Thực trạng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại Việt Nam (Trang 57)

Phương tiện thanh toán là công cụ giúp con người thực hiện việc chi trả cho nhau trong quan hệ buôn bán. Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng các nhân là toàn bộ quá trình, cách thức nhận, trả tiền hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người mua và người bán. Để các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt phát triển được thì các công cụ của phương thức này không chỉ phải đa dạng và phong phú mà còn phải tiện ích cho người sử dụng:

Biểu đồ 2.1: Mức độ sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế

Qua biểu đồ trên ta thấy thẻ thanh toán là phương tiện được nhóm khách hàng cá nhân ưa thích sử dụng nhất. Thẻ thanh toán không những mang đầy đủ các tiện ích của thẻ ATM bình thường như rút tiền mặt, kiểm tra số dư và chuyển khoản, nó còn giúp cho chủ sở hữu thẻ có thế thanh toán khi mua hàng ở siêu thị, các nhà hàng, đặt vé máy bay, thanh toán tiền điện nước hay khi đi du lịch. Với những tiện ích trên thẻ thanh toán ngày càng phát triển và được khách hàng tin dùng. Điều này đã được thực tế chứng minh khi số lượng thẻ

Điểm trung bình 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 Séc Thẻ thanh toán Ví Điện tử Điểm trung bình

phát hành qua các năm đều tăng và tăng với tốc độ nhanh. Cuối năm 2007 số lượng thẻ thanh toán nước ta chỉ đạt 8, 4 triệu thẻ thì đến hết quý II năm 2012 số lượng thẻ 47, 22 triệu thẻ.

Bảng 2.6 Số lƣợng thẻ ngân hàng quý II năm 2012

STT Chỉ tiêu Số lƣợng đang lƣu hành

(Triệu thẻ)

1 Thẻ phân theo phạm vi

- Thẻ nội địa 44,15

- Thẻ quốc tế 3,07

2 Thẻ phân theo nguồn tài chính

- Thẻ ghi nợ 44,50

- Thẻ tín dụng 1,23

- Thẻ trả trước 1,49

Nguồn: Vụ Thanh toán-NHNNVN

Mặc dù được ưu tiên sử dụng phổ biến nhất trong ba phương tiện của thanh toán không dùng tiền mặt, tuy nhiên thẻ thanh toán mới đạt điểm trung bình là 2.6, tức là còn dưới mức thỉnh thoảng sử dụng. Điều này cho thấy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của nhóm khách hàng cá nhân ở Việt Nam còn rất hạn chế. Đa số mẫu được khảo sát đều dừng lại ở mức đã sử dụng. Rất ít người sử dụng ở mức thường xuyên và rất thường xuyên.

Phương tiện được nhóm khách hàng cá nhân ưu tiên sử dụng thứ 2 là ví điện tử. Ví điện tử là công cụ ra đời muộn nhất trong các phương tiện của thanh toán không dùng tiền mặt. Sự ra đời của ví điện tử là một tất yếu đi cùng với sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử. Vì ra đời muộn

hơn nên ví điện tử đã tổng hợp được các tiện ích của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như chủ động và tiết kiệm thời gian khi thanh toán, khách hàng có thể tận dụng tối đa tiện ích của internet để mua sắm, có thể thanh toán cho nhiều dịch vụ khác nhau. Mặc dù với những tiện ích mang tính thời thượng và hiện đại như trên nhưng mức điểm trung bình của ví điện tử chỉ đạt 2,16 tức là dừng lại ở mức đã sử dụng.

Xếp hạng cuối cùng trong ba phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với nhóm khách hàng cá nhân là séc. Séc là một trong những phương tiện thanh toán đã có lâu đời ở các nước phát triển, dựa trên Công ước thế giới về Séc năm 1933, các nước đều ban hành Luật Séc, hoặc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Séc, để việc sử dụng séc được nhanh chóng, thuận tiện không chỉ trong cùng địa phương và cùng tổ chức phát hành séc, các nước đều có Trung tâm xử lý thanh toán bù trừ séc ngoài hệ thống và khác địa phương do Ngân hàng Trung ương hoặc Hiệp hội Ngân hàng quản lý, nhờ vậy, phương tiện thanh toán bằng séc được sử dụng phổ biến ở nhiều nước phát triển. Còn ở nước ta, thanh toán bằng séc đã ra đời từ những năm 1960 nhưng đến nay, phương tiện thanh toán này ngày càng giảm. Mặc dù thanh toán bằng séc có nhiều thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán, người mua hàng ký séc đưa cho người bán và người bán chỉ cần cầm séc và CMND ra ngân hàng là có thể nhận được tiền hoặc chuyển vào tài khoản nhưng hiện nay, tỷ lệ thanh toán bằng séc mới chiếm khoảng 2% trong tổng thanh toán phi tiền mặt. Quá trình khảo sát mẫu cho thấy các đối tượng có mức thu nhập trên 25 triệu đồng/tháng mới sử dụng tới séc. Và đối tượng thu

nhập trên 25 triệu/ tháng chiếm tỷ trọng nhỏ tại Việt Nam vì vậy sec chưa được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại Việt Nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)