3.2.2.1. Các kiến nghị về quản trị điều hành.
a. Nâng cao nhận thức và tăng cường công tác đào tạo cán bộ.
Chất lượng cán bộ thực hiện xếp hạng sẽ quyết định chất lượng kết quả xếp hạng, chính vì vậy để cho kết quả xếp hạng phản ánh đúng thực chất tình hình doanh nghiệp, Vietcombank phải tăng cường công tác giáo dục đào tạo cán bộ:
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ về nhiệm vụ xếp hạng tín dụng.
- Giáo dục về đạo đức, ý trí vững vàng, không bị cám dỗ bởi vật chất, ý thức luôn tuân thủ pháp luật trong hoạt động tín dụng ngân hàng.
- Đạo tào kiến thức kiến thức nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến tín dụng ngân hàng như kế toán, tài chính doanh nghiệp, phân tích hoạt động kinh doanh, thẩm định dự án, …
Việc tổ chức đào tạo có thể thực hiện bằng cử cán bộ đi học, mời chuyên gia, giảng viên về dạy, hoặc tự đào tạo trong nội bộ ngân hàng.
b. Đẩy mạnh thực thi XHTD trong hoạt động tín dụng.
Hệ thống xếp hạng tín dụng dù có hoàn thiện đến đâu cũng đều do con người thực hiện. Nếu kết quả xếp hạng tín dụng không được sử dụng để quản lý rủi ro tín
dụng một cách triệt để và kiên quyết thì ý nghĩa và tác dụng của hệ thống xếp hạng tín dụng sẽ không được phát huy.
Để quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, Vietcombank phải kiên quyết hơn trong việc áp dụng và thực thi hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng. Để thực hiện được điều này Vietcombank có thể thường xuyên kiểm tra việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng tại các chi nhánh trong hoạt động tín dụng, bằng cơ chế tự kiểm tra của bộ phận kiểm tra nội bộ của chi nhánh, kiểm tra đột xuất của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Hội sở chính và cơ chế giám sát thường xuyên của Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, khi phát hiện ra những sai phạm phải kiên quyết xử lý.
Tác dụng của kiểm tra là nhằm ngăn ngừa những sai sót dù là vô tình hay cố ý có thể xảy ra, nhằm phát hiện những sai sót để chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn. Nếu không có kiểm tra người thực hiện xếp hạng có thể dễ dàng xếp hạng theo ý chủ quan cá nhân, phản ánh không đúng tình hình thực tế khách hàng.
Trong thời gian qua cho thấy Vietcombank chỉ tập trung kiểm tra hồ sơ tín dụng mà không kiểm tra việc xếp hạng khách hàng trong khi đó kết quả xếp hạng lại quyết định việc cấp tín dụng và cơ chế tín dụng áp dụng cho khách hàng. Đây là một thiết sót cần phải khắc phục.
c. Xây dựng hệ thống thông tin riêng của Vietcombank.
Cũng giống như các tổ chức khác, Vietcombank cũng gặp phải khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn thông tin để phục vụ cho việc xếp hạng khách hàng. Hiện nay, các báo cáo ngành cũng được Vietcombank tổ chức thực hiện, nhưng chỉ là riêng lẻ, và mới chỉ thực hiện đối với một số ngành chính yếu, chưa thực hiện được ở nhiều ngành khác, và chỉ phục vụ cho một số mục đích riêng. Để có một cơ sở dữ liệu riêng, phục vụ cho việc xếp hạng Vietcombank phải thiết lập hệ thống thông tin trung tâm, các Chi nhánh phải có nghĩa vụ báo cáo định kỳ thông tin về các doanh nghiệp đang quan hệ tại chi nhánh về trung tâm lưu trữ. Khi cần thông tin, các chi nhánh sẽ đề nghị trung tâm cung cấp thông tin.
- Xây dựng hệ thống các trọng số, chỉ tiêu phân tích đối với các ngành kinh tế hoàn thiện hơn để có thể phản ánh được những đặc thù trong hoạt động của từng ngành riêng biệt. Hệ thống các trọng số, chỉ tiêu phân tích này cần được điều chỉnh linh hoạt theo tình hình biến động của ngành, của nền kinh tế.
- Xây dựng lại tỷ trọng các chỉ tiêu phân tích đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại theo hệ thống xếp hạng do có phần chưa hợp lý khiến cho việc áp dụng chính sách khách hàng cũng như chính sách phân loại nợ đối với đối tượng khách hàng này có yêu cầu cao hơn so với các doanh nghiệp trong hoạt động trong lĩnh vực khác. Điều này làm hạn chế khả năng cạnh tranh của Vietcombank trong việc cho vay đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại so với các ngân hàng khác.
- Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực: Căn cứ được đánh giá xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp (đem lại doanh thu trên 50%) việc đánh giá chấm điểm xếp hạng tín dụng trong trường hợp này cũng mang tính chất tương đối. Do đó, cần xây dựng mô hình phân tích dựa trên nhiều biến số để có thể đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được toàn diện nhất.
- Xếp hạng tín dụng đối với các đơn vị phụ thuộc: hiện tại việc xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại Vietcombank chưa có bộ chỉ tiêu đối với các đơn vị phụ thuộc (công ty con, chi nhánh công ty, các đơn vị thuộc cùng một nhóm...), do đó hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietcombank trong thời gian tới cần xây dựng thêm một bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng dành cho khách hàng là công ty con, chi nhánh công ty, doanh nghiệp cùng một nhóm để có cái nhìn tổng thể hơn về doanh nghiệp vay vốn.
- Xây dựng hệ thống thông tin thống kê về tình hình tài chính, phi tài chính, xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, có cùng quy mô. Trên cơ sở đó, kết quả xếp hạng tín dụng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp cần xếp hạng tín dụng có thể so sánh với số bình quân của các đơn vị cùng ngành, cùng quy mô, và toàn bộ các đơn vị đang vay vốn tại Vietcombank.
Kết luận Chương 3.
Đưa ra định hướng hoạt động trong thời gian tới về các hoạt động chủ yếu như hoạt động tín dụng, hoạt động huy động vốn, xây dựng hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng. Xác định công tác xếp hạng tín dụng là một nhiệm vụ trọng yếu trong việc phòng ngừa rủi ro tín dụng, lựa chọn khách hàng và thực hiện chính sách tín dụng. Đưa ra các kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước và Vietcombank nhằm đẩy mạnh việc thực thi hệ thống xếp hạng tín dụng, qua đó hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng.
KẾT LUẬN
Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là việc đánh giá, xếp loại các doanh nghiệp với phương pháp và các chỉ tiêu đánh giá phù hợp nhằm làm rõ thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh cả về nguồn lực, tiềm năng, lợi thế kinh doanh cũng như những rủi ro tiềm ẩn, và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp cũng nhằm đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp, mức độ rủi ro tín dụng, được xác định thông qua đánh giá bằng thang điểm, tuân thủ theo các nguyên tắc nhất định, phù hợp với thông lệ quốc tế, có đặt trong mối quan hệ biện chứng với môi trường kinh tế xã hội.
Từ những phân tích trên cho thấy, hệ thống xếp hạng tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng, từ khâu đầu vào đến các bước quản lý, đo lường và theo dõi liên tục tín dụng, từ cấp độ khách hàng riêng lẻ đến toàn bộ danh mục đầu tư, từ những ứng dụng trực tiếp trong tín dụng đến các ứng dụng trong đánh giá chất lượng tài sản, dự phòng…
Theo đó, chỉ những doanh nghiệp hoạt động tốt, được đánh giá, xếp hạng từ mức an toàn trở lên mới được sử dụng nguồn vốn vay để tổ chức sản xuất, kinh doanh. Ngân hàng là tổ chức tài chính trung gian nên không thể cho những doanh nghiệp yếu kém, dễ gây lãng phí, thất thoát vay vốn vì các doanh nghiệp này có thể gây ra nguy cơ rủi ro cho ngân hàng, ảnh hưởng dây chuyền đến các chủ thể khác trong nền kinh tế. Trên thực tế có rất nhiều phương pháp để hạn chế rủi ro cho hoạt động ngân hàng, và phương pháp dựa vào kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp ngày càng được lựa chọn phổ biến, đối với một số ngân hàng là quy định bắt buộc khi xem xét cho vay. Do đó, việc thực thi hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là một nhiệm vụ rất quan trọng trong quản trị rủi ro tại các Ngân hàng thương mại.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Xuân Bắc (2012), Vai trò của Xếp hạng tín dụng trong quản trị rủi ro và kiểm soát nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, Hội nghị đánh giá
tác động xếp hạng tín dụng đối với hoạt động ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam ngày 21/09/2012.
2. Nguyễn Xuân Đồng (2012), Bàn về vai trò của xếp hạng tín dụng đối với phát triển kinh tế và quản trị rủi ro, Hội nghị đánh giá tác động xếp hạng tín
dụng đối với hoạt động ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam ngày 21/09/2012.
3. Nguyễn Hữu Đương (2012), Xếp hạng tín dụng là một giải pháp nhằm lựa chọn doanh nghiệp xứng đáng được sử dụng nguồn lực vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế đất nước, Hội nghị đánh giá tác động xếp hạng tín dụng
đối với hoạt động ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam ngày 21/09/2012. 4. Nguyễn Thành Huyên (2008), Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng của
Vietcombank, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế Hồ Chí Minh.
5. Phạm Huy Hùng (2012), Xếp hạng tín dụng nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, thực trạng và giải pháp, Hội nghị đánh giá tác động xếp hạng
tín dụng đối với hoạt động ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam ngày 21/09/2012.
6. Nguyễn Đức Hưởng (2012), Xếp hạng tín dụng góp phần đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng tại các NHTM nói chung là LienvietpostBank nói riêng,
Hội nghị đánh giá tác động xếp hạng tín dụng đối với hoạt động ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam ngày 21/09/2012.
7. Nguyễn Đức Lệnh (2012), “Xếp hạng tín dụng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng
bền vững và bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng”, Hội nghị đánh giá tác động xếp hạng tín dụng đối với hoạt động ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam ngày 21/09/2012.
8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.
9. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.
10.Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2009-2011), Báo cáo thường niên năm 2009-2011.
11.Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2012), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Quý 3/2012.
12.Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Sổ tay hướng dẫn chấm điểm hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp.
13.Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2007), Quyết định 117/VCB.CSTD về việc ban hành chính sách xếp hạng tín dụng nội bộ. 14.Đào Minh Phúc (2012), Giới thiệu một số mô hình xếp hạng tín dụng khách
hàng giải pháp giảm thiểu nợ xấu, Hội nghị đánh giá tác động xếp hạng tín
dụng đối với hoạt động ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam ngày 21/09/2012.
15.Lê Tất Thành (2012), Cẩm nang xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, Nhà xuất
bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
16.Nguyễn Văn Tuân (2012), Xếp hạng tín dụng đối với đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, Hội nghị đánh giá tác động xếp
hạng tín dụng đối với hoạt động ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam ngày 21/09/2012.
17.Phạm Quang Tùng (2012), BIDV – Ngân hàng tiên phong Xếp hạng tín dụng nội bộ tiệm cận chuẩn mực quốc tế, Hội nghị đánh giá tác động xếp hạng tín
dụng đối với hoạt động ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam ngày 21/09/2012.