Ngày phát sinh quan hệ hôn nhân ngày đăng ký kết hôn:

Một phần của tài liệu Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam (Trang 37)

Ngày phát sinh quan hệ hôn nhân hay quan hệ vợ chồng là ngày đăng ký kết hôn của hai bên nam, nữ. Ngày đăng ký kết hôn là ngày hai bên tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn, đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền chứng nhận bằng Giấy chứng nhận kết hôn.

Cũng theo quy định của Luật HNGĐ năm 2000, để đƣợc cấp giấy chứng nhận kết hôn, hai bên nam, nữ phải có đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, là sự khác biệt về giới tính: Việc cấm kết hôn giữa những ngƣời cùng giới tính chỉ đƣợc chính thức ghi nhận trong luật viết từ khi có Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 10, khoản 5). Trƣớc đây, pháp luật mặc dù không có dự liệu về việc này, nhƣng tục lệ thƣờng xuyên can thiệp thông qua dƣ luận để ngăn chặn các quan hệ nhƣ vợ chồng giữa những ngƣời cùng giới tính hoặc để tạo sức ép đối với những ngƣời cùng giới tính nhằm chấm dứt việc duy trì quan hệ nhƣ vợ chồng giữa họ. Cụ thể hóa điều này điểm a, khoản 1, điều 8, Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 có quy định xử phạt hành chính đối với các trƣờng hợp kết hôn giữa những ngƣời cùng giới tính, dƣới hình thức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng. Thế nhƣng hành vi bị chế tài ở đây chỉ là hành vi kết hôn (nghĩa là có đăng ký kết hôn) trái pháp luật. Nếu các đƣơng sự không kết hôn mà chỉ chung sống thì luật không thể làm gì. Cơ quan hộ tịch, về phần mình thì luôn từ chối việc đăng ký kết hôn giữa những ngƣời cùng giới tính.

Thứ hai là điều kiện về tuổi kết hôn, theo Luật HNGĐ năm 2000, nam từ 20 tuổi trở lên và nữ từ 18 tuổi trở lên mới đƣợc kết hôn (khoản 1, Điều 9). Cách tính tuổi của một ngƣời đƣợc căn cứ vào ngày sinh ghi trên giấy khai sinh. Theo đó, nam đƣợc tính là 20 tuổi bắt đầu từ ngày đầu tiên

sau khi tròn 19 tuổi và tƣơng tự nhƣ vậy, nữ đƣợc coi là đạt tuổi 18 bắt đầu từ ngày đầu tiên sau khi tròn 17 tuổi. Giải pháp này đã đƣợc chấp nhận ngay từ văn bản luật đầu tiên về hôn nhân và gia đình dƣới chế độ xã hội chủ nghĩa và đƣợc giữ nguyên cho đến nay. Các lý lẽ của giải pháp này chủ yếu mang tính y học là đối với ngƣời Việt Nam, sự phát triển thể chất đủ chín mùi cho việc thiết lập quan hệ hôn nhân thƣờng đƣợc ghi nhận khi con ngƣời đạt độ tuổi đó. Ngƣời làm luật quan tâm đến sự chín mùi về thể chất chứ không quan tâm đến khả năng sinh sản. Điều đó giải thích tại sao luật chỉ quy định giới hạn tối thiểu mà không có quy định giới hạn tối đa về tuổi kết hôn; ngƣời đã quá tuổi sinh sản tự nhiên vẫn có quyền kết hôn.

Quy định này, nhìn qua có vẻ rất bình thƣờng. Tuy nhiên, khi đặt nó trong mối quan hệ với hệ thống pháp luật của Việt Nam, đã có một số vấn đề đặt ra. Khoản 1, Điều 20, BLDS năm 2005 của nƣớc ta quy định “Ngƣời từ đủ sáu tuổi đến chƣa đủ mƣời tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải đƣợc ngƣời đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác” Nhƣ vậy, đặt trong mối quan hệ với quy định về tuổi kết hôn của Luật HNGĐ năm 2000, ta thấy có sự mâu thuẫn nảy sinh trong trƣờng hợp nữ tròn 17 tuổi cho đến khi tròn 18 tuổi. Trong trƣờng hợp này, BLDS năm 2005 thì quy định phải ngƣời có đại diện theo pháp luật đồng ý khi thực hiện các giao dịch, trừ các giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, trong khi đó Luật HNGĐ năm 2000 lại cho phép nữ đƣợc quyết định xác lập quan hệ vợ chồng. Mặc dù trong quá trình áp dụng pháp luật, các cơ quan đều vận dụng nguyên tắc, quy định tại luật chuyên ngành có giá trị cao hơn nên thƣờng áp dụng Luật HNGĐ đối với việc kết hôn của hai bên nam và nữ. Tuy nhiên, để đảm bảo sự thống nhất pháp luật, thiết nghĩ hệ thống pháp luật Việt Nam nên có sự sửa đổi cho phù hợp.

Thứ ba là điều kiện về sự tự quyết định của hai bên: Khoản 2, Điều 9, Luật HNGĐ năm 2000 quy định “việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện

quyết định, không bên nào đƣợc ép buộc, lừa dối bên nào; không ai đƣợc cƣỡng ép hoặc cản trở”. Đây là một trong những quy định nhằm đảm bảo nguyên tắc tự nguyện trong hôn nhân – một nguyên tắc đƣợc ghi nhận trong rất nhiều văn bản pháp luật của nƣớc ta. Kết hôn trƣớc hết là một quyền chứ không phải là một nghĩa vụ; không thể có hôn nhân ngoài ý muốn của ngƣời kết hôn. Nhƣ vậy, sự tự quyết định của hai bên là một trong những điều kiện quan trọng để hai bên xác lập quan hệ vợ chồng.

Sự tự quyết định đƣợc thể hiện qua việc hai bên cùng đến làm thủ tục đăng ký kết hôn, cùng ký vào giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Sự tự quyết định của hai bên cũng đƣợc thể hiện ở chỗ hai bên không bên nào bị lừa dối, cƣỡng ép.

Tuy nhiên, pháp luật về hôn nhân gia đình không có quy định cụ thể về “lừa dối” mà chỉ có định nghĩa chung về sự lừa dối, ghi nhận tại khoản 1, Điều 132, BLDS 2005 quy định “Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của ngƣời thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tƣợng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó”. Đây là một định nghĩa rất chung và khó áp dụng. Ví dụ A muốn két hôn với B; C cố ý làm cho A nhầm tƣởng rằng mình là B; cuối cùng, A kết hôn với C mà cứ ngỡ rằng đã kết hôn với B. Trong giải thuyết vừa nêu, A có thể yêu cầu huỷ hôn nhân do có sự lừa dối. Tuy nhiên, nếu A muốn kết hôn với B vì tin rằng B giàu có và B cũng cố ý làm ra vẻ giàu có (dù thực ra rất nghèo) để A chấp nhận kết hôn với mình, thì khó có thể nói rằng A có quyền yêu cầu hủy hôn nhân do có sự lừa dối. Càng không thể xin hủy hôn nhân do có sự lừa dối, nếu A tin rằng B là một chàng trai tơ và B cũng cố tình làm ra vẻ nhƣ vậy, dù trên thực tế, b đã có một (thậm chí nhiều) đời vợ. Tòa án nhân dân tối cao, về phần mình, cũng không xây dựng khái niệm lừa dối trong hôn nhân mà chỉ cho một số ví dụ về lừa dối nhƣ nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp, sẽ bảo lãnh ra nƣớc ngoài; không có khả năng sinh lý nhƣng cố tình giấu; biết mình bị HIV

nhƣng cố tình giấy v.v.. tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của TANDTC. Thực tế này, đòi hỏi hệ thống pháp luật về hôn nhân gia đình cần có những quy định cụ thể, chính xác hơn về các tiêu chí đánh giá thế nào là lừa dối nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Có sự cƣỡng ép cũng đƣợc coi là một trong những biểu hiện của sự không tự quyết định của hai bên. Cƣỡng ép kết hôn là hành vi buộc ngƣời khác phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ (Luật HNGĐ năm 2000, khoản 5, Điều 8). Nhƣ vậy, Luật HNGĐ năm 2000 đã không quy định cụ thể về chủ thể thực hiện hành vi cƣỡng ép kết hôn. Điều này đã dẫn đến hai cách hiểu khác nhau về cƣỡng ép kết hôn. Theo cách hiểu thứ nhất, cƣỡng ép kết hôn là hành vi của một ngƣời thứ ba chứ không phải của một trong hai bên kết hôn nhằm buộc một bên phải kết hôn với một ngƣời nào đó. Trƣờng hợp một bên chấp nhận kết hôn do chịu sức ép của bên kia đƣợc coi là ép buộc kết hôn chứ không phải là cƣỡng ép kết hôn (Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao. Theo cách hiểu thứ hai, cƣỡng ép đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là hành vi của một bên kết hôn hoặc của một ngƣời thứ ba nhằm ép buộc một bên phải kết hôn với ngƣời đó hoặc ngƣời khác, tức là bao hàm cả khái niệm cƣỡng ép kết hôn và ép buộc kết hôn. Trên cơ sở quan điểm này, Điều 146, Bộ LHS năm 1999 đã ghi nhận tội cƣỡng ép kết hôn là bất cứ ai “cƣỡng ép ngƣời khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ”

Thứ tư là điều kiện về năng lực hành vi: Khoản 2, Điều 10 Luật HNGĐ năm 2000 cấm ngƣời mất năng lực hành vi không đƣợc kết hôn. Ngƣời đại diện của ngƣời mất năng lực hành vi cũng không có quyền cho phép ngƣời đƣợc đại diện kết hôn. Đây là một giải pháp khá riêng của luật Việt Nam, bởi trong luật của nhiều nƣớc, ngƣời mất năng lực hành vi không mất năng lực pháp luật kết hôn. Ví dụ luật của Pháp thừa nhận rằng ngƣời mất năng lực hành vi vẫn có thể kết hôn một khi có ý kiến thuận lợi

của bác sĩ điều trị và sự cho phép của gia đình.

Ngƣời mất năng lực hành vi là ngƣời “do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đƣợc hành vi của mình” (Khoản 1, Điều 22, BLDS năm 2005). Căn cứ pháp lý để xác định ngƣời mất năng lực hành vi chính là Quyết định của Tòa án. Nhƣ vậy, Luật HNGĐ năm 2000 chỉ cấm kết hôn đối với ngƣời mất năng lực hành vi mà không có quy định cụ thể về việc ra quyết định kết hôn trong trạng thái không nhận thức đƣợc hành vi của một trong hai bên kết hôn. Ví dụ, một ngƣời bị bệnh tâm thần nhƣng chƣa đến mức bị đặt vào tình trạng mất năng lực hành vi theo quyết định của Tòa án, thực hiện việc quyết định kết hôn (thời điểm tiến hành lễ kết hôn trƣớc viên chức hộ tịch) trong thời điểm không nhận thức đƣợc hành vi của mình thì theo quy định pháp luật hiện hành vẫn đƣợc coi là có hiệu lực. Các trƣờng hợp này rất ít xảy ra trong thực tế. Tuy nhiên, thiết nghĩ để đảm bảo sự chặt chẽ của pháp luật, pháp luật về hôn nhân gia đình cũng nên có những quy định cụ thể về trƣờng hợp này.

Thứ năm là việc cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác. Quy định này, trên thực tế, nhằm chủ yếu vào việc ngăn chặn tình trạng đa thê. Theo Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, ngƣời đang có vợ hoặc có chồng là:

- Ngƣời đã kết hôn với ngƣời khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhƣng chƣa ly hôn

- Ngƣời sống chung với ngƣời khác nhƣ vợ chồng từ trƣớc ngày 03/01/1987 và đang chung sống với nhau nhƣ vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

- Ngƣời sống chung với ngƣời khác nhƣ vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trƣớc ngày 01/01/2001 và đang chung sống với nhau nhƣ vợ chồng mà có đủ điều kiện kết hôn nhƣng không đăng ký kết hôn (trƣờng

hợp này chỉ áp dụng từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực cho đến trƣớc ngày 01/01/2003)

Để đảm bảo điều kiện này, trong thực tế áp dụng pháp luật, các nhà áp dụng pháp luật thƣờng yêu cầu các bên cần có xác nhận về tình trạng hôn nhân của các bên khi làm thủ tục đăng ký kết hôn.

Thứ sáu là việc cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng (Khoản 3,4 Điều 10, Luật HNGĐ năm 2000). Về vấn đề này, các quy định của luật viết nhìn chung còn khá đơn giản. Tục lệ, tùy theo từng vùng, còn có thể cấm cả việc kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với vợ, chồng (góa) của con nuôi, giữa con nuôi và con ruột của ngƣời nuôi (và, nói chung, giữa con nuôi với những ngƣời thân thuộc trực hệ của ngƣời nuôi).... Trong trƣờng hợp những ngƣời vi phạm quy định về cấm kết hôn (do có mối quan hệ thân thích) là những ngƣời có quan hệ thân thuộc về trực hệ, anh, chị, em cùng cha, mẹ hoặc chỉ cùng chau hay cùng mẹ, thì các đƣơng sự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân.

Thứ bảy là việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức kết hôn do pháp luật quy định. Nghi thức kết hôn là trình tự tiến hành chính thức để công nhận quan hệ vợ chồng một cách hợp pháp giữa các chủ thể đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Nghi thức kết hôn đƣợc quy định tại Điều 14 Luật HNGĐ năm 2000 nhƣ sau: Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao giấy Chứng nhận kết hôn cho hai bên.

Một phần của tài liệu Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)