Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Trang 36)

nhỏ của NHTM

Như đã trình bày ở trên, tín dụng đối với DNVVN có những đặc điểm khác biệt với những loại hình tín dụng khác và rủi ro đối với loại hình tín dụng này cũng có những điểm khác so với các loại hình tín dụng khác từ đó đòi hỏi công tác quản trị rủi ro đối với DNVVN cũng có những nét riêng biệt.

- Khả năng nhận biết và đo lường rủi ro khó hơn: So với các doanh nghiệp

33

DNVVN cung cấp thường không được kiểm toán. Hơn nữa, trong doanh nghiệp thường có 2 đến 3 loại sổ sách: 1 loại sổ sách để đối phó với cơ quan thuế, 1 loại cho Ngân hàng tức là hạch toán có lãi để xin vay, 1 loại cho nội bộ doanh nghiệp. Do vậy, sổ sách kế toán mà các khách hàng cung cấp cho Ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Chính vì vậy công tác thu thập thông tin gặp nhiều khó khăn dẫn đến thiếu cơ sở cho việc xác định rủi ro.

- Việc định giá và quản lý tài sản đảm bảo phải được tiến hành thường xuyên hơn do phần lớn các khoản vay của DNVVN được đảm bảo bằng hàng hóa tồn kho hoặc hàng hình thành từ vốn vay mà đặc điểm của loại tài sản này là dễ bị giảm giá trị do sự biến động của thị trường, khách hàng cũng dễ tiêu thụ, đổi hàng…trong trường hợp có ý định lừa đảo ngân hàng.

- Lãi suất cho vay đối với DNVVN thường cao để phần nào bù đắp rủi ro

cao. Đối với các doanh nghiệp lớn có uy tín, sản xuất kinh doanh hiệu quả, các ngân hàng thường cạnh tranh gay gắt để thu hút khách hàng bằng việc sử dụng công cụ phổ biến nhất là lãi suất, chính vì thế lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp này thường thấp. Trong khi đó, rất ít ngân hàng sử dụng công cụ lãi suất để cạnh tranh trong cho vay các DNVVN mà công cụ chủ yếu trong trường hợp này thường là: Đơn giản hóa thủ tục cho vay, tăng số tiền cho vay…Tuy nhiên, hiên nay NHNN với mục tiêu hỗ trợ các DNVVN có quy định trần lãi suất cho vay áp dụng cho các khoản vay trong một số lĩnh vực kinh doanh: Lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn theo quy định 41/2010/NĐ CP ngày 12/04/2012; thực hiện phương án sản xuất kinh doanh xuất khẩu theo luật thương mại, phục vụ sản xuất kinh doanh doanh nghiệp, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định 12/2011/TTG ngày 24/02/2011 của thủ tướng chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ.

- Quy trình quản trị rủi ro chặt chẽ hơn: Vì số lượng khoản vay đối với DNVVN là rất lớn trong khi giá trị của các khoản vay lại nhỏ dẫn đến một số lượng khách hàng lớn cần phải quản lý. Do đó để có thể quản trị rủi ro đối với DNVVN tốt đòi hỏi một quy trình chặt chẽ hơn cũng như lượng thời gian lớn hơn so với các loại hình tín dụng khác. Công tác kiểm tra sau cho vay phải được tiến hành thường xuyên hơn.

34

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIB

Trong chương 2, tác giả trình bày tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của VIB từ năm 2006 đến năm 2011 thông qua các chỉ tiêu đạt được: Hoạt động huy động vốn, tăng trưởng dư nợ tín dụng, tăng trưởng dư nợ theo thời gian, thực trạng dư nợ theo loại tiền, chất lượng tín dụng theo nhóm nợ….Thực trạng tín dụng của DNVVN tại VIB và thực trạng rủi ro tín dụng của DNVVN tại VIB, từ đó thực hiện đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, đưa ra những kết quả đạt được và một số hạn chế mà VIB cần khắc phục.

2.1 Khái quát về VIB

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)