Tình hình chung

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại Việt Nam (Trang 55)

Đối với các nền kinh tế phát triển trên thế giới, khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt là một khái niệm phổ biến và gần như đồng nghĩa với hoạt động thanh toán chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, với nhiều nước đang phát triển khác, trong đó có Việt Nam thì thực tế lại có sự khác biệt khi mà thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn và thanh toán không dùng tiền mặt tuy tỷ lệ đang tăng dần, nhưng vẫn đang là mục tiêu được nhắc đến hàng năm của các của các chính phủ và ngân hàng trung ương.

Ở Việt Nam, tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán trong vòng 10 năm qua mặc dù đã giảm mạnh từ mức 23,7% năm 2001 xuống còn 13,,5% năm 2011 nhưng vẫn còn ở mức cao so với thế giới khi mà tỷ lệ này ở các nước tiên tiến như Thụy Điển và Na Uy chỉ khoảng 1%, còn Trung Quốc ở mức 10%. Rõ ràng, tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu ở Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực công, doanh nghiệp và dân cư.

Trong quý II năm 2012, phương tiện lệnh chi được sử dụng nhiều nhất về số lượng giao dịch cũng như giá trị giao dịch, tiếp đến là thẻ ngân hàng.

Bảng 2.4 Số liệu giao dịch theo các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt (quý II năm 2012)

Phƣơng tiện thanh toán Số lƣợng giao dịch (Món) Giá trị giao dịch (Triệu đồng) Thẻ ngân hàng 4.947.737 17.730.386 Séc 137.801 41.936.073 Lệnh chi 29.159.534 7.345.218.954 Nhờ thu 283.911 189.376.237

Phương tiện thanh toán khác (*)

17.489.226 2.257.675.791

Nguồn: Vụ Thanh toán-NHNNVN

Banking, Mobile Banking, Phone Banking, Internet Banking,

Phương thức được sử dụng chủ yếu là thanh toán qua ATM – chuyển tiền, thanh toán qua POS – tại điểm mua hàng có số lượng món tuy nhỏ nhưng giá trị giao dịch lại lớn tại quý II năm 2012.

Bảng 2.5 Số liệu giao dịch qua ATM, POS(Phát sinh trong Quý II năm 2012 )

Thiết bị Số lƣợng thiết bị(*) Số lƣợng giao dịch (Món) Giá trị giao dịch (Triệu đồng) ATM 13.920 129.895.619 197.479.040 POS/EFTPOS/EDC 89.957 4.585.569 27.304.314

Nguồn: Vụ Thanh toán-NHNNVN (*): Số lượng thiết bị tại thời điểm cuối Quý báo cáo

2.2.2. Thực trạng của phƣơng thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân.

Để nắm bắt được thực trạng của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, tác giả đã tiến hành khảo sát các đối tượng đang sống và làm việc tại Hà Nội. Số phiếu phát ra là 200, số phiếu thu về là 198, số phiếu hợp lệ là 181. Đặc điểm của mẫu tiến hánh khảo sát:

Tỷ trọng nam và nữ: Nữ chiếm 57%, nam chiếm 43 % Độ tuổi khảo sát chủ yếu từ 23 tới 36

Trình độ học vấn: Đại học chiếm tỷ trọng cao nhất 87%, Thạc sỹ và Tiến Sỹ 6%, các đối tượng khác là 7%

Mức thu nhập chiếm tỷ trọng cao nhất là từ 4 tới 8 triệu chiếm 60%, từ 9-15 triệu chiếm 20%, từ 16 tới 25 triệu chiếm 9 % và trên 25 triệu chiếm 6 %, thấp nhất là dưới 4 triệu chiếm 5%.

2.2.2.1. Thực trạng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

Phương tiện thanh toán là công cụ giúp con người thực hiện việc chi trả cho nhau trong quan hệ buôn bán. Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng các nhân là toàn bộ quá trình, cách thức nhận, trả tiền hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người mua và người bán. Để các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt phát triển được thì các công cụ của phương thức này không chỉ phải đa dạng và phong phú mà còn phải tiện ích cho người sử dụng:

Biểu đồ 2.1: Mức độ sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế

Qua biểu đồ trên ta thấy thẻ thanh toán là phương tiện được nhóm khách hàng cá nhân ưa thích sử dụng nhất. Thẻ thanh toán không những mang đầy đủ các tiện ích của thẻ ATM bình thường như rút tiền mặt, kiểm tra số dư và chuyển khoản, nó còn giúp cho chủ sở hữu thẻ có thế thanh toán khi mua hàng ở siêu thị, các nhà hàng, đặt vé máy bay, thanh toán tiền điện nước hay khi đi du lịch. Với những tiện ích trên thẻ thanh toán ngày càng phát triển và được khách hàng tin dùng. Điều này đã được thực tế chứng minh khi số lượng thẻ

Điểm trung bình 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 Séc Thẻ thanh toán Ví Điện tử Điểm trung bình

phát hành qua các năm đều tăng và tăng với tốc độ nhanh. Cuối năm 2007 số lượng thẻ thanh toán nước ta chỉ đạt 8, 4 triệu thẻ thì đến hết quý II năm 2012 số lượng thẻ 47, 22 triệu thẻ.

Bảng 2.6 Số lƣợng thẻ ngân hàng quý II năm 2012

STT Chỉ tiêu Số lƣợng đang lƣu hành

(Triệu thẻ)

1 Thẻ phân theo phạm vi

- Thẻ nội địa 44,15

- Thẻ quốc tế 3,07

2 Thẻ phân theo nguồn tài chính

- Thẻ ghi nợ 44,50

- Thẻ tín dụng 1,23

- Thẻ trả trước 1,49

Nguồn: Vụ Thanh toán-NHNNVN

Mặc dù được ưu tiên sử dụng phổ biến nhất trong ba phương tiện của thanh toán không dùng tiền mặt, tuy nhiên thẻ thanh toán mới đạt điểm trung bình là 2.6, tức là còn dưới mức thỉnh thoảng sử dụng. Điều này cho thấy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của nhóm khách hàng cá nhân ở Việt Nam còn rất hạn chế. Đa số mẫu được khảo sát đều dừng lại ở mức đã sử dụng. Rất ít người sử dụng ở mức thường xuyên và rất thường xuyên.

Phương tiện được nhóm khách hàng cá nhân ưu tiên sử dụng thứ 2 là ví điện tử. Ví điện tử là công cụ ra đời muộn nhất trong các phương tiện của thanh toán không dùng tiền mặt. Sự ra đời của ví điện tử là một tất yếu đi cùng với sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử. Vì ra đời muộn

hơn nên ví điện tử đã tổng hợp được các tiện ích của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như chủ động và tiết kiệm thời gian khi thanh toán, khách hàng có thể tận dụng tối đa tiện ích của internet để mua sắm, có thể thanh toán cho nhiều dịch vụ khác nhau. Mặc dù với những tiện ích mang tính thời thượng và hiện đại như trên nhưng mức điểm trung bình của ví điện tử chỉ đạt 2,16 tức là dừng lại ở mức đã sử dụng.

Xếp hạng cuối cùng trong ba phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với nhóm khách hàng cá nhân là séc. Séc là một trong những phương tiện thanh toán đã có lâu đời ở các nước phát triển, dựa trên Công ước thế giới về Séc năm 1933, các nước đều ban hành Luật Séc, hoặc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Séc, để việc sử dụng séc được nhanh chóng, thuận tiện không chỉ trong cùng địa phương và cùng tổ chức phát hành séc, các nước đều có Trung tâm xử lý thanh toán bù trừ séc ngoài hệ thống và khác địa phương do Ngân hàng Trung ương hoặc Hiệp hội Ngân hàng quản lý, nhờ vậy, phương tiện thanh toán bằng séc được sử dụng phổ biến ở nhiều nước phát triển. Còn ở nước ta, thanh toán bằng séc đã ra đời từ những năm 1960 nhưng đến nay, phương tiện thanh toán này ngày càng giảm. Mặc dù thanh toán bằng séc có nhiều thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán, người mua hàng ký séc đưa cho người bán và người bán chỉ cần cầm séc và CMND ra ngân hàng là có thể nhận được tiền hoặc chuyển vào tài khoản nhưng hiện nay, tỷ lệ thanh toán bằng séc mới chiếm khoảng 2% trong tổng thanh toán phi tiền mặt. Quá trình khảo sát mẫu cho thấy các đối tượng có mức thu nhập trên 25 triệu đồng/tháng mới sử dụng tới séc. Và đối tượng thu

nhập trên 25 triệu/ tháng chiếm tỷ trọng nhỏ tại Việt Nam vì vậy sec chưa được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.

2.2.2.2. Thực trạng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Có ba phương thức phổ biến nhất được nhóm khách hàng cá nhân sử dụng đó là phương thức thanh toán trực tuyến, phương thức thanh toán tại điểm mua hàng và phương thức chuyển tiền.

2.17 3.06 2.99 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50

Trực tuyến Tại điểm mua hàng Chuyển tiền

Biểu đồ 2.2: Mức độ sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế

Qua biểu đồ trên ta thấy phương thức thanh toán tại điểm mua hàng được nhóm khách hàng cá nhân ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên mức chênh lệch giữa phương thức thanh toán tại điểm mua hàng và chuyển tiền là không nhiều. Điểm trung bình của phương thức thanh toán tại điểm mua hàng là 3.06 thì phương thức chuyển tiền là 2.99. Cả hai phương thức này dừng lại ở mức thỉnh thoảng sử dụng. Phương thức thanh toán trực tuyến đạt điểm trunng bình là 2.17, dừng lại ở mức đã sử dụng.

Để hiểu rõ hơn mức độ ưu tiên sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt của nhóm khách hàng cá nhân chúng ta đi xem xét mức độ đánh giá hiệu quả của từng phương thức.

2.82 3.58 3.48 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00

Trực tuyến Tại điểm mua hàng Chuyển tiền

Biểu đồ 2.3: Mức độ hiệu quả của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế

Ta thấy phương thức thanh toán tại điểm mua hàng được sử dụng phổ biến nhất với điểm trung bình là 3.06 thì cũng được đánh giá hiệu quả đạt mức 3.58, tức được đánh giá có tính hiệu quả trên mức trung bình và gần cao. Mức chênh lệch so với phương thức thanh toán chuyển tiền cũng không cao, phương thức thanh toán chuyển tiền đạt 3.48 cũng được đánh giá là hiệu quả trên trung bình và gần cao.

Với rất nhiều tiện ích cho khách hàng sử dụng, cộng với những lợi ích không chỉ cho các ngân hàng thương mại, đơn vị chấp nhận thẻ mà còn cho toàn bộ nền kinh tế, bất kì nước nào cũng muốn phát triển và mở rộng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên ở Việt Nam, các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mới chỉ dừng lại ở mức thỉnh

thoảng sử dụng hoặc là đã sử dụng, mặc dù hiệu quả thì được đánh giá ở mức xấp xỉ cao. Vậy đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hệ lụy trên?

2.80 3.00 3.20 3.40 3.60 3.80 Series1 3.21 3.79 3.44 3.22 3.28 3.28 3.26 3.21 Thu nhập Thói quen Tiện ích Rủi ro Hạ tầng Pháp Phí DV NV

Biểu đồ 2.4: Nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế

Nhìn vào biểu đồ ta thấy nhân ta thấy nguyên nhân đầu tiên và có sự khác biệt rõ ràng nhất với các nguyên nhân còn lại chính là thói quen của người tiêu dùng, đạt điểm trung bình 3.79 - ở mức khá ảnh hưởng. Chúng ta cũng biết ở Việt Nam, thói quen dùng tiền mặt đẫ ngấm vào người dân khá lâu vì vậy để thay đổi thói quen này cũng là cả quá trình để cho các đơn vị liên quan tuyên truyền và hướng dẫn người dân. Hơn nữa người Việt Nam thường có xu hướng “tiền tươi thóc thật” vì vậy việc trao tay hàng hóa và tiền mặt vẫn được người dân ưa chuộng.

Đứng sau thói quen của người dân là tiện ích của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Việc khách hàng quyết định xem thanh toán bằng cách nào phải dựa trên chi phí cơ hội khi sử dụng phương thức đó, nó phải tiện lợi và tiết kiệm về mặt thời gian, công sức và các chi phí bằng tiền

khác cho khách hàng. Điều này cũng liên quan trực tiếp tới cơ sở hạ tầng của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Quan sát thực tế chúng ta thấy số đơn vị chấp nhận các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa nhiều, số lượng ATM, POS cũng chưa lớn đặc biệt là ở các tỉnh lẻ.

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 2007 2008 2009 2010 2011 31/6/2012

Số lượng ATM và POS

ATM POS

Biểu đồ 2.5: Số lượng ATM và POS từ 2007 tới 6/2012

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Qua biểu đồ ta thấy số lượng cây ATM và máy quẹt thẻ POS đều tăng qua các năm, tốc độ tăng của POS qua các năm đều tăng nhanh. Tuy nhiên so với số lượng thẻ tính đến tháng 6 năm 2012 là 47,22 triệu thẻ thì con số 13.920 máy ATM và 89.950 POS vẫn còn là con số rất nhỏ. Đặc biệt số địa điểm có máy POS vẫn chưa nhiều.

Xếp sau cơ sở hạ tầng là cơ sở pháp lý và phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Nếu hoạt động thanh toán bằng tiền mặt thể hiện mối quan hệ thanh toán trực tiếp giữa người mua và người bán, vì vậy rủi ro mà mâu thuẫn sẽ giảm thiểu. Còn hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nó liên quan tới nhiều đơn vị trung gian hơn, đơn vị chấp nhận thẻ, ngân hàng chủ thẻ, ngân hàng người thụ hưởng và các công ty trung gian khác vì vậy mối quan hệ phức tạp hơn nên đòi hỏi hành lang pháp lý phải chặt chẽ hơn.

Bên cạnh đó yếu tố chi phí phí dịch vụ cũng được khách hàng quan tâm. Hiện nay có một số loại chi phí khách hàng phải trả khi sử dụng các công cụ của thanh toán không dùng tiền mặt. Công cụ đang được khách hàng sử dụng phổ biến nhất là thẻ thanh toán. Hiện nay thanh toán bằng thẻ tín dụng khách hàng phải chịu một số loại phí sau:

Thứ nhất, phí thường niên: mỗi năm trả loại phí này một lần, tuỳ theo ngân hàng mức phí này khoảng 200 nghìn đến 500 nghìn đồng

Thứ hai, phí rút tiền mặt: bạn có thể rút tiền mặt tới 70% hạn mức tín dụng được cấp. Vì thẻ tín dụng được ngân hàng cấp nhằm khuyến khích chủ thẻ thanh toán không dùng tiền mặt, nên chỉ khi nào thật cần chủ thẻ mới nên sử dụng phương pháp này của thẻ tín dụng. Mức chịu phí 2-4% số tiền được rút, tuỳ theo thời điểm thị trường và quy định của từng ngân hàng.

Thứ ba, phí chậm thanh toán: Chủ thẻ phải trả phí chậm thanh toán khi không thanh toán, hoặc thanh toán ít hơn giá trị thanh toán tối thiểu (thông thường 5% của dư nợ cuối kỳ). Khoản phí này thông thường bằng 3-4% số tiền thanh toán tối thiểu.

Ví dụ: tổng chi tiêu bằng thẻ tín dụng là 50 triệu đồng. Giá trị thanh toán tối thiểu cần phải trả khi đến kỳ thanh toán = 5% x 50 triệu đồng = 2,5 triệu đồng. Phí chậm thanh toán = 4% x 2,5 triệu đồng = 100 nghìn đồng.

Thứ tư, phí vượt hạn mức tín dụng: nếu chủ thẻ sử dụng quá hạn mức được ngân hàng cấp. Tuỳ theo mỗi ngân hàng quy định, mức phí này có thể được quy định một mức cụ thể, hay được tính phần trăm trên số tiền vượt hạn mức tín dụng.

Thứ năm, phí chuyển đổi ngoại tệ: Khi chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh toán cho các giao dịch bằng ngoại tệ tại nước ngoài, số ngoại tệ này sẽ được chuyển đổi và thể hiện bằng tiền VND trên bảng sao kê và bạn phải trả thêm phí

chuyển đổi ngoại tệ. Mức phí này có thể là 2% hay 3% trên số tiền của mỗi giao dịch.

Thứ sáu, lãi suất sẽ không được áp dụng nếu như chủ thẻ không thanh toán toàn bộ dư nợ cuối kỳ khi đến hạn thanh toán và dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt. Lãi suất này sẽ điều chỉnh tuỳ theo thời điểm thị trường và theo quy định của từng ngân hàng. Giao dịch thanh toán bằng thẻ tín dụng sẽ được tính lãi sau 30-45 ngày tuỳ theo quy định mỗi ngân hàng. Còn mỗi khoản tiền mặt được rút sẽ bị tính lãi suất từ ngày tiền mặt được ứng cho đến khi tất cả khoản

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại Việt Nam (Trang 55)