Thời kỳ Pháp thuộc:

Một phần của tài liệu Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam (Trang 25)

Thời kỳ này, thực dân Pháp chia cắt đất nƣớc ta làm ba miền, mỗi miền áp dụng một bộ dân luật để điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình. Ở Bắc kỳ là Bộ dân luật 1931 (đƣợc gọi là Bộ Dân luật Bắc kỳ), ở Trung Kỳ là Bộ dân luật 1936 (đƣợc gọi là Bộ Dân luật Trung kỳ) và ở Nam Kỳ là Dân luật giản yếu 1883 (đƣợc gọi là Bộ Dân luật giản yếu).

Tuy nhiên, nhìn chung quan điểm của xã hội về chức năng xã hội của gia đình vẫn không thay đổi chính vì vậy cả ba bộ dân luật vẫn duy trì chế độ đa thê (nhiều vợ) và việc kết hôn của nam và nữ, dù đã thành niên hay chƣa thành niên vẫn phải đƣợc sự đồng ý của cha mẹ hay thân trƣởng trong gia đình “Phàm con cái đã thành niên cũng nhƣ chƣa thành niên, không khi nào không có cha mẹ bằng lòng mà kết hôn đƣợc” [7].

Tuy nhiên, do học tập một phần luật phƣơng Tây, pháp luật thời kỳ này đã có những quy định cụ thể về tài sản chung của vợ chồng, trong đó thể hiện và phản ánh quan điểm của xã hội phƣơng tây về quyền tự do tối cao của cá nhân. Theo đó, Bộ Dân luật Bắc kỳ và Trung kỳ đã cho phép vợ, chồng khi kết hôn đƣợc thỏa thuận về nội dung của các quan hệ tài sản giữa

họ trong thời kỳ hôn nhân và áp dụng nguyên tắc bất di, bất dịch của chế độ tài sản của vợ chồng theo hôn khế. Mặc dù vậy, đây chỉ là sự học tập trên lý thuyết chứ không phải là sự thay đổi xuất phát từ sự thay đổi của xã hội. Vì vậy, mặc dù pháp luật cho phép vợ, chồng đƣợc thỏa thuận về tài sản chung của vợ chồng trƣớc khi kết hôn nhƣng cũng quy định trong mọi trƣờng hợp, các thỏa thuận đó không đƣợc đi ngƣợc lại nguyên tắc chồng là ngƣời đứng đầu gia đình, là chủ khối tài sản của gia đình (Điều 104 Bộ Dân luật Bắc kỳ và Điều 102 Bộ Dân luật Trung Kỳ). Và hầu nhƣ quy định này cũng rất ít khi đƣợc áp dụng trong thực tế đời sống thời bấy giờ.

Sự song hành cùng tồn tại hai quan điểm về hôn nhân và quyền tự do cá nhân trong xã hội và trong tƣ tƣởng các nhà làm luật, một lần nữa lại tiếp tục đƣợc khẳng định trong việc xác định tài sản chung của vợ chồng khi hai vợ chồng không thỏa thuận lập hôn khế, khi kết lập giá thú. Trong trƣờng hợp này, Bộ Dân luật Bắc kỳ và Bộ Dân luật Trung kỳ, thể hiện quan điểm của xã hội nƣớc ta thời bấy giờ đều dự liệu một chế độ tài sản pháp định, đó là chế độ cộng đồng toàn sản. Theo đó, mọi tài sản trong gia đình đều là tài sản chung và đều để dành cho các con cháu. “Nếu hai vợ chồng không có tƣ ƣớc với nhau thì cứ theo lệ hợp nhất tài sản, nghĩa là bao nhiêu lợi tức tài sản của chồng và của vợ hợp làm một mà chung nhau” (Điều 106, 107 Bộ Dân luật Bắc kỳ và Điều 105 Bộ Dân luật Trung kỳ). Tuy nhiên, ly hôn, với quan niệm mới đƣợc du nhập từ phƣơng tây lại xác định: Khi hôn nhân chấm dứt thì các tài sản riêng của vợ, chồng đã đƣợc hợp nhất tạm thời vào khối tài sản chung của vợ chồng lại đƣợc tách ra để chia theo nguyên tắc tài sản riêng của bên nào thì bên đó có quyền lấy lại, còn đối với tài sản chung sẽ đƣợc chia đôi cho vợ và chồng (Điều 360 Bộ Dân luật Bắc Kỳ, Điều 369 Bộ dân luật Trung Kỳ). Các tài sản tạo ra trong thời kỳ hôn nhân đƣợc xác định bao gồm: Các tài sản do vợ chồng có đƣợc trong thời kỳ hôn nhân; tài sản do vợ chồng làm việc mà kiếm ra; lợi tức của toàn bộ tài sản trong gia đình, không phân biệt lợi tức đó thu đƣợc từ

tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng (Điều 106, 107 Bộ Dân luật Bắc kỳ và Điều 104, 105 Bộ Dân luật Trung kỳ)

Nhƣ vậy, có thể thấy ở thời kỳ này, các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng phản ánh đúng thực chất xã hội nƣớc ta lúc bấy giờ là sự đan xen giữa quan điểm truyền thống của xã hội về hôn nhân và quyền tự do cá nhân và quan điểm của phƣơng Tây về các vấn đề này.

Một phần của tài liệu Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)