NỘI DUNG Ý NGHĨA CỦA TRUYỆN CƯỜ

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam Phần 1 - Trần Tùng Chinh (Trang 58)

CHƯƠNG 3: TRUYỆN CƯỜI VÀ TRUYỆN NGỤ NGÔN Truyện cườ

NỘI DUNG Ý NGHĨA CỦA TRUYỆN CƯỜ

1. Tiếng cười là vũ khí đấu tranh nhằm đả kích châm biếm các nhân vật tiêu biểu của xã hội phong kiến:

Hiện thực của xã hội phong kiến, những mâu thuẫn cơ bản tồn tại trong lòng xã hội ấy, đặc biệt vào thời kỳ suy tàn đã trở thành cơ sở cho truyện cười ra đời, tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Tiếng cười trở thành vũ khí đấu tranh lợi hại của nhân dân, điểm mặt tất cả các tầng lớp, hạng người trong xã hội phong kiến không loại trừ bất cứ một đối tượng đáng cười nào. Từ bọn vua chúa và bọn quan lại, hào lý với bản chất xấu xa, dâm dật, hèn nhát, bất tài, hống hách... đến những tên nhà giàu (phú ông, trưởng giả, địa chủ, phú thương…) ở nông thôn và thành thị tham lam, keo kiệt, kênh kiệu, học làm sang…Phong phú và nực cười không kém là các loại “thầy” trong xã hội phong kiến như thầy đồ, thầy bói, thầy địa lý, thầy cúng, thầy lang, thầy chùa, nhà sư... Ta có thể khảo sát nội dung này trong hàng loạt truyện như nhóm truyện Trạng Quỳnh và các truyện Diêm Vương thèm ăn thịt, Bẩm chó cả, Quan huyện thanh liêm, Quan sợ ai, Tam đại con gà, Thầy bói sợ ma, Phúc thống phục nhân sâm, Đậu phụ chùa cắn đậu phụ nhà…

Tóm lại, tùy từng đối tượng đả kích, truyện cười đã hướng mũi nhọn vào những cái xấu thuộc về bản chất của chúng với thái độ căm ghét, khinh bỉ và đấu tranh không khoan nhượng.

Đó là những thói hư tật xấu diễn ra trong sinh hoạt thường ngày của nhân dân Những thói tật như lười nhác, tham ăn, ăn vụng, khoe khoang, khoác lác, hà tiện, hèn nhát, sợ vợ, chanh chua, xu nịnh… được phê phán trong hàng loạt những truyện cười phong phú độc đáo, không trùng lắp về nội dung cũng như về nghệ thuật. Những truyện nhưĐại hà tiện, Tiểu hà tiện, Đến chết vẫn hà tiện, Hội sợ vợ, Hâm nước mấm, Chẳng phải tay tôi, Lợn mới áo cưới, Ba người khoe của, Thi nói khoác, Khoác gặp khoác, Con rắn vuông, Khoai Hà Đông cầu Hà Tây… đã đạt đến độ sắc sảo và thâm thúy trong nội dung và ý nghĩa.

Tóm lại, khi phê phán, nhân dân đã hướng đến mục đích giáo dục xây dựng dựa trên quan điểm đạo đức và lý tưởng thẩm mỹ quen thuộc gần gũi và giản dị của quần chúng nhân dân.

3. Tiếng cười mua vui giải trí:

Vì là mục đích mua vui giải trí nên đối tượng, nội dung và yếu tố gây cười trong loại truyện này rất nhẹ nhàng, thoải mái. Những nhược điểm, khuyết tật không đáng kể như ham ăn, mê ngủ, cận thị, ngốc nghếch, nặng tai, đãng trí... Ví dụ: Tay ải tay ai, Ba anh mê ngủ, Anh cận thị và con chuồn chuồn, Lợn cưới áo mớii... Cũng cần lưu ý thêm, ở một số truyện, tác giả dân gian đi vào khai thác các khuyết tật (thường là những khuyết tật bẩm sinh - ngoài ý muốn của con người) đôi khi quá đà, sử dụng những khuyết tật đó như là một yếu tố nội dung và một thủ pháp nghệ thuật để gây cười. Điều này có vẻ như phản tác dụng, không phù hợp với lý tưởng thẩm mỹ chung.

Tóm lại, đặt truyện cười vào môi trường diễn xướng của nó, dễ thấy rằng chức năng sinh hoạt của truyện cười dân gian gắn liền với ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa xã hội sắc bén của nó. Do đó, truyện cười là một thể loại lưu truyền rất mạnh. Tuy không có chức năng răn dạy trực tiếp như truyện cổ tích, truyền thuyết... nhưng truyện cười có tác dụng giáo dục độc đáo : nó mài sắc tư duy suy lý, nó làm giàu óc phê phán, giúp trau dồi khả năng sử dụng ngôn ngữ. Điều này lý giải vì sao những người có tài hài hước châm biếm thường nhanh nhạy, thông minh sắc sảo, thú vị trong ứng đối

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam Phần 1 - Trần Tùng Chinh (Trang 58)