VIB đã đưa ra quy trình cho vay chuẩn mực, thống nhất, rõ ràng giúp cho quá trình vay diễn ra thống nhất, khoa học, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi QLKH tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi tất toán thanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến hành theo năm bước là: Marketing/tiếp thị khách hàng; Thẩm định, phê duyệt cho vay ; Hoàn thiện thủ tục và giải ngân; Kiểm tra, giám sát khoản vay; Thu hồi nợ vay.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện từ khâu tiếp nhận thu thập, hồ sơ, thẩm định hồ sơ, quyết định cho vay và kiểm tra sử dụng vốn, thu hồi vốn sau khi cho vay vẫn còn lỏng lẻo. Hoàn thiện quy trình này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế sai sót, rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.
Quá trình thẩm định, phê duyệt cho vay là bước quan trọng trong quá trình cho vay, thực hiện đầy đủ, kỹ lưỡng sẽ đưa ra những biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế và giảm thiểu những thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Quá trình thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian ra các quyết định, đảm bảo sự cẩn trọng hợp lý trên cơ sở phân tích lợi nhuận và rủi ro cũng như đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng phục vụ khách hàng. Giải quyết các đòi hỏi này cần thực hiện:
Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng. Chú trọng phân tích định lượng, lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với phân tích định tính (phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, môi trường nội bộ của doanh nghiệp, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng…); đánh giá được các phương diện: rủi ro do ngành, rủi ro do kinh doanh để nhận ra những rủi ro tiềm tàng và khả năng kiểm soát, hạn chế những rủi ro đó của ngân hàng. Trong phân tích định lượng, ứng dụng và hoàn thiện hệ thống cho điểm
80
và xếp hạng tín dụng khách hàng.
Cần phối kết hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng trong hợp đồng tín dụng như lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án/dự án, các TSBĐ …để đảm bảo lợi ích thu được phải tương xứng với mức độ rủi ro. Các điều kiện pháp lý trong hợp đồng tín dụng càng chặt chẽ càng đảm bảo các quyền lợi của VIB khi rủi ro xảy ra, đồng thời nâng cao trách nhiệm của khách hàng trong sử dụng vốn vay, hạn chế rủi ro xảy ra.
Trong thời hạn khoản vay, cần phải theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, việc thực thi các phương án, kế hoạch trả nợ, rà soát bổ sung hồ sơ đảm bảo và đầy đủ. Nghiêm túc thực hiện các quy định về TSĐB, đồng thời cần rà soát lại hồ sơ TSĐB của các khoản vay và bổ sung các thủ tục, tài liệu cần thiết nhằm hạn chế rủi ro về việc thu hồi tài sản. Chú trọng giám sát chặt chẽ đối với hàng hóa cầm cố, thường xuyên đối chiếu, kiểm tra định kỳ và đột xuất nhằm đảm bảo đủ TSĐB cho khoản vay. Mục đích nhằm giúp phát hiện kịp thời nhanh chóng những dấu hiệu cảnh báo sớm, những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp ngăn chặn, khắc phục, phòng ngừa.
Giai đoạn thu hồi và xử lý nợ cũng vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc rà soát lại hồ sơ, nhân viên ngân hàng cũng phải thường xuyên theo dõi việc trả nợ của khách hàng. Tiến độ trả nợ một phần đánh giá nên tiềm lực của khách hàng, cũng như thái độ cộng tác, nguy cơ rủi ro trong tương lai. Việc xử lý nợ cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt theo đúng trình tự và thủ tục, nên có một bộ phận hoặc công ty xử lý nợ riêng biệt để tăng thêm tính chuyên môn hoá cao và đạt được hiệu quả như ý muốn.