XII. SỰ VẬN ĐỘNG CỦA CÁC THIÊN HÀ VŨ TRỤ GIÃN NỞ
Năm 1923, trên cơ sở các giả thuyết của mình và áp dụng thuyết hấp dẫn Einstein (giải phương trình trường hấp dẫn),
Friedmann đã tìm được mô hình Vũ trụ đồng nhất và đẳng hướng ma ta đã nói đến ở mục XII.
3. Sóng hấp dẫn
Thuyết hẫp dẫn còn tiên đoán được sự tồn tại của sóng hấp dẫn, khi các thiên thể chuyển động. Ta có thể hình dung sóng hấp dẫn
như những "nếp gợn" trong độ cong của không-thời gian truyền đi vói vận tốc ánh sáng. Những sóng này tương tự như các sóng ánh sáng (là những "gợn sóng" của trường điện từ ), nhưng sóng hấp dẫn khó phát hiện hơn nhiều. Giống như ánh sáng, sóng hấp dẫn cũng mang năng lượng lấy từ các vật phát ra nó. Do hệ vật nặng phát ra sóng hấp dẫn, nên cuối cùng nó sẽ ở trong trạng thái dừng có năng lượng xác định , bởi vì, năng lượng ở bất cứ dạng vận động nào cũng đều được các sóng hấp dẫn mang đi(37).
Chẳng hạn, ta có thể giả thiết rằng chuyển động củá Trái Đất xung quanh Mặt Trời tạo ra sóng hấp dẫn. Tác dụng của việc mất năng lượng do phát sóng hấp dẫn sẽ làm thay đổi quỹ đạo của Trái Đất, làm cho Trái Đất dần dần tiến lại gần Mặt Trời hơn, rồi cuối cùng, nó "chạm vào" Mặt Trời và "an bài" ở một trạng thái dừng! Thế nhưng, tốc độ mất năng lượng của Trái Đất và Mặt Trời chỉ vào cỡ đủ thắp sáng một bóng đèn điện! Điều này có nghĩa là phải mất gần một tỉ tỉ tỉ năm Trái Đất mới đâm vào Mặt Trời và vì vậy, chúng ta chẳng có lí do gì để lo lắng cả! Nhưng vì sự thay đổi quỹ đạo của Trái Đất quá chậm như vậy nên ta khó có thể quan sát được, để từ đó có thể suy ra sự tồn tại của sóng hấp dẫn. Thế nhưng năm 1974, hai nhà thiên văn người Mĩ là Taylor và Hulse nhờ có kính thiên văn vô tuyến đã phát hiện ra sự tồn tại của sóng hấp dẫn phát ra từ Pulsa (sao Xung) PSR1913+16 (Punxa này là một hệ sao đôi gồm hai sao, trong
(37) Điều này gần tương tự với việc ném một cái nút lie xuống mặt nước : Ban đầu nó dập dềnh khá mạnh, nhưng rồi các gợn sóng mang dần đi hết năng
lượng của nó, cuối cùng nó "an bài" ở một trạng thái dừng!
đó có sao nơtron , quay xung quanh khối tâm của chúng). Như vậy là lần đầu tiên, sóng hấp dẫn tiên đoán bởi thuyết hấp dẫn Einstein đã được phát hiện, tuy một cách gián tiếp! Sóng hấp dẫn rất yếu nên chưa có thể thu được trực tiếp trong các phòng thí nghiêm trên Trái Đất, mặc dù các nhà khoa học đã dùng những thiết bị tối tân và quan sát
trong thời gian dài, nhiều năm (38) (39)