Các căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng

Một phần của tài liệu Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam (Trang 52)

- Quan hệ vợ chồng trong trường hợp “hôn nhân thực tế”

2.1.3. Các căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng

Điều 27, Luật HNGĐ năm 2000 có xác định

“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng đƣợc thừa kế chung hoặc đƣợc tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có đƣợc sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có đƣợc trƣớc khi kết hôn, đƣợc thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.

Trong trƣờng hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.”

Nhƣ vậy, có thể thấy các căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng bao gồm 2 căn cứ cơ bản là quy định của pháp luật và sự thỏa thuận của vợ chồng.

- Quy định của pháp luật:

Pháp luật nƣớc ta hiện nay mặc dù đã công nhận sự thỏa thuận của vợ chồng cũng là một trong những căn cứ để xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng. Tuy nhiên, với quan điểm về vai trò và các chức năng quan trọng của gia đình nhƣ đã nói ở phần trên, quy định của pháp luật vẫn là căn cứ đầu tiên để xác định các tài sản chung của vợ chồng. Theo đó, các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng bao gồm:

Thứ nhất, tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân.

Hành vi “tạo ra” tài sản của vợ chồng đƣợc hiểu là vợ chồng dựa theo công việc, chuyên môn của mình đã trực tiếp tạo ra tài sản đó bằng chính sức lao động của mình nhƣ: xây dựng nhà ở, đóng bàn ghế, giƣờng, tủ, trồng cây, nuôi cá... Cũng có thể vợ chồng sử dụng tiền bạc thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà “thuê” ngƣời khác trực tiếp tạo ra những tài sản đó thông qua các hợp đồng cụ thể.

Hành vi tạo ra tài sản của vợ, chồng còn đƣợc hiểu là vợ, chồng đã sử dụng tiền bạc, tài sản của mình, thông qua các hợp đồng để mua sắm các tài sản đó, chuyển quyền sở hữu tài sản từ ngƣời khác, sang quyền sở hữu của vợ chồng (nhƣ mua nhà ở, ti vi, xe máy, giƣờng, tủ, bàn ghế, chuyển quyền sử dụng đất....); bảo đảm cho các nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của gia đình hoặc để vợ chồng đầu tƣ sản xuất, kinh doanh.

Việc tạo ra tài sản của hai bên vợ chồng có thể là do cả hai bên cùng nhau tạo ra hoặc do một bên vợ hoặc chồng tạo ra. Tuy nhiên, một trong những căn cứ quan trọng để xác định tài sản đó có phải là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng hay không chính là việc tài sản phải đƣợc tạo ra trong thời kỳ hôn nhân. Nếu tài sản dù do hai bên vợ chồng tạo ra nhƣng đƣợc tạo ra trƣớc hoặc sau thời kỳ hôn nhân thì đó cũng không phải là căn cứ để xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng. Ví dụ, trong trƣờng hợp hai bên nam nữ cùng nhau xây dựng một ngôi nhà để ở. Sau khi ngôi nhà

đƣợc hoàn thành, họ mới xác lập quan hệ vợ chồng thì ngôi nhà đó không phải là tài sản chung của vợ chồng trừ khi hai vợ chồng có thỏa thuận khác.

Nhƣ vậy, việc tài sản có đƣợc tạo ra trong thời kỳ hôn nhân hay không mới là căn cứ quan trọng nhất để xác định tài sản đƣợc tạo ra là tài sản chung hay không chứ không phải là sự đóng góp công sức của các bên. Điều này dẫn đến hiện tƣợng trong nhiều trƣờng hợp, khi chƣa có quan hệ vợ chồng, một bên đã bỏ công sức nhằm tạo ra một tài sản nào đó. Đến khi xác lập quan hệ vợ chồng thì tài sản mới đƣợc tạo ra. Khi đó tài sản mặc dù do công sức đóng góp của một bên và không liên quan đến bên kia nhƣng vẫn thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng. Ví dụ, trong trƣờng hợp vợ (chồng) giao kết hợp đồng mua tài sản và đã trả tiền mua tài sản trƣớc khi kết hôn, nhƣng quyền sở hữu đối với tài sản chỉ đƣợc chuyển cho ngƣời mua sau khi kết hôn, thì tài sản mua đƣợc cũng là tài sản chung. Tất nhiên, một khi tài sản có nguồn gốc riêng trở thành tài sản chung, thì ngƣời có tài sản riêng đƣợc coi nhƣ có công sức đóng góp tích cực vào sự phát triển của khối tài sản chung, nhƣng đó là chuyện khác.

Một vấn đề khác cũng đƣợc đặt ra là: do pháp luật Việt Nam không có lý thuyết về tài sản thay thế nên tài sản đƣợc tạo ra trong thời kỳ hôn nhân dù bằng tiền riêng của vợ hoặc chồng hay bằng tiền chung của hai vợ chồng cũng đều trở thành tài sản chung của vợ chồng, nếu nhƣ nó đƣợc tạo ra trong thời kỳ hôn nhân. Ví dụ, chồng có một ngôi nhà thuộc sở hữu riêng. Nếu anh để nguyên ngôi nhà này và không chuyển dịch cho ai thì ngôi nhà vẫn thuộc sở hữu riêng của anh. Nhƣng nếu anh bán ngôi nhà này hay sử dụng ngôi nhà để trao đổi tài sản thì tiền mà anh thu đƣợc hay tài sản mà anh trao đổi đƣợc lại trở thành tài sản chung của hai vợ chồng. Vì hiệu lực của hợp đồng mua, bán, trao đổi là chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu đối với tài sản vốn là của mình và nhận lại một số tiền hoặc nhận quyền sở hữu đối với một tài sản vốn thuộc về ngƣời khác, và tiền hoặc tài sản này nhận đƣợc trong thời kỳ hôn nhân nên thuộc tài sản chung của vợ

chồng. Thậm chí, ngay trong thời gian tiền bán tài sản chƣa đƣợc trả, thì quyền yêu cầu trả tiền, tƣơng ứng với nghĩa vụ trả tiền của ngƣời mua tài sản cũng đã rơi vào khối tài sản chung. Cách giải quyết này cũng đƣợc áp dụng cho trƣờng hợp góp vốn vào công ty: đƣa tiền riêng hoặc một tài sản riêng bằng hiện vật vào một công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc một công ty cổ phần, ngƣời có tài sản riêng có một phần hùn hoặc một số cổ phần trong công ty đó và nếu ngƣời này đã có gia đình, thì phần hùn hoặc số cổ phần đó sẽ trở thành tài sản chung của vợ chồng.

Đây là những vấn đề rõ ràng cần có sự xem xét và suy ngẫm kỹ hơn.

Thứ hai là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân

Theo từ điển tiếng Việt thì thu nhập đƣợc hiểu là “nhận đƣợc tiền bạc, của cải vật chất từ một hoạt động nào đó”. Còn theo từ điển thuật ngữ về thuế thì thu nhập là “quyền lợi kinh tế, tiền hay giá trị nhận đƣợc”.

Theo quy định tại Mục 3, điểm a Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP thì thu nhập hợp pháp khác có thể là tiền thƣởng, tiền trợ cấp, tiền trúng sổ số mà vợ, chồng có đƣợc hoặc những tài sản mà vợ chồng đƣợc xác lập theo quy định của BLDS. Nhƣ vậy, nếu suy luận một cách lô gic, có thể nói, theo pháp luật về hôn nhân và gia đình, thu nhập ở đây đƣợc hiểu là tất cả các tài sản mà vợ, chồng có đƣợc do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản theo quy định tại Bộ Luật Dân sự năm 2005 lại bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản khác. Tóm lại thu nhập đƣợc hiểu là tất cả các loại tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản khác mà vợ chồng có đƣợc do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh. Lao động nếu đƣợc hiểu theo nghĩa rộng nhất có thể bao hàm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, lao động chân tay, lao động trí óc v.v…

Nhƣ vậy, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng có phần trùng với tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân vì lao

động cũng có thể hiểu là việc chính bản thân vợ hoặc chồng bằng sức lao động của mình tạo ra tài sản. Tiền lƣơng – một loại thu nhập chủ yếu của vợ chồng – thực chất là tiền, một loại tài sản cũng là tài sản do chính vợ chồng bằng chuyên môn của mình đã tạo ra. Thực tế này đòi hỏi các nhà làm luật cần có những quy định cụ thể, rõ ràng về các tài sản do vợ chồng tạo ra cũng nhƣ các thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ chồng.

Một vấn đề khác cũng đặt ra là các quyền tài sản mà vợ chồng có đƣợc do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ chồng nên đƣợc hiểu nhƣ thế nào. Bộ Luật dân sự 2005 có xác định quyền tài sản là quyền trị giá đƣợc bằng tiền, có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Nhƣ vậy, quyền sở hữu chung của vợ chồng cũng đƣợc xác lập trên cả một số quyền gắn liền với nhân thân nhƣ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, Luật sở hữu trí tuệ 2005 lại không xác định vợ chồng là một loại chủ sở hữu của quyền sở hữu trí tuệ. Rõ ràng ở đây, không có sự thống nhất giữa hai hệ thống pháp luật. Thực tế, áp dụng pháp luật cho thấy, trong thực tiễn, ngƣời muốn sử dụng đối tƣợng của sở hữu trí tuệ thƣờng chỉ làm việc với ngƣời tạo ra đối tƣợng của sở hữu trí tuệ, chứ không phải với cả vợ hoặc chồng của ngƣời đó. Tuy nhiên, một khi tác giả nhận đƣợc một khoản tiền nhuận bút hoặc thù lao về việc cho phép sử dụng đối tƣợng của sở hữu trí tuệ, thì khoản tiền ấy đƣợc đồng hóa với thu nhập do lao động hoặc với hoa lợi từ tài sản và, do đó, rơi vào khối tài sản chung của vợ và chồng. Còn bản thân đối tƣợng của sở hữu trí tuệ, nhƣ một tài sản vô hình, dù đƣợc tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, vẫn đƣợc coi là tài sản của ngƣời sáng tạo ra; chỉ có ngƣời đó mới có các quyền tài sản đối với đối tƣợng của sở hữu trí tuệ dù giá trị của đối tƣợng của sở hữu trí tuệ lại thuộc tài sản chung của vợ chồng. Đây là một vấn đề rất cần đƣợc pháp luật về hôn nhân gia đình quy định cụ thể. Tƣơng tự nhƣ vậy, vấn đề về các tài sản, phần hiện vật kèm theo các giải thƣởng khoa học, nghệ thuật đối với

các đối tƣợng của sở hữu trí tuệ

Thứ ba là thu nhập khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đƣợc Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP xác định nhƣ sau: “Những thu nhập hợp pháp khác” của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể là tiền thƣởng, tiền trợ cấp, tiền trúng xổ số, mà vợ, chồng có đƣợc hoặc tài sản mà vợ chồng đƣợc xác lập quyền sở hữu theo quy định tại các điều 247, 248, 249, 250, 251 và 251 Bộ luật dân sự.... trong thời kỳ hôn nhân”

Nhƣ vậy, thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân trƣớc hết là các loại tiền thƣởng, tiền trợ cấp, tiền trúng xổ số mà vợ, chồng có đƣợc. Tiền thƣởng có thể là các loại tiền thƣởng gắn liền với huân chƣơng, huy chƣơng, danh hiệu cao quý, bằng khen, giấy khen, tiền thƣởng gắn với các công trình tim óc nhƣ tác phẩm, phát minh, sáng chế đƣợc thực hiện trong khuôn khổ lao động sáng tạo theo đơn hàng của ngƣời khác; tiền thƣởng hoặc hiện vật thƣởng do thực hiện xong một công việc theo sự phân công với kết quả tốt hoặc do thực hiện tốt một công việc có hứa thƣởng; tiền thƣởng đột xuất và bất ngờ do thực hiện tốt một công việc làm hài lòng ngƣời thƣởng, dù ngƣời sau này không hứa thƣởng trƣớc.... Tiền trợ cấp có thể là các loại tiền trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp hƣu trí, trợ cấp một lần khi thôi việc, trợ cấp chính sách, trợ cấp thƣơng tật, mất sức, học bổng, trợ cấp đào tạo ... Tiền trúng xổ số cũng có thể là các loại tiền có đƣợc do trúng thƣởng bất kể tiền trúng thƣởng này gắn liền với tài sản chung hay tài sản riêng. Ví dụ, cha mẹ chồng cho riêng chồng một sổ tiết kiệm ngoại tệ, tất nhiên, số ngoại tệ gốc đƣợc ghi nhận trong sổ tiết kiệm đó là tài sản riêng của chồng, nhƣng nếu do kết quả của một cuộc xổ số mà số sổ tiết kiệm này trùng khớp với số trúng thƣởng một số tiền nào đó thì số tiền đó là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ, trong chừng mực nào đó, có thể coi trúng thƣởng nhƣ một trƣờng hợp phát sinh hoa lợi đột biến, bât thƣờng của tài sản gốc. Thế nhƣng, nếu vậy thì tài sản

gốc phải không bị giảm sút chất liệu hoặc biến mất sau khi khối tài sản trúng thƣởng xuất hiện. Trong một giả thiết khác, một ngƣời đƣợc tặng cho riêng một tờ vé số. ậ một thời điểm nào đó sau khi xổ số và trƣớc khi lĩnh thƣởng, không thể thiết lập đƣợc sự khác biệt giữa giá trị của tờ vé số và giá trị của giải thƣởng. Tờ vé số trúng thƣởng tự nó là một tài sản có giá trị thực ngang với giá trị của giải thƣởng. Sau khi lĩnh thƣởng, tờ vé số hết giá trị. Ta nói rằng, trong trƣờng hợp này giá trị của giải thƣởng là hình thức biểu hiện giá trị của tờ vé số sau khi xổ số. Bởi vậy, một cách lý thuyết, nếu tờ vé số thuộc tài sản riêng thì giải thƣởng phải thuộc tài sản riêng và ngƣợc lại.

Ngoài ra, Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP khi nhắc đến các thu nhập hợp pháp khác chỉ nhắc đến các loại tiền thƣởng, tiền trợ cấp, tiền trúng xổ số mà không nhắc đến các loại tài sản khác có đƣợc do thƣởng nhƣ giải thƣởng, thƣởng bằng các hiện vật, quyền tài sản… Đây thực chất cũng là một loại tài sản có cùng nguồn gốc. Nếu thực hiện nguyên tắc áp dụng pháp luật cũng có thể coi đây là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Tuy nhiên, để hệ thống pháp luật đƣợc đầy đủ, cụ thể, thiết nghĩ pháp luật cũng cần có những quy định cụ thể.

Thu nhập hợp pháp khác cũng có thể hiểu là các hoa lợi, lợi tức thu đƣợc do việc khai thác tự nhiên hoặc khai thác pháp lý từ các loại tài sản của vợ chồng bao gồm cả tài sản chung và tài sản riêng nhƣ: cây con sinh ra từ cây mẹ, gia súc con sinh ra từ gia súc mẹ, cá con, trứng, tiền cho thuê nhà, tiền lãi tiết kiệm, lợi tức cổ phiếu, trái phiếu, tiền thu đƣợc từ việc cho phép sử dụng tác phẩm….Tuy nhiên, trong trƣờng hợp vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung thì kể từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã đƣợc chia thuộc sở hữu riêng của mỗi ngƣời, trừ trƣờng hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Nhƣ vậy, nếu căn cứ vào quy định về thu nhập hợp pháp khác, nhiều ý kiến cho rằng các hoa lợi, lợi tức thu đƣợc từ khối tài sản riêng cũng thuộc sở hữu chung của

vợ chồng. Tuy nhiên, căn cứ vào quy định về chia tài sản chung và sử dụng phƣơng pháp áp dụng, các ý kiến khác lại cho rằng hoa lợi, lợi tức có nguồn gốc liên quan tới tài sản riêng thì thuộc tài sản riêng của mỗi bên. Vấn đề này chƣa đƣợc quy định cụ thể, rõ ràng trong pháp luật về hôn nhân gia đình.

Một vấn đề cần đƣợc chú ý là thu nhập hợp pháp ở đây cần phải có đƣợc trong thời kỳ hôn nhân. Nếu phát sinh ngoài thời kỳ hôn nhân thì bất kể nguồn gốc, công sức đóng góp của hai vợ chồng đối với tài sản đó nhƣ

Một phần của tài liệu Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)