IX. CÁC TƯƠNG TÁC CƠ BẢN
5. HẠT CB-VT
Đất và Mặt Trời là đơn vị đo (1 đơn vị là 150.106 km) thì khoảng cách từ Mặt Trời đến sao Thủy là 0,39; đến sao Kim là 0,72; đến sao Hỏa là 1,52; đến sao Mộc là 5,2; đến sao Thổ là 9,54; đến sao Thiên Vương là 19,18; đến sao Hải Vương là 30,06 và đến sao Diêm Vương, ở rìa Hệ Mặt Trời là 39,44 đơn vị. Để quan sát bốn hành tinh "bên trong”: sao Thủy - (1) ,sao Kim - (2), Trái Đất - (3), sao Hỏa - (4) và hành tinh xa Mặt Trời nhất là sao Diêm Vương - (9) ta cần phải dùng kính thiên văn đặt trên con tàu Vũ trụ "đặc biệt" của chúng ta. Còn những hành tinh khác : sao Mộc - (5) , sao Thổ - (6), sao Thiên Vương - (7), sao Hải Vương - (8) thì bằng mắt trần ta cũng trông thấy rõ chúng.
Chúng ta tiếp tục tiến về phía trước, bấm nút lần thứ năm. Bây giờ ta đã ở cách xa Trái Đất 50.103.103.103.103 km, tức là khoảng 5 năm ánh sáng! Và Hệ Mặt Trời của chúng ta biến thành một điểm, kích thước của nó không lớn hơn đầu đinh ghim! Nhưng điều quan trọng hơn là, khi đó ánh sáng đi từ Trái Đất đến con tàu của chúng ta phải mất một thời gian dài tới 5 năm ánh sáng . Điều đó có nghĩa là: những cái mà chúng ta nhìn thấy ở trước mặt bây giờ không phải là cái hiện tại trên Trái Đất (giống như hình ảnh lúc chúng ta bắt đầu rời Trái Đất), mà là những cái đã xảy ra trên Trái Đất 5 năm về trước! Sử dụng kính thiên văn hiện đại đặt trên con tàu, chúng ta nhìn thây được hình ảnh và sự kiện trên Trái Đất xảy ra trước đây 5 năm. Sao Thiên Lang cũng cách xa chúng ta vào khoảng như thế!
Tiếp tục bấm nút lần thứ sáu, chúng ta đã cách xa Trái Đất 5 nghìn năm ánh sáng (50.103.103.103.103.103 km). Với kính viễn vọng đặc biệt chúng ta thây " hiện ra” vương quốc cổ Ai Cập, thấy hình ảnh Hoàng đế Mênexơ của Thượng Ai Cập chinh phục châu thổ sông Nin và thống nhất Ai Cập. Nhưng điều quan trọng hơn, đó là trước mắt chúng ta hiện ra cả một dải sao. Ngoài Mặt Trời ra, ở đây ta còn thấy những ngôi sao rất "quen thuộc": sao alpha Nhân Mã, sao beta Trường Xà sao Chức Nữ, sao delta Con Công và các sao khác. Đối
với những người ở trên Trái Đất như chúng ta, sao Thiên Lang là ngôi sao sáng nhất, nó ở rất "gần" Trái Đất, tất cả chỉ cách có 8,7 năm ánh sáng! Không chỉ nhìn thấy rất nhiều ngôi sao như thế, mà chúng ta còn thấy rằng, kích thước của các ngôi sao rất bé so với "các khoảng
Hình18. Thiên Hà của chúng ta
cách" giữa chúng. Người ta đã tính rằng, nêu như trên cả lãnh thổ Châu Âu có tất cả ba con ong thì mật độ " dân cư ong" trên lãnh thổ Châu Âu còn lớn hơn mật độ các sao trong toàn không gian Vũ trụ!!!
Sau lần bấm nút thứ bảy, con tàu Vũ trụ "đặc biệt" của chúng ta ở cách Trái Đất 5 triệu năm ánh sáng (50.103.1Q3.103.103.103.103 km), chúng ta trở thành những sinh vật đứng ngoài mà quan sát hệ tinh tú, trong đó có cả Mặt Trời nữa, hệ tinh tú này được gọi là Thiên Hà của chúng ta - còn gọi là dải Ngân Hà.Từ đây trở đi để ngắn gọn ta quy ước rằng: Thiên Hà - đó là thiên hà của chúng ta, Thiên hà - đó là các thiên hà khác trong vũ trụ. Có điều lí thú là, Thiên Hà có các nhánh uôn lại hình xoắn ốc và ở giữa thì phình ra (hình 18 a và b), và Thiên Hà quay xung quanh trục đi qua trung tâm Thiên Hà, quay một vòng mất một khoảng thời gian là 200 triệu năm. Trái Đất của chung ta "đứng" ở đâu trong Thiên Hà? Hệ Mặt Trời của chúng ta và do đó Trái Đất ở cách trung tâm Thiên Hà tương đốì xa - từ 23 đến 26
nghìn năm ánh sáng! Trong "đất nước" của các tinh tú này, chúng ta chỉ là những "cư dân tỉnh nhỏ". Một trong những hệ quả của "tính chất tỉnh nhỏ" này là: Hệ Mặt Trời của chúng ta (trong đó có Trái Đất của chúng ta) quay xung quanh tâm của dải Ngân Hà với vận tốc rất lớn (vào khoảng 250 km/s). Nhưng có một hệ quả khác vô cùng thuận lợi, đó là chúng ta có khả năng nhìn bao quát được hầu như toàn bộ Thiên Hà. Và các nhà bác học đã chụp ảnh được chính Thiên Hà, như là từ một bộ phận của Thiên hà chụp vào; tương tự như là từ toa tàu cuối cùng ta chụp được ảnh của cả đoàn tàu ở chỗ ngoặt. Trên hình 18a là ảnh chụp Thiên Hà. Trên hình 18b có vẽ minh họa lại cho rõ hơn hình dạng Thiên Hà, trong đó có chỉ rõ vị trí của Mặt Trời - (1) , Trái Đất - (2). Còn (3) là một "sao lùn nâu" ở ngoài Thiên Hà (22) . Có thể là, sự xa cách giữa Hệ Mặt Trời và trung tâm của Thiên Hà đã gợi ý
(22) Sao lùn nâu là loại thiên thể " nửa hành tinh, nửa sao" không tự phát ra Gốc bức xạ, nhưng có khả năng khuyêch đại các bức xạ từ các thiên hà khác, như một thấu kính! Ị! Sự bức xạ của các thiên thể, sẽ nói rõ hơn ở mục XI.
phần nào lời giải đáp cho câu hỏi đã từng làm chúng ta băn khoăn. Trong miền Vũ trụ trông thấy được có khoảng 100 triệu hành tinh , do đó ta có thể nghĩ rằng, rất có thể là một số các hành tinh đó đang ở giai đoạn phát triển tương ứng với thời kì hiện đại của Trái Đất, và có thể nghĩ rằng, ở trên những hành tinh đó cuộc sống đang "nở hoa" giống như trên Trái Đất của chúng ta. Và hơn nữa, trong số hàng trăm triệu hành tinh lẽ nào lại không tìm thây một hành tinh, ở đó sự phát triển khoa học và kĩ thuật đạt tới trình độ cao hơn trên Trái Đất? Nhưng, nếu có các hành tinh như vậy, thì tại sao cho đên nay những "cư dân" của hành tinh đó lại chưa tìm thấy chúng ta, đến "thăm" chúng ta? Bởi vì, ngay chúng ta cũng đang ở trong giai đoạn đi tìm những "thế giới" khác. Tại sao những "nền văn minh" cao hơn của các hành tinh khác lại chưa "khám phá" ra chúng ta. Toàn bộ vấn đề là ở chỗ "khoảng cách" quá xa. Có thể là ở miền trung tâm dày đặc nhất của Thiên Hà, "sự sống" xuất hiện sớm hơn, nhưng chúng ta ở cách quá xa miền này đến nỗi, những người "văn minh nhất" của miền đó cũng không đủ khả năng tới chúng ta được (theo quan niệm thông thường của chúng ta!). Quan sát Thiên Hà từ khoảng cách 5 triệu năm ánh sáng, chúng ta nhìn thấy cả những người bạn láng giềng của nó đó là các thiên hà khác. Tất cả những thiên hà đó, về kích thước, ít nhiều có thể so sánh với Thiên Hà của chúng ta: Bề ngang của mỗi thiên hà trung bình vào khoảng 1 tỉ tỉ kilômét. Các thiên hà khác có lẽ cũng cách xa chúng ta vào khoảng như thế. Còn khoảng cách trung bình giữa các thiên hà có thể lớn hơn kích thước thiên hà khoảng 10 lần, nghĩa là vào khoảng 10 tỉ tỉ kilômét. Đó là một con số khổng lồ. Nếu giả định một người nào đó có ý định đếm nó bằng cách cứ mỗi giây đếm thêm một đơn vị, thì anh ta cần phải sống suốt một thời gian dài gần một trăm lần thời gian tồn tại của Trái Đất (nếu xem rằng Trái Đất của chúng ta đã tồn tại khoảng 4 tỉ năm!).
Bấm nút lần thứ tám, con tàu Vũ trụ "đặc biệt" đưa chung ta đên khoảng cách 5 tỉ năm ánh sáng (50.103.103.103.103.103.103.103 km)! Đó là điểm dừng chân cuối cùng của chuyến du lịch "tưởng tượng",