Những thách thức từ quá trình toàn cầu hoá kinh tế

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 42)

Toàn cẩu hoá không chỉ đưa lại những CƯ hội phát triển mà cùng với nó là những thách thức đối với các nước đang phát triển. Việt Nam vừa là một nước đang phát triển, vừa là nước có nền kinh tế chuyển đổi, thách thức từ toàn cầu hoá đối với nước ta sẽ lớn hơn các nước đang phát triển khác.

Thứ nhấty trong khi tạo điểu kiện dễ dàng cho các dòng vốn đầu tư công nghệ

di chuyển từ nước này đến nước khác, toàn cầu hoá sẽ làm cho các nguồn vốn đó nhanh chóng rút ra khỏi một quốc gia, nếu các cơ hội sinh lời nhanh khỏng còn nữa. Đây chính là một trong những nguyên nhân tạo nên tình trạng bất trắc cho các nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào các nguồn ngoại lực. Do đó, để thu hút các dòng vốn bên ngoài và sử dụng các nguồn vốn đó lâu đài thì ngoài những nỗ lực liên tục trong việc cải thiện môi trường đầu tư,thách thức đặt ra cho nước ta là phải huy động được các nguồn vốn trong nước. Kinh nghiệm của một số nền kinh tế Đông Á (như Đài Loan, Hồng Kông) cho thấy nước nào huy động được nhiều nguồn vốn trons; nước, nước đó sẽ khai thác được nhiều lợi ích từ quá trình toàn cầu hoá,kể cả toàn cầu hoá về tài chính.

Tlìứ hai,ở kỷ nguyên toàn cầu hoá về kinh tế, cạnh tranh kinh tế cũng mang

tính toàn cầu. Nhà nước không thể bảo vệ các nhà sản xuất trong nước hằng chính sách bảo hộ như trước. Tự do hoá thương mại làm sụp đổ các ngành kinh tế không có khả nãng đứng vững trong môi trường phi bảo hộ. Do đó, tất cả các quốc gia đều ra sức nâng cao khả nãng cạnh tranh cho nền kinh tế của nước mình. Thực trạng này đặt Việt Nam vào một tình thế khó khăn. Chúng ta không thể không tham gia vào tiến trình tự do hoá thương mại nhưng với trình độ kém phát triển như hiện nay và với một đội ngũ doanh nghiệp hầu như chưa có kinh nghiệm về các hoạt động kinh doanh trong khu vực và quốc tế thì không những chúng ta khó có thể thu được lợi ích từ toàn cầu hoá và khu vực hoá mà còn có thể phải gánh chịu không ít hậu quả tiêu cực của quá trình này. Lợi dụng các hoạt động liên doanh, liên kết kinh tế, hợp tác khu vực và quốc tế các công ty nước ngoài có thể chuyển giao cho chúng ta những; công nghệ lạc hậu, côns nghệ oằy ô nhiễm... nếu để một khả năng như vậy

thải các công nghệ lạc hậu và ô nhiễm của những nước công nghiệp, kể cả các nước thành viên phát triển hơn trong khu vực.

Thứ ba, nhận thức được lợi ích của toàn cầu hoá, đại đa số các nước đang

phát triển trên thế giới hiện nay đều quyết định mở cửa đất nước, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khả năng về F D I,〇DA và các nguồn đầu tư khác chỉ có hạn mà nhu cầu của các nước về các nguồn vốn này lại tảng, tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm FDI và như vậy cuộc tranh giành FDI trên thế giới sẽ trở nên gay gắt chưa từng có giữa các nước đang phát triển với nhau. Do vậy, có thể nói rằng thời kỳ dễ dàng thu hút FDI đã qua. Nếu chúng ta không có những cố gắng lớn hơn, quyết liệt hơn để khai thông các dòng chảy FDI, nguồn vốn này sẽ chảy sang các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc, nước có lợ i thế cạnh tranh với Việt Nam trong các ngành tập trung lao động.

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 42)