Với việc tăns cường hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là quá trình đàm phán gia nhập W TO,Việt Nam đã tiếp tục khẳng định quyết tâm đổi mới, khẳng định hình ảnh của mình đối với cộng đổng quốc tế là một quốc gia ổn định về mặt chính trị và kinh tế, cùng thực hiện các chuẩn mực điều tiết kinh tế chung với cộng đổng quốc tế. Đây là yếu tố để tạo dựng niềm tin của các nhà đầu tư, thương nhân nước ngoài tham gia các hoạt động hợp tác kinh tế với Việt Nam. Việc Việt Nam tích cực đàm phán gia nhập WTO và nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết, thoả thuận kinh tế song phương và đa phương (như Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, các hiệp định bảo hộ đầu tư) dã đóng góp không nhỏ vào thành tích thu hííl đầu tư nước ngoài. Việt Nam đã ngày càng nhận được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và ODA của các nước và tổ chức quốc tế để bổ sung cho nguồn vốn trong nước,kết hợp giữa nội lực với ngoại lực, tạo được những thành tựu kinh tế lo lớn, quan trọng. Việt Nam đã thu hút được trên 44,848 tỷ USD vốn đầu tư từ 64 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với trên 4.370 dự án trong số đó đã thực hiện 24,658 tỷ USD. Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Chiếm gần 30%
vốn đầu tư xã hội, 35% giá trị sản xuất công nghiệp, 20% xuất khẩu, giải quyết việc làm cho khoảng 87 vạn lao dộng và hàng chục vạn lao động gián tiếp. Tranh thủ được kỹ thuật tiên tiến và khoa học quản lý mới. Nãm 2005, FDI vào Việt Nam tiến tới con số 6 tỷ USD, môi trường đầu tư kinh doanh đã được cải thiện đáng kể.
Các doanh nghiệp FDI được đánh giá là nguồn chuyển giao công nghệ, đầu tư nghiên cứu và phát triển chủ yếu ở Việt Nam trong những nàm qua. Nhìn chung công nghệ của các doanh nghiệp liên doanh đều cao hơn công nghệ đang sử dụng ờ
Việt Nam và ở mức trung bình của khu vực. M ột số dự án đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực dầu khí, viễn thông, sản xuất ô tô, ximăng, sắt thép, điện tử, thuộc loại tiên tiến. Sự xuất hiện của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã có tác động dây chuyền tích cực, như tăng mức độ cạnh trạnh trên thị trường, giúp các doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp trong nước học hỏi thêm về cách thức bố trí sản xuất quản lý, tiếp thu công nghệ, kiểu dáng sản phẩm và cách thức tiếp thị, phục vụ khách hàng.
Bảng 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép từ 1996 - 2004
Số dự án
Vốn đărm ký (Triệu đô la Mv/*^ Tổng số vốn
thực hiện (Triệu đó ỉa m Tông sô Chia ra Nước ngoài đóng góp Việt Nam dỏng góp 1996 -2000 1730 25627.6 20060.2 5567.4 12944.8 1996 387 9735.3 7655.0 2080.3 2714.0 1997 358 6055.3 4633.6 1421.7 3115.0 1998 285 4877.0 3534.6 1342.4 2367.4 1999 311 2264.3 1960.5 303.8 2334.9 2000 389 2695.7 2276.5 419.2 2413.5 2001 -2004 2823 13560.7 12559.2 1001.5 10543.9 2001 550 3230.0 3100.7 129.3 2450.5 2002 802 2963.0 2717.8 245.2 2591.0 2003 748 3145.5 2951.7 193.8 2650.0 2004 723 4222.2 3789.0 433.2 2852.4 2005 702 4100
(^) Vốn đảtìg kỷ bao gồm cá vốn tăng tlìẻm của các dự án đã dược cấp giấy phép từ các ìiàtn trước
31
Các nguồn vốn đầu tư,khoa học-công nghệ, nguồn nhân lực trong nước được giao lưu, tham gia vào sự phân công lao động toàn cầu. Trong sự giao lưu và phân công mang tính thị trường như vậy chúng ta đã được tiếp nhận những yếu tố tiên tiến, vượt trội về khoa học công nghệ, khoa học quản lý, tiếp thị, đổng thời nguồn nhân lực trong nước được đào tạo, cọ xát, học hỏi tiếp thu những thành quả tinh hoa của các nền kinh tế phát triển hơn. Trong lĩnh vực sản xuất, thông qua các dự án liên doanh với nước ngoài hoặc do nước ngoài đầu tư, các đối tác Việt Nam không chỉ tiếp nhận khoa học kỹ thuật sản xuất mà còn tiếp nhận những kinh nghiệm quản lý tiên tiến, hiện đại. Nhiều dây chuyền sản xuất, nhiều công nghệ sản xuất hiện đại đã được đưa vào vận hành đã tạo nên những bước phát triển mới trong một số ngành sản xuất. Đội ngũ quản lý, đội ngũ công nhân kỹ thuật được rèn luyện, nâng cao tay nghề, làm chủ một số công nghệ kỹ thuật mới, tạo ra một bước phát triển về chất của các đội ngũ này.
2.2.1.3 Xây dựng và hoàn thiện pháp luật, hệ thống chính sách vĩ mô
Hội nhập kinh tế quốc tế và đàm phán gia nhập WTO gắn liền với quá trình hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện cơ chế thị trường, cải cách hành chính và cải cách doanh nehiệp trong nước. Hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là pháp luật kinh tế. Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với những Hiệp định của WTO. Quốc hội Việt Nam đã thông qua 29 văn bản luật quan trọng như Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Dầu khí, Luật Khoáng sản, Luật Ngân Hàng, Luật Kinh doanh Bảo hiểm, Luật lao động, Luật Hải quan, các luật về thuế... Việc ký kết một số điều ước quốc tế quan trọng đã tạo ra một hành lang pháp lý cơ bản trong việc thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, minh bạch hoá các quan hệ hỗ trợ, đầu tư, một mối trường kinh doanh lành mạnh thúc đẩy kinh tế phát triển và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển khu vực sản xuất hàng xuất khẩu. Sức ép từ bên ngoài thúc đẩy Việt Nam phải tiếp tục đổi mới thể chế, cơ chế chính sách phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. đổng thời tạo cơ sở để chống đặc quvền đặc lợi trong hoạt động xuất khẩu có thể
xảy ra ở khâu xél duyệt hạn ngạch xuất khẩu, đầu tư vào các hạng mục công trình phát triển sản xuất để xuất khẩu bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
2.2.2 Những thách thức đối với hoạt động xuát khau của Việt Nam
2.2.2.1 Sự gia tăng áp lực cạnh tranh khu vực và quốc tế
Một trong các mục tiêu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và gia nhập WTO nói riêng của Việt Nam chính là nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để dẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, trong thị trường thế giới rộng lớn, phức tạp như hiện nay, với tương quan yếu kém cả về cơ chế, chính sách, cả về xuất phát điểm của cơ cấu kinh tế cũ, việc nền kinh tế trong nước không có sức cạnh tranh cao là một thiệt thòi lớn. Bởi lẽ, hội nhập là vào một "sân chơi•’ chung và khi nói đến hội nhập, nói đến gia nhập một nsân chơi" là phải nói đến "người chơi’’. Trong Msân chơi” thương trường WTO rộng lớn với luật chơi tự do, mở cửa, công khai, minh bạch này, yếu tố quyết định để đứng vững và vươn lên chiến thắng là nãng lực cạnh tranh.
Việc gia nhập WTO sau 150 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có những nước tiềm năng xuất khẩu lớn như Thái Lan, Trung Quốc... càng làm tăng sự bất lợi đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của WTO năm 2001 đã khiến Việt Nam khó khăn hơn trong việc cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc vốn đang tràn ngập thị trường thế giới với giá rẻ. Việt Nam và Trung Quốc vốn tương đối giống nhau về trình độ kinh tế cũng như các mặt hàng xuất khẩu. Xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có bốn sản phẩm giống của Trung Quốc, đó là hàng dệt may, giày dép, gốm sứ và hàng điện tử. Cả Việt Nam và Trunơ Quốc đều có mục tiêu là xuất sang các thị trường Nhật, ASEAN, EU, Mỹ. Là thành viên của WTO, Trung Quốc được hưởng những mức thuế ưu đãi khi xuất sang các nước này, do vậy cuộc cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên gay gắt. Hàng hoá nước ta phải cạnh tranh gay gắt với hàng hoá Trung Quốc không chỉ trên thị trường thế giới, mà ngay cả trên thị trường Việt Nam.
Toàn cẩu hoá không chỉ đưa lại những CƯ hội phát triển mà cùng với nó là những thách thức đối với các nước đang phát triển. Việt Nam vừa là một nước đang phát triển, vừa là nước có nền kinh tế chuyển đổi, thách thức từ toàn cầu hoá đối với nước ta sẽ lớn hơn các nước đang phát triển khác.
Thứ nhấty trong khi tạo điểu kiện dễ dàng cho các dòng vốn đầu tư công nghệ
di chuyển từ nước này đến nước khác, toàn cầu hoá sẽ làm cho các nguồn vốn đó nhanh chóng rút ra khỏi một quốc gia, nếu các cơ hội sinh lời nhanh khỏng còn nữa. Đây chính là một trong những nguyên nhân tạo nên tình trạng bất trắc cho các nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào các nguồn ngoại lực. Do đó, để thu hút các dòng vốn bên ngoài và sử dụng các nguồn vốn đó lâu đài thì ngoài những nỗ lực liên tục trong việc cải thiện môi trường đầu tư,thách thức đặt ra cho nước ta là phải huy động được các nguồn vốn trong nước. Kinh nghiệm của một số nền kinh tế Đông Á (như Đài Loan, Hồng Kông) cho thấy nước nào huy động được nhiều nguồn vốn trons; nước, nước đó sẽ khai thác được nhiều lợi ích từ quá trình toàn cầu hoá,kể cả toàn cầu hoá về tài chính.
Tlìứ hai,ở kỷ nguyên toàn cầu hoá về kinh tế, cạnh tranh kinh tế cũng mang
tính toàn cầu. Nhà nước không thể bảo vệ các nhà sản xuất trong nước hằng chính sách bảo hộ như trước. Tự do hoá thương mại làm sụp đổ các ngành kinh tế không có khả nãng đứng vững trong môi trường phi bảo hộ. Do đó, tất cả các quốc gia đều ra sức nâng cao khả nãng cạnh tranh cho nền kinh tế của nước mình. Thực trạng này đặt Việt Nam vào một tình thế khó khăn. Chúng ta không thể không tham gia vào tiến trình tự do hoá thương mại nhưng với trình độ kém phát triển như hiện nay và với một đội ngũ doanh nghiệp hầu như chưa có kinh nghiệm về các hoạt động kinh doanh trong khu vực và quốc tế thì không những chúng ta khó có thể thu được lợi ích từ toàn cầu hoá và khu vực hoá mà còn có thể phải gánh chịu không ít hậu quả tiêu cực của quá trình này. Lợi dụng các hoạt động liên doanh, liên kết kinh tế, hợp tác khu vực và quốc tế các công ty nước ngoài có thể chuyển giao cho chúng ta những; công nghệ lạc hậu, côns nghệ oằy ô nhiễm... nếu để một khả năng như vậy
thải các công nghệ lạc hậu và ô nhiễm của những nước công nghiệp, kể cả các nước thành viên phát triển hơn trong khu vực.
Thứ ba, nhận thức được lợi ích của toàn cầu hoá, đại đa số các nước đang
phát triển trên thế giới hiện nay đều quyết định mở cửa đất nước, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khả năng về F D I,〇DA và các nguồn đầu tư khác chỉ có hạn mà nhu cầu của các nước về các nguồn vốn này lại tảng, tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm FDI và như vậy cuộc tranh giành FDI trên thế giới sẽ trở nên gay gắt chưa từng có giữa các nước đang phát triển với nhau. Do vậy, có thể nói rằng thời kỳ dễ dàng thu hút FDI đã qua. Nếu chúng ta không có những cố gắng lớn hơn, quyết liệt hơn để khai thông các dòng chảy FDI, nguồn vốn này sẽ chảy sang các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc, nước có lợ i thế cạnh tranh với Việt Nam trong các ngành tập trung lao động.
2.2.2.3 Những thách thức do Việt Nam chưa là thành viên WTO
M ột loạt các trở ngại đang được dựng lên từ phía đối tác nhập khẩu của Việt Nam: Mức thuế quan cao và hạn ngạch, khối lượng trợ cấp nông sản và công nghiệp khổng lồ cho sản phẩm của họ, các luật chống phá giá, các quy định và thủ tục ngặt nghèo về xuất xứ hàng hoá và những tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn kỹ thuật gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. M ột thực tế đang tổn tại là bảo hộ mậu dịch của các nước và các nền kinh tế phát triển có xu hướng gia tăng trong bối cảnh hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá đang được đẩy nhanh, kinh tế và thương mại thế giới đang phục hồi. Tính hai mặt của thương mại thế giới này đặt ra những thách thức và sức ép to lớn đối với xuất khẩu của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Việt Nam chưa được hưởng tư cách thành viên, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam thường vấp phải những rào cản thương mại hoặc quyền tự vệ thái quá của các nước nhập khẩu dẫn đến tranh chấp thương mại. Phần thiệt hại thường nghiêng về phía Vịệt Nam đã tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế. Một khó khăn lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam là hầu hết các nước không công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Từ đó dẫn đến việc nước nhập khẩu có thể căn cứ vào mức giá của nước thứ ba để xác định có hiện tượng phá giá hay không và nếu có thì cụ thể là phá giá bao
nhiêu phần trãm. Cho đến nay,tất cả các nước khi tiến hành điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng Việt Nam đều áp dụng cách so sánh giá xuất khẩu của Viột Nam với giá xuất khẩu của một nước thứ ba. V í dụ, Colombia khi điều tra phá giá gạo nhập khẩu từ Việt Nam đã lấy giá gạo xuất khẩu của Thái lan làm cơ sở tính giá. Tương tự như vậv, Canada đã lấy giá tỏi xuất khẩu của Mexico làm cơ sở tính giá tỏi của Việt Nam. Rõ ràng cách áp dụng như vậy là không công bằng đối với hàng hoá của V iệt Nam và thường dẫn đến việc hàng Việt Nam bị coi là bán phá giá. Việc bị áp đặt các mức thuế chống phá giá đã làm giảm khả năng cạnh tranh, đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình trạng thua lỗ, một số doanh nghiệp đánh mất thị trường hoặc bị thu hẹp thị phần, người lao động mất việc làm gây nên những hậu quả xấu về xã hội. Trong khi đó Việt Nam, do chưa phải là thành viên của WTO nên chưa được tiếp cận với hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, chưa được áp dụng các nguyên tắc tôi huệ quốc và đối xử quốc gia, chưa được áp dụng các biện pháp tự vệ và một loạt các biện pháp khác phù hợp với chuẩn mực của WTO.
2.2.2.4. Những thách thức từ bên trong nền kinh tế
Sức cạnh tranh và nâng lực quản lỷ doanh nghiệp còn yếu, nhìn chung thiếu
sự chuẩn bị đổ ứng phó hiệu quả với quá trình hội nhập đang diển ra ngày càng sâu rộng. Danh mục các sản phẩm chưa có nãng lực cạnh tranh hoặc có năng lực cạnh tranh có điểu kiện còn rộnơ, nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn được bảo hộ,trợ cấp của nhà nước. Xét tiêu chí cạnh tranh của sản phẩm như giá cả, chất lượng, mạng lưới tổ chức tiêu thụ và uy tín doanh nghiệp thì sức cạnh tranh của hàng Việt Nam cũng thấp hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhiều sản phẩm được coi là có khả năng cạnh tranh như gạo, cà phê, dệt may, giày dép, thuỷ sản đang có nguy cơ giảm sút về sức cạnh tranh. Trong nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chưa