Khái niệm đường mút và hàm đường mút

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu tối ưu hóa sơ đồ cắt vật liệu trong một số ngành công nghiệp (Trang 52)

CHƯƠNG 2 CÁC CƠ SỞ TỐN HỌC ĐỂ XÂY DỰNG SƠ ĐỒ CẮT

2.6.1 Khái niệm đường mút và hàm đường mút

Trên sơ đồ cắt chi tiết cùng chiều, hai chi tiết liền kề S1 và S2 cùng chiều và song song với nhau và khơng giao nhau, cĩ nghĩa là chúng cĩ thể tiếp xúc với nhau như thể hiện trên hình 2.12-a. Khoảng cách ρ12 nối hai cực O1 và O2 phải là một khoảng cách tối thiểu nào đĩ để hai chi tiết khơng giao nhau.

Để đảm bảo điều kiện hai chi tiết S1 khơng chồng lấn lên chi tiết S2, khoảng cách ρ giữa hai cực O1O2 phải đảm bảo điều kiện:

O1O2 ≥ρ12 (2.16) Khi cĩ khoảng cách chừa gia cơng z được xác định, cơng thức (2.16) sẽ là: O1O2 ≥ρ12 + z (2.17)

Chi tiết S2 cĩ thể chuyển động tịnh tiến trên mặt phẳng của tấm vật liệu. Gĩc φ tạo bởi đường nối O1O2 và trục Ox của hệ trục cố định được gọi là gĩc trượt tương đối của chi tiết S2 quanh chi tiết S1.

Hình 2.12 Đường mút của hai chi tiết

36

Khi cho chi tiết S2 tịnh tiến quanh chi tiết S1 theo bước gĩc ∆φ, đường nối tập hợp các điểm cực O2 sẽ tạo thành một đường và đường này được gọi là đường mút của chi tiết S2 quanh chi tiết S1 và cĩ ký hiệu là G21 (hình 2.12-b).

Cĩ thể rút ra nhận xét là: Khi điểm cực O2 của chi tiết S2 nằm trên đường mút G21 thì S1 và S2 tiếp xúc nhau. Khi điểm cực O2 nằm bên trong đường mút G21 thì S1 và S2 chồng lấn lên nhau; Khi điểm cực O2 nằm ngồi đường mút G21 thì S1 và S2 khơng giao nhau. Do vậy, việc xây dựng đường mút sẽ là cơ sở để giải quyết điều kiện khơng khơng chồng lấn lên nhau giữa các chi tiết trên sơ đồ cắt.

Đường mút của hai chi tiết S1 và S2 là đường nối tập hợp quỹ tích các điểm cực O2 của chi tiết S2 khi nĩ di chuyển tịnh tiến quanh cực O1 của chi tiết S1 đảm bảo điều kiện là hai chi tiết S1 và S2 luơn luơn tiếp xúc nhau.

Khi gĩc trượt φ thay đổi thì khoảng cách ρ12 cũng thay đổi. Giá trị của ρ12 phụ thuộc vào biên dạng chi tiết. Do vậy, ρ12 là một đại lượng biến thiên theo gĩc trượt φ của chi tiết thay đổi và được ký hiệu là f(φ). f(φ) được gọi là hàm đường mút.

ρ = f(φ) (2.18)

Khi xoay chi tiết S1 đi một gĩc ∆θ thì đường mút G21 cũng xoay đi một gĩc nhưng nĩ khơng thay đổi. Các đường mút cắt được lặp lại cĩ tính tuần hồn.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu tối ưu hóa sơ đồ cắt vật liệu trong một số ngành công nghiệp (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)