KHÁI NIỆM TRUYỆN CƯỜ

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam Phần 1 - Trần Tùng Chinh (Trang 51)

CHƯƠNG 3: TRUYỆN CƯỜI VÀ TRUYỆN NGỤ NGÔN Truyện cườ

KHÁI NIỆM TRUYỆN CƯỜ

Cũng như những thể loại tự sự dân gian Việt Nam khác, truyện cười khá phong phú và đa dạng. Không thể không thừa nhận mối quan hệ khó phân định rõ ràng giữa truyện cười và một số thể loại tự sự dân gian khác như ngụ ngôn, cổ tích sinh hoạt (Điều này chúng tôi đã điểm qua khi đề cập đến thể loại cổ tích). Theo ông Hoàng Tiến Tựu, thuật ngữ truyện cười đã được giới nghiên cứu sử dụng như một thuật ngữ chuyên môn khoảng 4 thập kỷ nay để chỉ tất cả các hình thức truyện kể dân gian có tác dụng gây cười (như tên gọi của nó), lấy tiếng cười làm phương tiện khen chê và mua vui giải trí.

Nói đến những chức năng cơ bản như trên của truyện cười, thiết nghĩ cũng nên điểm qua một số tên gọi đi kèm theo chức năng ấy không thể tách rời. Đó là những thuật ngữ như truyện khôi hài, truyện tiếu lâm, truyện trào phúng, truyện châm biếm, đả kích, truyện Trạng... Tuy nhiên, nếu tiếp cận vào kho tư liệu phong phú của truyện cười, ta sẽ thấy mỗi một thuật ngữ vừa nêu, theo như tên gọi của nó, gắn với một tiểu loại truyện cười khác nhau.

Ví dụ như truyện khôi hài gắn liền với những truyện gây cười vô thưởng vô phạt, cười chỉđể cười, chất mua vui giải trí theo kiểu "một nụ cười mười thang thuốc bổ" chủ yếu để mang lại cho đời sống những niềm vui - có thể không sâu sắc - nhưng ít nhiều làm vơi bớt gánh nặng cơm áo nhọc nhằn của người dân lao động.

Truyện trào phúng, châm biếm, đả kích... thì đã đặt ra vấn đề phê phán. Tiếng cười vì vậy, không chỉđơn thuần là tiếng cười giải trí mà đã có ý nghĩa xã hội hàm chứa bên trong. Nhưng như ý nghĩa của các từ châm biếm, trào phúng, đả kích cũng ít nhiều khác nhau về tính chất, mức độ, đối tượng. Có thể hiểu rằng tiểu loại này sẽ nhắm đến nhiều nội dung cười khác nhau, theo mức độ từ thấp đến cao, đối tượng từ cùng giai cấp đến các lực lượng giai cấp đối kháng. Đó có thể là những điều chưa tốt, chưa đẹp trong nội bộ nhân dân mà dân gian cười để xây dựng một nền tảng đạo đức hoàn thiện. Đó cũng có thể là những thói hư tật xấu của một bộ phận đại diện cho chếđộ phong kiến - như những quái thai mà xã hội phong kiến đã đẻ ra. Ởđây là hình ảnh của các thầy đồ, thầy bói, thầy lang và cả thầy chùa.... Tiếng cười như sự mỉa mai sâu cay mà thâm thúy nhằm gạn đục khơi trong để thanh lọc xã hội, trở về với những chuẩn mực rực rỡ lấp lánh của một thời đại phong kiến hoàng kim trong quá khứ. Và không dừng ởđó, tiếng cười của nhóm truyện này còn vạch mặt chỉ tên cả những ngôi vịđáng trọng nhất của cái gọi là xã hội phong kiến đương thời - bọn quan lại sâu dân mọt nước, bọn vua chúa bất tài vô dụng...

Còn nói đến truyện tiếu lâm thì có người chiết tự chữ Hán để giải thích rằng đó là "rừng cười" (Tiếu là cười, lâm là rừng?). Nhưng trong quá trình diễn xướng của loại truyện này, mỗi khi người kể bắt đầu cất lời cho "truyện tiếu lâm" của họ, tức là người nghe chuyện sắp được nghe những câu chuyện mà tính "tục" rất đậm đặc và tính chất "tục" của truyện trở thành thủ pháp chính để gây cười.

Thuật ngữ truyện Trạng là nói đến danh từ dùng theo thói quen của nhân dân. Nghĩa của thuật ngữ này cũng khá phong phú. Dựa vào các tài liệu nghiên cứu, ta có thể khái quát thành ba nét nghĩa như sau. Thứ nhất, truyện Trạng nhằm chỉ chung tất cả những mẩu chuyện mang tính giai thoại về những ông Trạng nổi tiếng có thực hoặc được coi là có thực (bao hàm cả những truyện Trạng nghiêm túc, không hề có yếu tố gây cười). Thứ hai, nét nghĩa hẹp hơn là chỉ những truyện kể hài hước về những nhân vật chính là Trạng. Cuối cùng, nghĩa cụ thể hơn của từ này là để chỉ chung tất cả những mẩu giai thoại hài hước về các nhân vật nổi tiếng ởđịa phương, bao gồm cả những ông Trạng có thật trong lịch sử, cả những ông Trạng do nhân dân phong tặng hay cả những người nổi tiếng về tài kể chuyện hài hước như thể mình là người đã trải qua, đã từng chứng kiến. Chưa nói đến một số người còn hiểu ở nghĩa hẹp rằng truyện Trạng là những truyện nói khoác, bốc phét (những truyện dựa trên thủ pháp cường điệu, ngoa dụđể gây cười, càng phi lý chừng nào, khoác lác chừng nào thì càng gần với truyện Trạng chừng ấy).

Nói như trên để thấy quả thật tìm một định nghĩa để bao quát hết các tiểu loại truyện cười trên thực tế là một việc không đơn giản. Tuy nhiên, ta vẫn có thể xác định những điểm chung nhất về thể loại này - đặc biệt là tiêu chí cơ bản của nó - yếu tố gây cười. Trên tiêu chí này ta thửđiểm qua các khái niệm về truyện cười của một số nhà nghiên cứu.

Ông Chu Xuân Diên (SGK10 tập 1) cho rằng Truyện cười dân gian là những truyện kể có dung lượng nhỏ, mô tả những khía cạnh tức cười của các hiện tượng trong cuộc sống (thường là các hiện tượng tiêu cực).

Ông Đỗ Bình Trị (SGK 10 Tập 1- Ban KHXH) diễn giải rõ hơn rằng Truyện cười là những truyện kể làm bộc lộ cái đáng cười ở dạng nực cười của nó để gây cười. Theo ông, cái đáng cười là cái gây ra cái cười. Đó là những hiện tượng mang một loại mâu thuẫn đặc biệt: hình thức bên ngoài có vẻ hợp lẽ tự nhiên nhưng thực chất bên trong là trái tự nhiên; hình thức bên ngoài có vẻ phù hợp với nội dung bên trong, nhưng lại để lộ ra sự không phù hợp. Khi cái đáng cười gây ra cái cười là khi trí óc ta phát hiện ra cái đáng cười và truyện cười thực chất là truyện được sáng tác ra để cười. Từđó, ông kết luận rằng, cái cười hài hước, cái cười châm biếm là sản phẩm của nhận thức lý tính. Mục đích mua vui và phê phán nằm ngay ở bản thân cái cười do truyện gây ra. Vậy cũng cần nhấn mạnh rằng, truyện cười có thể là truyện hài hước cốt mua vui, có thể là truyện châm biếm nhằm đả kích, nhưng luôn là sản phẩm của tư duy logic và óc phê phán.

Ông Trần Vĩnh (ĐHSP TPHCM) ví truyện cười như những tấn hài kịch nhỏ, phơi bày những oái oăm trái ngược, phê phán sự nhố nhăng, lố bịch trong xã hội, giúp ta nhận rõ mặt không phù hợp của sự vật, sự việc.

Nói chung tất cảđều cố gắng tiếp cận nội dung, chức năng và đối tượng của thể loại tự sự dân gian này để tìm ra những khái niệm xác đáng nhất về truyện cười. Những khái niệm vừa nêu giúp ta nhận diện rõ hơn thể loại độc đáo này của văn học dân gian. Đó là một thể loại truyện kể dân gian, thường có dung lượng ngắn, chủ yếu khai thác các yếu tố gây cười để mua vui, để phê phán và

đả kích những cái xấu, những hiện tượng và đối tượng tiêu cực trong cuộc sống xã hội. Nhưng để có thể tiếp cận truyện cười một cách đầy đủ và cụ thể hơn, chúng ta hãy tìm hiểu về bản chất thể loại của truyện cười.

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam Phần 1 - Trần Tùng Chinh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)