Truyền thuyết là những truyện dân gian gắn chặt với lịch sử. Lịch sửđược coi là đối tượng phản ánh chuyên biệt của thể loại này. Lịch sử là cảm hứng, là đề tài và chất liệu để làm nên nội dung truyền thuyết.
Truyền thuyết có cốt lõi là sự thật lịch sử nhưng không phải lịch sử (sử học) vì nó không sao chép lịch sử một cách máy móc. Lịch sửđã đi vào truyền thuyết theo con đường của phương pháp sáng tác dân gian, được tư duy nghệ thuật của các tác giả dân gian nhào nặn lại theo hướng lý tưởng hóa.
4.2. Hệđề tài của truyền thuyết Việt Nam:
4.2.1. Những truyền thuyết về thời các vua Hùng:
Nhóm truyện này chủ yếu gồm những thần thoại về “anh hùng văn hóa” đã được lịch sử hóa và kết thành một chuỗi tương đối có hệ thống và những truyện kể mang màu sắc sử thi về thời các vua Hùng. Những truyền thuyết vềđời các vua Hùng giải thích nguồn gốc chung của người Việt và ca ngợi công cuộc dựng nước và giữ nước của các vua Hùng ở buổi bình minh của lịch sử dân tộc. Những truyền thuyết tiêu biểu của nhóm truyện này là Lạc Long Quân - Âu Cơ,Thần Tản Viên (Sơn Tinh Thủy Tinh), Thánh Gióng… với cơ sở lịch sử là cả thời đại Hùng Vương (hơn là những sự kiện, những nhân vật lịch sử cụ thể, riêng rẽ…gắn với những thời kỳ cụ thể).
4.2.2.. Những truyền thuyết đời sau:
Giới hạn của nhóm truyện này lấy từ dấu mốc của truyền thuyết An Dương Vương trở về sau truyền thuyết thời kỳ Bắc thuộc. Trong các nhóm truyền thuyết thì nhóm này phong phú hơn cả, ta có thể phân ra một số chủđề nổi bật như:
Những truyền thuyết về những cuộc khởi nghĩa và những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm: Nhân vật trung tâm của những truyền thuyết này là những anh hùng dân tộc. Chủđề chính là chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc. Phương thức phản ánh trong các truyền thuyết này vẫn còn đậm yếu tố hoang đường, mang khá rõ dấu ấn thần thoại. Đó là các truyện như Hai bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi…
Những truyền thuyết về những danh nhân trong những lĩnh vực khác nhau: Nhân vật trung tâm trong những truyền thuyết này thường có tài cao, đức lớn, có sự nghiệp vì dân, vì nước. Truyện hướng đến chủđề văn hóa, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự…Đó là các truyện như Chu Văn An, Sư Vạn Hạnh, Lê Quý Đôn, Mạc Đỉnh Chi…
Những truyền thuyết về những cuộc nổi dậy chống quan lại phong kiến: Nhân vật trung tâm trong các truyền thuyết này là anh hùng nông dân. Những hình tượng nhân vật được dân gian xây dựng trong truyện thiên về biểu dương ca ngợi. Khát vọng và tinh thần chống áp bức cường quyền thời phong kiến là chủ đề chủ yếu của nhóm truyện thuyết này.
Cơ sở lịch sử của truyền thuyết đời sau là những quá trình lịch sử cụ thể, những sự kiện và nhân vật lịch sử cụ thể. Truyền thuyết đời sau bám sát lịch sử hơn và bớt dần tính chất hoang đường thần thoại.