Các nhân tố môi trường bên ngoài 1 Chính sách kinh tế

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu vải tại công ty CP Bảo Hưng (Trang 30)

b. Trình tự kế toán

2.1.2. Các nhân tố môi trường bên ngoài 1 Chính sách kinh tế

2.1.2.1. Chính sách kinh tế

Lịch sử đã chứng minh rằng, các nền kinh tế thị trường thành công nhất đều không

thể phát triển một cách tự phát nếu thiếu sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước. Các nền kinh tế thị trường nguyên thuỷ dựa trên cơ sở sản xuất và trao đổi giản đơn có thể hoạt động một cách có hiệu quả mà không cần sự can thiệp của Nhà nước. Tuy nhiên, vì nền kinh tế tăng trưởng dưới tác động bên ngoài ngày một phức tạp nên sự can thiệp của Nhà nước xuất hiện như một tất yếu cho sự hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế thị trường. Trong các nền kinh tế thị trường đã Phát triển, Nhà nước có 3 chức năng kinh tế rõ rệt là: can thiệp, quản lý và điều hoà phúc lợi. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định, song sự điều tiết của Nhà nước vẫn là một trong các hoạt động của nền kinh tế thị trường. Nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính và chính sách tiền tệ.

Chính sách tài chính bao gồm các chính sách thuế và chi tiêu ngân sách của Nhà nước nhằm điều tiết chu kỳ kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm, ổn định giá cả và tăng trưởng liên tục của nền kinh tế. Trong những thời kỳ kinh tế suy giảm, chính sách tài chính có tác dụng kích cầu và sản xuất bằng cách Chính phủ tăng mua, giảm thuế, do đó tạo ra được một thu nhập quốc dân khả dụng lớn hơn để đưa vào luồng tiêu đùng. Còn trong những thời kỳ kinh tế "quá nóng", chính phủ làm ngược lại. Để cân bằng lại những biện pháp tài chính cố ý này, Nhà nước tạo ra nhưng cái gọi là cơ chế ổn định, như thuế thu nhập luỹ tiến và phụ cấp thất nghiệp. Chính sách tài chính được điều hành một cách độc lập với chính sách tiền tệ là chính sách nhằm điều tiết hoạt động kinh tế bằng cách kiểm soát việc cung ứng tiền.

Mỗi chính sách kinh tế của nhà nước đều làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi công tác kế toán trong doanh nghiệp nói chung cũng như kế toán nguyên vật liệu trong công ty CP Bảo Hưng nói riêng cần có sự thay đổi thích hợp để thích ứng với những thay đổi của chính sách kinh tế.

Chẳng hạn như, Nhà nước tăng lãi suất vay vốn ngân hàng làm cho chi phí đầu vào của các doanh nghiệp tăng lên làm cho giá hàng hoá, vật tư bán ra cũng tăng lên. Giá nguyên vật liệu tăng lên làm cho chi phí sản xuất tăng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Giá cả nguyên vật liệu biến động mạnh sẽ dẫn tới kế toán nguyên vật liệu vải tại công ty CP Bảo Hưng gặp khó khăn.

Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước. Nhà nước sử dụng thuế là một công cụ quan trọng để quản lý kinh kế. Mọi doanh nghiệp đều phải tuân theo các chính sách thuế đã đề ra của nhà nước, công ty CP Bảo Hưng cũng vậy. Chính sách thuế có ảnh hưởng rất lớn đối với công tác kế toán, biểu hiện như mọi thay đổi trong chính sách thuế sẽ ảnh hưởng đến việc tính toán, lập chứng từ, ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính của công ty…

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu vải tại công ty CP Bảo Hưng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w