0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Những thuận lợi cơ bản trong việc áp dụng

Một phần của tài liệu CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CHUNG CỦA VỢ CHỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 65 -65 )

- Thoả thuận của vợ chồng:

2.2.1. Những thuận lợi cơ bản trong việc áp dụng

- Để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ HNGĐ trong điều kiện kinh tế – xã hội có những phát triển mới trong nền kinh tế thị trƣờng có định hƣớng XHCN; Đồng thời, giúp Tòa án có thêm các căn cứ pháp lý khi xét xử các tranh chấp về HNGĐ nói chung và tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng nói riêng. Nhà nƣớc ta đã và đang rất quan tâm xây dựng một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về HNGĐ. Với sự quan tâm này, các quy định của pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng đang ngày càng đƣợc bổ sung, hoàn thiện hơn. Có thể khẳng định, trong giai đoạn hiện nay, chƣa bao giờ hệ thống các quy phạm pháp luật HNGĐ lại đƣợc các cơ quan nhà nƣớc quan tâm ban hành kịp thời và đầy đủ nhƣ vậy. Ngoài Luật HNGĐ năm 2000 ban hành ngày 9/6/2000, đã có một loạt các văn bản quy định và hƣớng dẫn cụ thể, nhƣ:

+ Quốc hội khóa X đã thông qua Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 về việc thi hành Luật HNGĐ năm 2000

+ Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật HNGĐ năm 2000 nhƣ: Nghị định số 70/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình; Nghị định số 77/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn; Nghị định số 87/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; Nghị định số 32/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số; Nghị định số 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài....

+ Bộ Tƣ pháp, TANDTC, VKSNDTC đã ban hành Thông tƣ liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hƣớng dẫn thị hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình; Bộ Tƣ pháp đã ban hành Thông tƣ số 07/2001/TT-BTP của Bộ Tƣ pháp hƣớng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 77/2001/NĐ-CP

ngày 22/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội; Thông tƣ số 07/2002/TT-BTP; Chỉ thị số 02/2003/CT-BTP của Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp về việc tiếp tục đăng ký kết hôn cho các trƣờng hợp nam nữ chung sống với nhau nhƣ vợ chồng từ ngày 03 thágn 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001....

+ Hội đồng thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình; ...

Các quy định này đã góp phần không nhỏ, giúp ngƣời dân, các cơ quan áp dụng pháp luật có thể dễ dàng xác định các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng.

- Bên cạnh việc chú trọng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Nhà nƣớc cũng đã chú trọng đổi mới, dành sự quan tâm thích đáng, hiệu quả hơn của cả Nhà nƣớc và xã hội đối với công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục Luật HNGĐ năm 2000 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Ngày 9/8/2000, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 15/2000/CT- TTg về việc tổ chức thi hành Luật HNGĐ, trong đó quy định rõ: “Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục Luật HNGĐ phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ thuộc lực lƣợng vũ trang nhân dân và trong nhân dân, đặc biệt là ở xã, phƣờng, thị trấn, cụm dân cƣ, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà trƣờng và gia đình...”

Trên thực tế, các cơ quan chức năng, đoàn thể xã hội đã thực hiện rất tốt chỉ thị trên. Động thái tích cực đó đã góp phần nâng cao trình độ dân trí về pháp luật nói chung và pháp luật về HNGĐ nói riêng. Từ đó, nâng cao ý thức pháp luật của ngƣời dân trong việc bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ

lợi ích của chính mình và của những ngƣời có liên quan. Đây là điều kiện rất quan trọng giúp Tòa án giải quyết tốt các tranh chấp về HNGĐ nói chung, tranh chấp về tài sản của vợ chồng nói riêng; đồng thời cũng là một trong những điều kiện góp phần hạn chế các tranh chấp, đảm bảo ổn định trật tự xã hội.

- Thực tế áp dụng Luật HNGĐ năm 2000 trong tám năm qua cho thấy, nhiều quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình trong đó có các quy định về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng tỏ ra rất phù hợp với đặc điểm văn hóa, đời sống hôn nhân của nƣớc ta nên đã nhanh chóng đƣợc áp dụng, đi vào cuộc sống nhƣ quy định về điều kiện kết hôn là sự khác biệt về giới tính, các thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng v.v... Các quy định này đã thể hiện đƣợc quan niệm của xã hội về mục đích của hôn nhân là sự kết hợp trên cơ sở yêu thƣơng, giúp đỡ lẫn nhau cùng nhau phát triển, xây dựng gia đình.

- Cùng với sự phát triển, tiến bộ của xã hội, các quy định mang tính tiên tiến, xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, tôn trọng các quyền tự do của cá nhân đã và đang đƣợc xã hội chấp nhận ngày càng nhiều hơn, tạo điều kiện thúc đẩy, điều tiết các quan hệ hôn nhân gia đình theo hƣớng tiến bộ, lành mạnh. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua việc thực hiện chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, kết hôn đúng độ tuổi, không kết hôn giữa những ngƣời có cùng dòng máu trực hệ v.v.... Bên cạnh đó cùng với sự phát triển của các giao dịch dân sự, các quy định nhằm đảm bảo quyền tự do của các cá nhân nhƣ cá quy định về chia tài sản trong hôn nhân, quyền tự do thỏa thuận về tài sản chung của vợ chồng cũng đang ngày càng đƣợc áp dụng nhiều hơn.

- Trong công tác xét xử, ngành Toà án đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao chất lƣợng xét xử các vụ án HNGĐ, TANDTC đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ cho các thẩm phán Tòa án cấp tỉnh và cấp huyện, đồng thời

cũng đã triển khai tổ chức tập huấn kịp thời các văn bản pháp luật mới về Luật HNGĐ cũng nhƣ các văn bản pháp luật về dân sự. Các cấp Tòa án đã cố gắng bám sát các quy định của BLDS, Luật HNGĐ và đã chú ý thực hiện các hƣớng dẫn của TANDTC, các ngành hữu quan để vận dụng trong việc giải quyết các vụ án cụ thể. Các hoạt động đó đã giúp cho các Tòa án, đặc biệt là đội ngũ thẩm phán ngày càng vững vàng trong công tác. Đây là điều kiện thuận lợi về con ngƣời và công tác chuyên môn để chất lƣợng xét xử của Tòa án các cấp đạt nhiều tiến bộ trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CHUNG CỦA VỢ CHỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 65 -65 )

×