Quản lý, giám sát chặt chẽ quá trình trước và sau giải ngân

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Trang 86)

Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong

83

nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ.

Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay phù hợp với đặc thù của các khoản vay,

chất lượng khách hàng. Trong kiểm tra sử dụng vốn, cần nghiêm túc thực hiện kiểm

tra trên thực tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, về TSBĐ của khách hàng, kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ. Nội dung kiểm tra gồm kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay theo đúng mục đích và các cam kết ghi trong hợp đồng; Kết quả, hiệu quả thực hiện dự án, phương án; Hiện trạng TSBĐ tiền vay; Tình hình hàng tồn kho, tiêu thụ sản phẩm và hàng hóa của khách hàng; Tình hình tài chính của khách hàng; Tình hình trả nợ gốc và lãi … Kiểm tra thường xuyên tại cơ sở của khách hàng; Theo dõi tình hình ngành sản xuất của khách hàng. Kiểm tra việc đánh giá tài sản thế chấp theo giá trị và hiện vật ở thời điểm hiện tại.

Sử dụng xếp hạng tín dụng khách hàng làm cơ sở cho việc xác định định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm kiểm tra sử dụng vốn vay, trong đó những khách hàng có xếp hạng tín dụng cao, có uy tín trong quan hệ tín dụng thì thời hạn kiểm tra sử dụng dài hơn, các khách hàng xếp hạng tín dụng càng thấp thì mật độ kiểm tra nhiều hơn.

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày phát tiền vay đối với khoản vay ngắn hạn, 30 ngày đối với khoản vay trung dài hạn, cán bộ QLKH phải tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh, TSBĐ tiền vay. Cán bộ QLKH phải tiến hành tiếp cận kiểm tra khách hàng định kỳ hàng tháng. Ngoài việc kiểm tra định kỳ, QLKH có thể tiến hành kiểm tra đột xuất nếu phát hiện khoản vay hoặc khách hàng có dấu hiệu không bình thường. Đối với những khách hàng có nợ xấu, cần kiểm tra và phân loại nợ 1 lần/tháng để theo sát tình hình của khách hàng, có nhận định, phân tích và giải pháp đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro.

Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện khoản vay có dấu hiệu bất thường gây rủi ro cho VIB; căn cứ vào mức độ vi phạm, tình hình hoạt động và khả năng trả nợ, cán bộ QLKH phải trình cấp có thẩm quyền các biện pháp xử lý như Tạm ngừng giải ngân và cho vay mới; Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; Chấm dứt cho vay, thu hồi một phần hoặc toàn bộ nợ trước hạn, chuyển nợ quá hạn; Phát mại TSBĐ tiền

84

vay, khởi tố vụ án ra tòa..

Trong công tác kiểm tra nội bộ, ngoài thực hiện kiểm tra theo định kỳ, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ. Công tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Trang 86)