a. Khái niệm
Thanh toán tại điểm mua hàng là phương thức thanh toán mà người mua hàng sử dụng các công cụ thanh toán như séc, thẻ tín dụng để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ tại điểm mua hàng.
Thanh toán tại điểm mua hàng là giải pháp cho hầu hết các ngành công nghiệp bán lẻ như thanh toán phí cho hoạt động y tế, giáo dục, các siêu thị, nhà hàng, khách sạn…. b. Quy trình (3) (2) (4) (1)
Hình 1.2: Quy trình thanh toán tại điểm mua hàng
Nguồn: Nguyễn Văn Minh (2002), Giao dịch thương mại điện tử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Chú thích:
(1) Giao dịch thương mại;
(2) Thanh toán bằng thẻ hoặc séc
(3) Thực hiện bút tệ thanh toán qua ngân hàng; (4) Ngân hàng chuyển tiền cho người hưởng lợi. c. Ưu và nhược điểm
Ưu điểm: Phương thức thanh toán này khá an toàn cho khách hàng. Thủ tục thanh toán nhanh và linh hoạt.
Nhược điểm: Tốn chi phí đi lại, tiêu hao thời gian và năng lượng của khách hàng. Khách hàng gặp rủi ro khi đánh mất thẻ, bị mạo danh chữ kí.
Ngân hàng chủ tài khoản
Ngân hàng đại lý
1.4. Các nhân tố tác động đến thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân
1.4.1. Nhân tố khách quan
1.4.1.1. Nhóm yếu tố chính trị, xã hội, pháp luật
Thanh toán không dùng tiền mặt là một dịch vụ tiện ích cho khách hàng, nó chịu ảnh hưởng rất lớn của nhóm yếu tố chính trị, xã hội, pháp luật. Chỉ một thay đổi nhỏ của nhóm yếu tố này sẽ tạo hoặc cơ hội, hoặc hiểm họa cho ngân hàng. Chính vì thế ngân hàng phải thu thập và xử lý thông tin liên quan đến nhân tố chính trị, xã hội, pháp luật để tìm ra cách giải quyết tốt nhất; bởi vì nếu ngân hàng không kịp thay đổi sẽ rất dễ mất uy tín với khách hàng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể kém hiệu quả và đi đến phá sản.
Tuy nhiên, một môi trường ổn định chưa đủ; để các hoạt động đối ngoại của ngân hàng thương mại phát triển thì cần có sự phát triển mạnh mẽ của thương mại toàn cầu. Các hiệp định đa phương, song phương giữa các quốc gia chính là nền tảng cho thông thương quốc tế, là cơ hội lớn đồng thời cũng là thách thức lớn đối với các ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt xuyên quốc gia.
Đối với khách hàng, họ sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt với các tiện ích như: nhanh chóng, thuận tiện, chính xác…Nhưng đôi khi chính những thủ tục, qui định, chế độ quá cứng nhắc sẽ gây cản trở cho khách hàng trong công tác thanh toán.
Đối với Nhà nước, thanh toán không dùng tiền mặt giúp thực hiện vai trò quản lý tiền tệ. Trọng trách nặng nề của Nhà nước là đưa ra một qui định nào đó (như chính sách về ngoại hối, về ngoại thương, bảo hộ sản xuất) phải phù hợp với sự biến động của kinh tế trong nước cũng như trên thế giới. Chính điều này không chỉ tác động đến hoạt động buôn bán mà còn quyết định đến việc các phương thức thanh toán có đáp ứng được nhu cầu trong
nước hay không, có tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển và hoà nhập được với nền kinh tế thế giới hay không.
1.4.1.2. Nhóm yếu tố về khoa học công nghệ
Công nghệ ngân hàng là yếu tố vô cùng quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Việc áp dụng khoa học công nghệ góp phần thúc đẩy chu trình chu chuyển vốn, giảm thiểu thời gian thanh toán, độ chính xác và an toàn cao. Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại vào công tác thanh toán đã dần dần cải tiến và hoàn thiện với mục đích thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Như vậy, khoa học công nghệ là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Khoa học công nghệ có tiên tiến, hiện đại thì thanh toán không dùng tiền mặt mới phát huy được hết vai trò của nó.
1.4.1.3. Yếu tố tâm lý
Một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của thanh toán không dùng tiền mặt là yếu tố tâm lý của các bên tham gia vào hoạt động thanh toán. Nếu trình độ dân trí thấp, lạc hậu, không nắm được những tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt, luôn có thói quen thanh toán bằng tiền thì thanh toán không dùng tiền mặt không thể phát triển. Hơn nữa, điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý thanh toán viên- người thực hiện giao dịch với khách hàng đó. Dó đó nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán.
1.4.2. Nhân tố chủ quan
1.4.2.1. Chiến lược phát triển của ngân hàng
Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng. Tùy vào từng giai đoạn khác nhau, ban lãnh đạo ngân hàng sẽ phải đưa ra các chiến lược phát triển khác nhau điều chỉnh nghiệp vụ của mình, các chính sách ưu đãi đối với từng nhóm khách hàng mục tiêu, từng ngành nghề kinh doanh, từng khu vực cũng như từng phương thức thanh toán
thích hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Chiến lược đúng đắn tạo đà phát triển, ngược lại nó sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, để hoạt động thanh toán của ngân hàng được mở rộng và phát triển thì ban lãnh đạo ngân hàng cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả các yếu tố có liên quan trước khi đưa ra chiến lược của mình.
1.4.2.2. Trình độ của thanh toán viên
Tiêu chí hàng đầu của một ngân hàng là nhanh chóng, kịp thời, an toàn và chính xác nên một ngân hàng dù phát triển đến mức độ nào thì cũng phải quan tâm đến nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên – người trực tiếp giao dịch với khách hàng. Có nhiều cách để giải thích cho điều đó như do môi trường làm việc của các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt rất phức tạp, mức độ rủi ro của các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt khá cao, đặc biệt khi yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt xuyên quốc gia ngày càng được quan tâm. Từ thực tế đó, sự am hiểu về luật pháp quốc tế, trình độ ngoại ngữ cũng như trình độ chuyên môn, khả năng sử dụng máy móc hiện đại, sự nhanh nhạy với các thông tin trên thị trường của đội ngũ lãnh đạo cũng như của cán bộ công nhân viên đều ảnh hưởng đến hiệu quả của thanh toán không dùng tiền mặt.
1.5. Các quy định trong thanh toán không dùng tiền mặt.
Để đưa ra các đánh giá về sự phát triển, hoạt động của thanh toán trong nền kinh tế, việc so sánh về số lượng rất hữu ích trong việc đánh giá hiệu quả và chi phí giao dịch của phương tiện thanh toán, bởi các chi phí thanh toán thường không liên quan đến giá trị cá biệt của giao dịch mà nó là chi phí cố định. Ngược lại, các so sánh về mặt giá trị thanh toán lại đặc biệt phù hợp với việc phân tích rủi ro đi kèm phương tiện thanh toán bởi nếu các yếu tố khác
không đổi, thanh toán giá trị càng cao thì rủi ro càng lớn. Chính vì vậy cần phải có những qui định trong công tác thanh toán để đảm bảo quyền lợi cho các bên cũng như thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển. Nội dung của các văn bản pháp qui đã được tóm tắt thành những qui định có tính nguyên tắc sau:
a. Qui định chung
Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, đơn vị vũ trang, công dân Việt Nam và người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được quyền lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán. Qui định này thay đổi mang tính chất tiền đề cho quá trình đổi mới nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng. Trước đây khách hàng chỉ có thể mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng địa phương nơi đóng trụ sở chính, giờ đây họ được quyền tự do lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản.
Về phía khách hàng, qui định này tạo điều kiện cho họ thực hiên giao dịch một cách nhanh chóng và thuận tiện. Việc gò ép mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng địa phương nơi đóng trụ sở chính không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và cản trở quá trình sản xuất kinh doanh.
Về phía ngân hàng, qui định này tạo ra sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. Các ngân hàng sẽ buộc phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán để hấp dẫn khách hàng, lôi kéo khách hàng về ngân hàng mình.
b. Qui định đối với bên chi trả
Để đảm bảo khả năng chi trả đầy đủ, kịp thời tiền hàng hoá dịch vụ cho bên thụ hưởng, bên chi trả phải có đủ tiền trên tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Các trường hợp bên chi trả thanh toán vượt quá số dư trên tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước, bên chi trả sẽ bị phạt về hành chính và bị xử lý theo qui định của pháp luật.
Mục đích của quy định này nhằm đẩy nhanh tốc độ thanh toán. Bên mua sau khi đã nhận hàng hoá dịch vụ, phải có trách nhiệm thanh toán cho bên bán, nếu thanh toán qua ngân hàng thì phải đảm bảo cho bên bán chứng từ hợp lệ tới ngân hàng sẽ được thanh toán ngay, tránh tình trạng đợi lâu, ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế.
c. Qui định đối với bên thụ hưởng
Người thụ hưởng sau khi nhận được giấy tờ thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ thì phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ đó (Giấy tờ phải ghi đầy đủ các yếu tố qui định, không sửa chữa, tẩy xoá…) đồng thời giao hàng hoá dịch vụ cho bên mua theo giá trị chứng từ thanh toán. Nếu thiếu một trong các yếu tố đó thì sẽ không được thanh toán.
Mục đích của qui định này nhằm tránh tình trạng sử dụng các phương tiện thanh toán giả (như séc giả, thẻ giả), ghi man, giúp cho bên thụ hưởng đỡ bị thiệt hại.
d. Qui định đối với ngân hàng
Ngân hàng và kho bạc Nhà nước phải chịu những trách nhiệm sau: + Thực hiện các uỷ nhiệm thanh toán của chủ tài khoản đã đảm bảo chính xác, an toàn, thuận tiện. Các ngân hàng và kho bạc Nhà nước có trách nhiệm chi trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản phạm vi số dư trên tài khoản tiền gửi theo yêu cầu của chủ tài khoản.
+ Nếu do thiếu sót trong quá trình thanh toán thì ngân hàng và kho bạc Nhà nước phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng và tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật.
+ Ngân hàng được quyền từ chối thanh toán nếu các chứng từ yêu cầu không đầy đủ hoặc không hợp lệ.
1.6. Rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang được sử dụng ngày
càng mạnh ở hầu hết các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ mới trong các hoạt động Ngân hàng và sự chuyển hướng tập trung của các Ngân hàng vào lĩnh vực bán lẻ, hoạt động thanh toán không dùng tiền mật ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, rủi ro có thể xảy ra trong quá
trình thanh toán không dùng tiền mặt khiến các Ngân hàng, khách hàng sử dụng thẻ và các bên liên quan gặp nhiều khó khăn, thách thức.
1.6.1 Rủi ro sử dụng thẻ trong thanh toán không dùng tiền mặt
Thẻ thanh toán là sự lựa chọn tối ưu cho những khách hàng ưa thích phương
thức thanh toán nhanh, chính xác và tiện lợi. Tuy nhiên trong quá trình sử
dụng, người sử dụng thẻ cũng như ngân hàng và các bên liên quan gặp nhiều
rủi ro. Có nhiều cách nhận diện cũng như phân loại rủi ro khác nhau, tuỳ
thuộc vào tiêu chí lựa chọn. Tuy nhiên, có thể khái quát và tiếp cận dưới hai
góc độ là: Rủi ro trong hoạt động Phát hành thẻ và rủi ro trong quá trình sử dụng và chấp nhận thanh toán thẻ.
Rủi ro trong hoạt động Phát hành thẻ.
Ngân hàng phát hành phải đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau trong suốt quá trình Phát hành thẻ: lựa chọn khách hàng, in dập, cá thể hoá thẻ, gửi
thẻ cho khách hàng và quản lý tài khoản thẻ trong quá trình sử dụng. Các rủi
ro trong quá trình này, bao gồm: Giả mạo thông tin Phát hành thẻ (fraudulent application): Khách hàng cung cấp thông tin không trung thực về bản thân, khả năng tài chính, mức thu nhập... để được cấp thẻ và sử dụng thẻ để chiếm đoạt tiền của ngân hàng (thường xảy ra đối với thẻ tín dụng); Rủi ro tín dụng (credit risk): Chủ thẻ không đủ khả năng thanh toán cho khoản tín dụng đã chi
tiêu từ thẻ Ngân hàng; Thẻ bị thất lạc trong quá trình gửi thẻ đến khách hàng (Mail Intercept) và thất thoát dữ liệu trong quá trình cá thể hoá thẻ.
Rủi ro trong quá trình sử dụng và chấp nhận thanh toán thẻ
Hoạt động Thanh toán thẻ cũng tiềm tàng rất nhiều rủi ro, trong đó có sự tham
gia của Ngân hàng, chủ thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ và các thiết bị đầu cuối
(ATM, POS...). Các loại rủi ro thường gặp trong hoạt động thanh toán thẻ bao gồm:
Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) giả mạo (Fraudulen Merchant)
ĐVCNT thông đồng với chủ thẻ: đánh cắp dữ liệu thẻ sử dụng vào mục đích bất hợp pháp hoặc thông đồng với chủ thẻ chấp nhận thanh toán thẻ giả;
Thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng thẻ qua các phương tiện viễn thông qua thư, điện thoại, Internet: Thay đổi số tiền trên hóa đơn, đánh cắp tiền trong tài khoản
Nhân viên ĐVCNT in nhiều hoá đơn thanh toán của một thẻ (Multiple imprint)
Các ĐVCNT có tỷ lệ rủi ro cao (High Risk Merchant): Hàng hóa, dịch vụ có giá trị lớn, có tính chất dễ chuyển đổi sang tiền mặt;
ĐVCNT gian lận: Thực hiện giao dịch không đúng loại hình giao dịch đã đăng ký, sửa đổi số tiền giao dịch, không xin chuẩn chi theo thoả thuận qui định;
Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng (fraudulent use of account): Sử dụng trong môi trường thanh toán không phải xuất trình thẻ (thanh toán qua thư/điện thoại hoặc thương mại điện tử);
Chủ thẻ để lộ số PIN
Thẻ bị mất/mất trộm (lost/stolen card)
Thẻ giả (counterfeit): thẻ thật đã bị thay đổi thông tin, thẻ chỉ giả mạo thông tin trên dải băng từ hoặc thẻ bị sao chép làm giả hoàn toàn.
Dữ liệu băng từ (skimming) hoặc dữ liệu trên đường truyền (tapping) bị đánh cắp.
Rủi ro trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương
Theo số liệu thống kê gần đây của Tổ chức Visa - khu vực, rủi ro đối với hoạt
động thanh toán thẻ trong khu vực như sau:
Gần 50% là rủi ro thẻ giả (counterfeit). Đây là loại rủi ro phổ biến nhất với thẻ Tín dụng và là loại rủi ro chiếm tỷ trọng thứ hai với thẻ ghi nợ
trong khu vực. Nó cũng là loại rủi ro chiếm tỷ trọng lớn trong các rủi ro
chóng, mối lo ngại ở các nước trong khu vực thông qua hình thức ăn cắp thông tin trên đường truyền.
27% là sự lợi dụng tài khoản thẻ trong môi trường thanh toán không sử dụng thẻ. Đây là sự cảnh báo cho các loại giao dịch gián tiếp không dùng thẻ;
Hiện tượng gian lận thẻ đang chuyển hướng sang các nước: Đài Loan, Thái Lan. Các nước như Australia, Hồng Kông đã đầu tư cho việc phòng ngừa gian lận đã làm giảm tỷ lệ rủi ro trong lĩnh vực này.
Ở Việt Nam, thẻ giả mạo là loại hình rủi ro phổ biến nhất, chiếm 75% tổng các loại rủi ro trong Phát hành thẻ; Vì vậy, cần đặc biệt chú trọng công tác phòng ngừa rủi ro với loại hình đang phát triển hiện nay là giả mạo thẻ bằng cách ăn cắp thông tin trên đường truyền.
1.6.2 Rủi ro sử dụng ví điện tử trong thanh toán không dùng tiền mặt