PHÂN LOẠI TRUYỀN THUYẾT:

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam Phần 1 - Trần Tùng Chinh (Trang 27)

Nếu như các nhà nghiên cứu khá thống nhất với nhau về khái niệm truyền thuyết thì lại có quá nhiều cách phân loại không giống nhau ở thể loại này. Tuy nhiên, nếu khảo sát các tiểu loại truyền thuyết, ta thấy sựđa dạng trong việc phân loại, thật ra vô cùng đơn giản. Ấy là, các nhà nghiên cứu khi phân loại đã

đưa ra những tiêu chí không giống nhau (đồng đại hoặc lịch đại; nội dung hay tính chất, sự kiện lịch sử hoặc nhân vật lịch sử...) và kết quả là đã có nhiều tiểu loại truyền thuyết khác nhau.

Ởđây, theo tiêu chí thời gian, cách phân chia của hai tác giả Nguyễn Tấn Phát (ĐHSP TP HCM) và Hoàng Tiến Tựu (CĐSP) gần nhau hơn. Ông Nguyễn Tấn Phát chia làm 5 loại: Những truyền thuyết mang tính chất anh hùng ca thuộc thời đại các vua Hùng dựng nước; Truyền thuyết trong 10 thế kỷđấu tranh chống sựđồng hóa của phong kiến Trung Quốc, giành độc lập của dân tộc; Truyền thuyết thời kỳ xây dựng và bảo vệ quốc gia phong kiến tự chủ; Truyền thuyết lịch sử thời thuộc pháp và Truyền thuyết thời đại Hồ Chí Minh (?). Còn ông Hoàng Tiến Tựu cũng phân chia tương tự như thế nhưng đơn giản hơn, chỉ có hai loại: Truyền thuyết thời Văn Lang Âu Lạc và Truyền thuyết từ thời Bắc thuộc về sau.

Vấn đề phần chia này nảy sinh một băn khoăn, nhất là cách phân loại của tác giả Nguyễn Tấn Phát, với hai tiểu loại truyền thuyết thời thuộc Pháp và truyền thuyết thời đại Hồ Chí Minh. Ởđây, những câu chuyện lịch sử của thời đại đó hầu như còn rất gần gũi với chúng ta hiện nay. Vẫn chưa có một độ lùi lịch sử cần thiết để những câu chuyện ấy được phủ lên một lớp sương huyền ảo của những yếu tố hư cấu, thậm chí là sự hư cấu hoang đường. Nhưng chí ít điều đó cũng mang lại sự hấp dẫn cần thiết của một tác phẩm dân gian đích thực. Một số các công trình khoa học về văn học dân gian gần đây có đặt ra vấn đề

nghiên cứu mảng truyện này như một khảo sát bước đầu về những truyện kể có chất dân gian và có ảnh hưởng của văn học dân gian. Nhưng đưa nó thành một tiểu loại sánh vai với các tác phẩm truyền thuyết khác đã được thời gian sàng lọc và thẩm định vẫn còn là điều quá mới mẻ. Tuy nhiên, cách phân loại này cũng đã tạo tiền đề thuận lợi cho việc tiếp cận một thời đại lịch sử dù đi qua chưa lâu nhưng dấu ấn để lại thì rất đáng tự hào.

Đứng trên cái nhìn lịch sử phát triển qua các thời kỳ khác nhau, cách phân chia nhưđã nêu trên có vẻđơn giản nhưng hạn chế cái nhìn khoa học khi tiếp cận truyền thuyết. Bởi lẽ ngay trong từng giai đoạn lịch sử giống nhau, không phải lúc nào truyền thuyết cũng phát triển thuần nhất. Chưa nói đến các góc nhìn khác nhau trong tác giả dân gian - những người sáng tạo ra truyền thuyết - cũng làm nảy sinh hiện tượng cùng một sự kiện lịch sửđã xảy ra trong quá khứ, được khoa học sử học chứng minh, nhưng lại có quá nhiều tác phẩm truyền thuyết khác nhau về chi tiết, nội dung, nhân vật, kết thúc...

Những cách phân chia còn lại phải kểđến một công trình nghiên cứu khá công phu của ông Đỗ Bình Trị. Ông phân thành 3 tiểu loại. Đó là truyền thuyết địa danh; truyền thuyết phổ hệ và truyền thuyết lịch sử (Truyền thuyết về nhân vật và sự kiện lịch sử mà trong đó có truyền thuyết về thời các vua Hùng và truyền thuyết đời sau). Theo ông, truyền thuyết địa danh là truyện kể dân gian về nguồn gốc lịch sử của những tên gọi địa lý khác nhau hoặc về nguồn gốc của bản thân những địa điểm, địa hình, sự vật địa lý ấy. Còn truyền thuyết phổ hệ là những truyện kể dân gian về nguồn gốc của các thị tộc, bộ lạc, gia tộc, các làng xã...và các thủy tổ (tổ sư) cùng những đại biểu tài năng nhất của các nghề thủ

công, mỹ nghệ... Riêng truyền thuyết lịch sử (về nhân vật và các sự kiện lịch sử) là những truyện kể có mục đích tái hiện chính bản thân sự thật lịch sử, Và đây mới là truyền thuyết lịch sửđích thực. Nó không quá chú trọng vào tính địa phương mà hướng tới những sự kiện có tác động ảnh hưởng đến đời sống toàn dân (như khởi nghĩa nông dân trong cuộc xung đột chống giai cấp phong kiến thối nát, những cuộc kháng chiến chống quân xâm lược...) và những nhân vật có tầm vóc lớn lao kỳ vĩ mang tính cộng đồng, quốc gia (như anh hùng nông dân, anh hùng dân tộc...)

Ở giáo trình văn học dân gian của Đại học Quốc gia Hà Nội, ông Lê Chí Quế chia làm ba loại, đó là truyền thuyết lịch sử, truyền thuyết anh hùng và truyền thuyết danh nhân văn hóa. Còn dựa vào chủđề và nhân vật, ông Trần Hoàng (ĐH Huế) phân chia cụ thể hơn, bao gồm Truyền thuyết về các anh hùng chống xâm lăng; Truyền thuyết về các anh hùng chống phong kiến; Truyền thuyết về các danh nhân văn hóa và cuối cùng là Truyền thuyết về các địa danh phong tục.

Nhưđã nói, dù là cách phân loại nào, truyền thuyết vẫn là một thể loại đặc biệt của văn học dân gian. Dân gian đã lưu lại lịch sử và làm lịch sử bằng truyền thuyết. Nên dù là dựa theo thời gian hay sự kiện, nhân vật lịch sử thì lịch sử vẫn là yếu tốđể tạo nên nhiều tiểu loại truyền thuyết phong phú và đa dạng khác nhau.

3. TRUYỀN THUYẾT VIỆT NAM VÀ TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC: Phần này giới thiệu sơ lược vể sự gắn bó giữa truyền thuyết Việt Nam và tiến

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam Phần 1 - Trần Tùng Chinh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)