Giới thiệu Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 34)

2.1.1. Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/06/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber Bill Payment,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi,

nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, dần tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt (qua ngân hàng) cho khách hàng.

Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có trên 12.500 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam (Công ty TNHH MTV cho thuê tài chính Vietcombank – VCB Lea Co; Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank – VCBS; Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198 - VCBT), 2 công ty con tại nước ngoài (Công ty tài chính Việt Nam tại Hongkong – Vinafico; Công ty chuyển tiền Vietcombank - VCBM), 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết (Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Vietcombank; Công ty liên doanh Vietcombank – Bonday – Bến Thành; Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư Chứng khoán Vietcombank – VCBF; Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank Cardif – VCLI; Công ty liên doanh Vietcombank Bonday). Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với 1.700 ATM và 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có chuyên môn vững vàng, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của hơn 6 triệu khách hàng cá nhân.

Cuối năm 2011 Vietcombank chính thức hợp tác với đối tác chiến lược là Mizuho – tập đoàn tài chính lớn thứ 3 của Nhật Bản thông qua việc Mizuho đầu tư mua 15% vốn cổ phần tại Vietcombank. Sự hợp tác chiến lược toàn diện với Mizuho được kỳ vọng sẽ thúc đẩy Vietcombank hướng đến mô hình một ngân hàng đa doanh có quy mô hoạt động toàn cầu, có tầm ảnh hưởng trong khu vực. Bên cạnh đó, Mizuho sẽ cam kết hỗ trợ Vietcombank trong các lĩnh vực tài trợ thương mại, tài trợ dự án… nhằm tăng tiềm lực tài chính cho Vietcombank, thể hiện vai trò đầu tàu trong nền kinh tế và hỗ trợ đắc lực cho khách hàng…

2.1.2. Tình hình hoạt động.

2.1.2.1. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh. a. Tình hình tài chính các năm gần đây:

Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán của Vietcombank năm 2010, 2011 Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2010

I Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 5.393.766 5.232.743

II Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước 10.616.759 8.239.851 III Tiền gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng khác 105.005.059 79.653.830 1 Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác 71.822.547 79.499.786 2 Cho vay các tổ chức tín dụng khác 33.197.058 159.666 3 Dự phòng rủi ro cho vay các tổ chức tín dụng khác (14.546) (5.622)

IV Chứng khoán kinh doanh 817.631 7.181

1 Chứng khoán kinh doanh 825.372 10.830

2 Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (7.741) (3.649) V Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài

chính khác

- 34.686

VI Cho vay và ứng trước khách hàng 204.089.479 171.241.318 1 Cho vay và ứng trước khách hàng 209.417.633 176.813.906 2 Dự phòng rủi ro cho vay và ứng trước khách hàng (5.328.154) (5.572.588)

VII Chứng khoán đầu tư 29.456.514 32.811.215

1 Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 26.027.134 22.780.947 2 Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 3.750.522 10.329.560 3 Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư (321.142) (299.292) VIII Góp vốn, đầu tư dài hạn 2.618.418 3.955.000

1 Vốn góp liên doanh 646.292 1.563.346

2 Đầu tư vào công ty liên kết 18.693 22.965

3 Đầu tư dài hạn khác 2.161.359 2.524.588

4 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (207.926) (155.899)

Chỉ tiêu 2011 2010 1 Tài sản cố định hữu hình 1.460.829 1.178.813 a Nguyên giá 4.190.184 3.539.302 b Hao mòn tài sản cố định (2.729.355) (2.360.489) 2 Tài sản cố định vô hình 1.144.915 407.280 a Nguyên giá 1.386.884 606.920 b Hao mòn tài sản cố định (241.969) (199.640) X Tài sản Có khác 6.118.909 4.859.421

1 Các khoản phải thu 2.318.052 1.920.236

2 Các khoản lãi, phí phải thu 3.378.930 2.358.165

3 Tài sản Có khác 421.927 581.020

TỔNG TÀI SẢN CÓ 366.722.279 307.621.338

NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 2011 2010

I Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 38.866.234 10.076.936 II Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác 47.962.375 59.535.634 1 Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 22.725.480 53.950.694 2 Vay các tổ chức tín dụng khác 25.236.895 5.584.940 III Tiền gửi của khách hàng 227.016.854 204.755.949 IV Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản

nợ phải trả tài chính khác

11.474 -

V Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay tổ chức tín dụng chịu rủi ro

- 20

VI Phát hành giấy tờ có giá 2.071.383 3.563.985

VII Các khoản nợ khác 22.012.029 8.832.053

1 Các khoản lãi, phí phải trả 2.949.343 2.639.960 2 Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả 6.789 2.088 3 Các khoản phải trả và công nợ khác 18.157.982 5.180.804 4 Dự phòng rủi ro cho công nợ tiềm ẩn và các cam

kết ngoại bảng

897.915 1.009.201

Chỉ tiêu 2011 2010 VIII Vốn và các quỹ 1 Vốn của tổ chức tín dụng 20.739.157 14.255.875 a Vốn điều lệ 19.698.045 13.223.715 b Thặng dư vốn cổ phần 995.952 987.000 c Vốn khác 45.160 45.160 2 Quỹ của tổ chức tín dụng 2.116.611 1.456.675

3 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 191.020 269.314

4 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 70.442 35.631

5 Lợi nhuận chưa phân phối 5.521.466 4.719.234

a Lợi nhuận để lại năm trước 2.676.183 1.645.856

b Lợi nhuận để lại năm nay 2.845.283 3.073.378

TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 28.638.696 20.736.729

IX Lợi ích của cổ đông thiểu số 143.234 120.032

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 366.722.279 307.621.338

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank năm 2010, 2011)

Trong các năm gần đây, Vietcombank đạt được tốc độ tăng trưởng tài sản hàng năm bình quân khoảng 17 – 20%, theo hướng tăng trưởng bền vững, giảm tỷ lệ kinh doanh chứng khoán, bất động sản, tăng huy động vốn từ nền kinh tế và tăng cho vay khách hàng, tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro, tỷ lệ nợ xấu ở mức cho phép dưới 3% tổng dư nợ, các khoản nợ xấu này hàng quý đều được trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ. Bên cạnh đó, nguồn vốn chủ sở hữu cũng có tỷ lệ tăng tương đối bền vững bằng cách phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng và tăng cường trích lập các quỹ, lợi nhuận giữ lại, nhằm tiến tới đạt tỷ lệ an toàn vốn CAR theo chuẩn mực quốc tế.

Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank năm 2010, 2011 Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2010

1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 33.354.733 20.587.489 2 Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự (20.933.053) (12.392.225)

I Thu nhập lãi thuần 12.421.680 8.195.264

3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 2.198.033 1.917.376 4 Chi phí từ hoạt động dịch vụ (688.300) (502.130) II Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 1.509.733 1.415.246 III Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 1.179.584 561.680 IV (Lỗ)/lãi thuần từ mua bán CK kinh doanh (5.896) 18.149 V Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 24.012 268.381

5 Thu nhập từ hoạt động khác 355.489 724.852

6 Chi phí hoạt động khác (1.616.405) (144.780)

VI (Lỗ)/lãi thuần từ hoạt động khác (1.260.916) 580.072 VII Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 1.002.574 492.026

VIII Chi phí hoạt động (5.699.837) (4.577.785)

IX Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

9.170.934 6.953.033

X Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (3.473.529) (1.384.183) XI Tổng lợi nhuận trước thuế 5.697.405 5.568.850 7 Chi phí thuế TNDN hiện hành (1.480.073) (1.265.808)

XII Chi phí thuế TNDN (1.480.073) (1.265.808)

XIII Lợi nhuận sau thuế 4.217.332 4.303.042

XIV Lợi ích của cổ đông thiểu số (20.521) (21.248) XVI Lợi nhuận thuần trong kỳ 4.196.811 4.281.794

XV Lãi cơ bản trên cổ phiếu 1.789 2.105

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank năm 2010, 2011)

Năm 2011 là một năm hoạt động đầy khó khăn nhưng với quyết tâm của toàn bộ cán bộ hệ thống Vietcombank vẫn đạt được mức lợi nhuận sau thuế khá ấn tượng nếu đặt bên cạnh lợi nhuận kinh doanh của các hệ thống ngân hàng cổ phần khác.

Trong đó, nguồn thu từ lãi vẫn chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, xấp xỉ 70% tổng thu nhập, nhưng tổng thu từ các hoạt động dịch vụ với tỷ trọng ngày càng tăng thể hiện xu thế của một ngân hàng hiện đại, đa năng. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng hoạt động cho vay và thu nhập từ lãi vay thì tỷ lệ nợ xấu cũng gia tăng đáng kể thể hiện ở chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng nhanh. Để hoạt động ngân hàng được phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả Vietcombank cần tăng cường các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng, có chính sách khách hàng

2.1.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng.

Bảng 2.3. Tình hình hoạt động tín dụng của Vietcombank đến 30/09/2012. Đơn vị tính: tỷ đồng, triệu USD Chỉ tiêu 30/09/2012 Tăng/giảm so với 31/12/2011 Tỷ lệ % Kế hoạch năm 2012 Dư nợ quy VND 226.077 17.991 8,6% 236.249 VNĐ 153.837 17.974 13,2%

Ngoại tệ (triệu USD) 3.468,4 0,9 0,0% 3.429

Ngắn hạn 137.163 13.851 11,2%

Trung dài hạn 88.914 4.140 4,9% 95.639

Tỷ lệ nợ xấu 3,2% 2,2%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank năm 2010, 2011)

Tổng dư nợ tín dụng đến hết Quý 3/2012 đạt 226.077 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cuối năm 2011, đạt 95,7% kế hoạch dư nợ năm 2012.

Chất lượng tín dụng: tính đến hết Quý 3/2012, theo số liệu phân loại nợ tự động từ hệ thống XHTD nội bộ, dư nợ xấu là 7.205,6 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,2% so với tổng dư nợ, tăng so với cuối năm 2011.

Như vậy đến hết Quý 3/2012 hoạt động tín dụng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những tác động tiêu cực của môi trường bên ngoài và ảnh hưởng dây chuyền của nó. Tuy nhiên, cũng không loại trừ một vài nguyên nhân từ nội bộ Vietcombank. Những nguyên nhân này đặt ra cho hoạt động tín dụng trong quý cuối năm 2012 những thách thức: phấn đấu đạt kế hoạch tín dụng năm 2012, một mặt đảm bảo chất lượng tín dụng, mặt khác góp phần thu hẹp

chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng huy động vốn và tốc độ tăng trưởng tín dụng nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận cho ngân hàng.

2.2. Thực trạng hoạt động xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam: hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam:

2.2.1. Khái quát về hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam: hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam:

2.2.1.1. Từ năm 2006 trở về trước

Từ năm 2003 công tác XHTD được chính thức áp dụng thực hiện trong phạm vi toàn hệ thống Vietcombank, tuy nhiên mới chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp vay vốn (chưa áp dụng với Tổ chức tín dụng và cá nhân).

Công tác xếp hạng tín dụng nội bộ được thực hiện dựa trên phương pháp chấm điểm các chỉ tiêu chia thành 2 nhóm bao gồm: 10 chỉ tiêu tài chính và 10 chỉ tiêu phi tài chính. Khách hàng được chia thành 4 nhóm ngành kinh tế lớn: Ngành công nghiệp, ngành xây dựng, ngành thương mại dịch vụ và ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Sau khi thực hiện chấm điểm, khách hàng được xếp thành 10 loại: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Tương ứng với mỗi loại khách hàng, Vietcombank có chính sách khách hàng riêng nhằm kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng của toàn hệ thống. Định kỳ hàng năm, Vietcombank tiến hành rà soát lại kết quả chấm điểm và các chỉ tiêu chấm điểm để chỉnh sửa hệ thống chấm điểm cho phù hợp.

Tuy nhiên qua 4 năm triển khai thực hiện, công tác xếp hạng khách hàng này đã bộc lộ một số bất cập, cụ thể:

- Hệ thống xếp hạng khách hàng theo quyết định này chỉ sử dụng cho khách hàng là doanh nghiệp, không sử dụng được cho các khách hàng là tổ chức tín dụng và các khách hàng là cá nhân.

- Các chỉ tiêu sử dụng để chấm điểm xếp hạng khách hàng thiên về các chỉ tiêu định lượng dựa trên báo cáo tài chính do vậy chưa đánh giá được xu hướng thay đổi mức độ rủi ro của từng khách hàng.

- Việc xếp hạng khách hàng sử dụng 2 tiêu thức (Vốn chủ sở hữu và số lượng lao động) để xác định quy mô hoạt động của khách hàng và xếp hạng khách

hàng theo 4 nhóm ngành lớn như trên có độ chính xác chưa cao, xác định sai quy mô của doanh nghiệp.

2.2.1.2. Từ năm 2007 đến nay

Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trong vòng tối đa 03 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực thì các các tổ chức tín dụng, trong đó có Vietcombank phải xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế.

Mặt khác, theo yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế, đặc biệt là các cam kết mở cửa thị trường tài chính – ngân hàng khi Việt Nam gia nhập WTO thì hoạt động của ngân hàng nói chung và của Vietcombank nói riêng phải tuân theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Do vậy công tác xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietcombank phải đảm bảo việc xếp hạng tín dụng khách hàng phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc thù của Vietcombank. Qua đó việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của Vietcombank sẽ đảm bảo tuân thủ theo thông lệ quốc tế.

Công tác XHTD theo hệ thống XHTD mới này sẽ trợ giúp cho Vietcombank trong việc kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách hàng vay vốn một cách có hệ thống trên cơ sở tập hợp các thông tin chuyên ngành và thông tin tổng hợp về nền kinh tế nói chung trong mối liên hệ đến quy mô khách hàng. Ngoài ra, công tác XHTD theo hệ thống XHTD này giúp ngân hàng có cơ sở đánh

Một phần của tài liệu Hoạt động xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)