyện -> dựa vào cấu trúc truyền thống: MB, TB, KB.
- Dựa vào dàn ý, khai triển các yếu tố cấu thành một bài văn.
* Ghi nhớ: Lập dàn ý là nêu những nội dung chính của
câu chuyện mà mình sẽ viết sẽ kể. - Dàn ý chung:
* Hoạt động 3:Luyện tập:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập. GV gọi HS phát biểu ý tưởng, lập dàn ý cơ bản về câu chuyện.
+ MB: giới thiệu câu chuyện ( hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật)
+ TB: sự việc chính, diễn biến câu chuyện.
+ KB: kết thúc câu chuyện (cảm nghĩ nhân vật hoặc một chi tiết thật đặc sắc ý nghĩa)
IV. Luyện tập:
Bài tập 1/SGK 46:
- MB: Nhân vật tôi giới thiệu về mình, là một học sinh giỏi, con ngoan của gia đình.
- TB:+Nhân vật tôi ngày càng ham chơi, học hành sa sút vì mải theo bạn bè chơi game, rồi sa vào hút sách.
+Cha mẹ, bạn bè, thầy cô kịp thời phát hiện động viên khuyên nhủ.
+Nhân vật tôi ân hận.
- KB: Nhân vật tôi quay về với con đường sáng, quyết tâm làm lại cuộc đời.
4. Củng cố :
- Gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 2/SGK 46:
=> + Xác định đề tài:kỉ niệm về một người vợ liệt sĩ giàu ý chí,giàu nghị lực trong cuộc sống. + Dự kiến cốt truyện:
• Đến thăm một gia đình liệt sĩ và gặp một người vợ liệt sĩ đáng khâm phục.
• Những việc làm cụ thể của người vợ liệt sĩ sau chiến tranh:lam lũ và tần ảo nuôi con ăn học nên người,hiếu thảo với bố mẹ chồng,năm nào cùng đi tìm hài cốt chồng. • Trước khi trút hơi thở cuối cùng (do ốm đau,kiệt sức,bệnh nặng,…..) vẫn chưa
tìm thấy hài cốt của chồng. +Lập dàn ý. 5. Dặn dò : - Học bài cũ. - Soạn: + “Uylixơ trở về”. + Tóm tắt “Uylixơ trở về”. Tiết 14-15 (24/09/2010) UY-LIT-XƠ TRỞ VỀ
(Trích “Ôđixê”-Sử thi Hi Lạp)
- Homerơ-
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Về kiến thức: 1. Về kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hi Lạp qua cảnh đoàn tụ gia đình của Uy-lit-xơ. - Phân tích, lý giải được đối thoại và diễn biến tâm lí của nhân vật.
- Hiểu được nghệ thuật sử thi Ođixê.
2. Về kĩ năng:
- Kĩ năng nhập vai nhân vật kể chuyện. - Phân tích nhân vật qua đối thoại.
3. Về thái độ:
- Nhận thức được sức mạnh của tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình cao đẹp là động lực giúp con người vượt qua khó khăn.
B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC:1. Giáo viên: 1. Giáo viên:
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
+ Tổ chức HS đọc diễn cảm văn bản.
+ Hướng dẫn HS đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm và đặt câu hỏi. + Nêu vấn đề cho HS phát hiện và phân tích.
1.2 Phương tiện dạy học:
+ SGK, sách chuẩn kiến thức ngữ văn 10. + Sách tham khảo.
2. Học sinh:
+ Chủ động tìm hiểu về tác phẩm từ các nguồn thông tin khác nhau. Sưu tầm tư liệu về tác phẩm. + Đọc kĩ tác phẩm.Xác định đặc điểm thể loại để lựa chọn con đường phân tích,tìm hiểu tác phẩm.Phân tích tác phẩm theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: