Những thách thức do Việt Nam chưa là thành viên WTO

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 44)

M ột loạt các trở ngại đang được dựng lên từ phía đối tác nhập khẩu của Việt Nam: Mức thuế quan cao và hạn ngạch, khối lượng trợ cấp nông sản và công nghiệp khổng lồ cho sản phẩm của họ, các luật chống phá giá, các quy định và thủ tục ngặt nghèo về xuất xứ hàng hoá và những tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn kỹ thuật gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. M ột thực tế đang tổn tại là bảo hộ mậu dịch của các nước và các nền kinh tế phát triển có xu hướng gia tăng trong bối cảnh hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá đang được đẩy nhanh, kinh tế và thương mại thế giới đang phục hồi. Tính hai mặt của thương mại thế giới này đặt ra những thách thức và sức ép to lớn đối với xuất khẩu của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Việt Nam chưa được hưởng tư cách thành viên, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam thường vấp phải những rào cản thương mại hoặc quyền tự vệ thái quá của các nước nhập khẩu dẫn đến tranh chấp thương mại. Phần thiệt hại thường nghiêng về phía Vịệt Nam đã tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế. Một khó khăn lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam là hầu hết các nước không công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Từ đó dẫn đến việc nước nhập khẩu có thể căn cứ vào mức giá của nước thứ ba để xác định có hiện tượng phá giá hay không và nếu có thì cụ thể là phá giá bao

nhiêu phần trãm. Cho đến nay,tất cả các nước khi tiến hành điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng Việt Nam đều áp dụng cách so sánh giá xuất khẩu của Viột Nam với giá xuất khẩu của một nước thứ ba. V í dụ, Colombia khi điều tra phá giá gạo nhập khẩu từ Việt Nam đã lấy giá gạo xuất khẩu của Thái lan làm cơ sở tính giá. Tương tự như vậv, Canada đã lấy giá tỏi xuất khẩu của Mexico làm cơ sở tính giá tỏi của Việt Nam. Rõ ràng cách áp dụng như vậy là không công bằng đối với hàng hoá của V iệt Nam và thường dẫn đến việc hàng Việt Nam bị coi là bán phá giá. Việc bị áp đặt các mức thuế chống phá giá đã làm giảm khả năng cạnh tranh, đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình trạng thua lỗ, một số doanh nghiệp đánh mất thị trường hoặc bị thu hẹp thị phần, người lao động mất việc làm gây nên những hậu quả xấu về xã hội. Trong khi đó Việt Nam, do chưa phải là thành viên của WTO nên chưa được tiếp cận với hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, chưa được áp dụng các nguyên tắc tôi huệ quốc và đối xử quốc gia, chưa được áp dụng các biện pháp tự vệ và một loạt các biện pháp khác phù hợp với chuẩn mực của WTO.

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 44)