Thực trạng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại Việt Nam (Trang 60)

Có ba phương thức phổ biến nhất được nhóm khách hàng cá nhân sử dụng đó là phương thức thanh toán trực tuyến, phương thức thanh toán tại điểm mua hàng và phương thức chuyển tiền.

2.17 3.06 2.99 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50

Trực tuyến Tại điểm mua hàng Chuyển tiền

Biểu đồ 2.2: Mức độ sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế

Qua biểu đồ trên ta thấy phương thức thanh toán tại điểm mua hàng được nhóm khách hàng cá nhân ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên mức chênh lệch giữa phương thức thanh toán tại điểm mua hàng và chuyển tiền là không nhiều. Điểm trung bình của phương thức thanh toán tại điểm mua hàng là 3.06 thì phương thức chuyển tiền là 2.99. Cả hai phương thức này dừng lại ở mức thỉnh thoảng sử dụng. Phương thức thanh toán trực tuyến đạt điểm trunng bình là 2.17, dừng lại ở mức đã sử dụng.

Để hiểu rõ hơn mức độ ưu tiên sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt của nhóm khách hàng cá nhân chúng ta đi xem xét mức độ đánh giá hiệu quả của từng phương thức.

2.82 3.58 3.48 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00

Trực tuyến Tại điểm mua hàng Chuyển tiền

Biểu đồ 2.3: Mức độ hiệu quả của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế

Ta thấy phương thức thanh toán tại điểm mua hàng được sử dụng phổ biến nhất với điểm trung bình là 3.06 thì cũng được đánh giá hiệu quả đạt mức 3.58, tức được đánh giá có tính hiệu quả trên mức trung bình và gần cao. Mức chênh lệch so với phương thức thanh toán chuyển tiền cũng không cao, phương thức thanh toán chuyển tiền đạt 3.48 cũng được đánh giá là hiệu quả trên trung bình và gần cao.

Với rất nhiều tiện ích cho khách hàng sử dụng, cộng với những lợi ích không chỉ cho các ngân hàng thương mại, đơn vị chấp nhận thẻ mà còn cho toàn bộ nền kinh tế, bất kì nước nào cũng muốn phát triển và mở rộng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên ở Việt Nam, các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mới chỉ dừng lại ở mức thỉnh

thoảng sử dụng hoặc là đã sử dụng, mặc dù hiệu quả thì được đánh giá ở mức xấp xỉ cao. Vậy đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hệ lụy trên?

2.80 3.00 3.20 3.40 3.60 3.80 Series1 3.21 3.79 3.44 3.22 3.28 3.28 3.26 3.21 Thu nhập Thói quen Tiện ích Rủi ro Hạ tầng Pháp Phí DV NV

Biểu đồ 2.4: Nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế

Nhìn vào biểu đồ ta thấy nhân ta thấy nguyên nhân đầu tiên và có sự khác biệt rõ ràng nhất với các nguyên nhân còn lại chính là thói quen của người tiêu dùng, đạt điểm trung bình 3.79 - ở mức khá ảnh hưởng. Chúng ta cũng biết ở Việt Nam, thói quen dùng tiền mặt đẫ ngấm vào người dân khá lâu vì vậy để thay đổi thói quen này cũng là cả quá trình để cho các đơn vị liên quan tuyên truyền và hướng dẫn người dân. Hơn nữa người Việt Nam thường có xu hướng “tiền tươi thóc thật” vì vậy việc trao tay hàng hóa và tiền mặt vẫn được người dân ưa chuộng.

Đứng sau thói quen của người dân là tiện ích của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Việc khách hàng quyết định xem thanh toán bằng cách nào phải dựa trên chi phí cơ hội khi sử dụng phương thức đó, nó phải tiện lợi và tiết kiệm về mặt thời gian, công sức và các chi phí bằng tiền

khác cho khách hàng. Điều này cũng liên quan trực tiếp tới cơ sở hạ tầng của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Quan sát thực tế chúng ta thấy số đơn vị chấp nhận các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa nhiều, số lượng ATM, POS cũng chưa lớn đặc biệt là ở các tỉnh lẻ.

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 2007 2008 2009 2010 2011 31/6/2012

Số lượng ATM và POS

ATM POS

Biểu đồ 2.5: Số lượng ATM và POS từ 2007 tới 6/2012

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Qua biểu đồ ta thấy số lượng cây ATM và máy quẹt thẻ POS đều tăng qua các năm, tốc độ tăng của POS qua các năm đều tăng nhanh. Tuy nhiên so với số lượng thẻ tính đến tháng 6 năm 2012 là 47,22 triệu thẻ thì con số 13.920 máy ATM và 89.950 POS vẫn còn là con số rất nhỏ. Đặc biệt số địa điểm có máy POS vẫn chưa nhiều.

Xếp sau cơ sở hạ tầng là cơ sở pháp lý và phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Nếu hoạt động thanh toán bằng tiền mặt thể hiện mối quan hệ thanh toán trực tiếp giữa người mua và người bán, vì vậy rủi ro mà mâu thuẫn sẽ giảm thiểu. Còn hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nó liên quan tới nhiều đơn vị trung gian hơn, đơn vị chấp nhận thẻ, ngân hàng chủ thẻ, ngân hàng người thụ hưởng và các công ty trung gian khác vì vậy mối quan hệ phức tạp hơn nên đòi hỏi hành lang pháp lý phải chặt chẽ hơn.

Bên cạnh đó yếu tố chi phí phí dịch vụ cũng được khách hàng quan tâm. Hiện nay có một số loại chi phí khách hàng phải trả khi sử dụng các công cụ của thanh toán không dùng tiền mặt. Công cụ đang được khách hàng sử dụng phổ biến nhất là thẻ thanh toán. Hiện nay thanh toán bằng thẻ tín dụng khách hàng phải chịu một số loại phí sau:

Thứ nhất, phí thường niên: mỗi năm trả loại phí này một lần, tuỳ theo ngân hàng mức phí này khoảng 200 nghìn đến 500 nghìn đồng

Thứ hai, phí rút tiền mặt: bạn có thể rút tiền mặt tới 70% hạn mức tín dụng được cấp. Vì thẻ tín dụng được ngân hàng cấp nhằm khuyến khích chủ thẻ thanh toán không dùng tiền mặt, nên chỉ khi nào thật cần chủ thẻ mới nên sử dụng phương pháp này của thẻ tín dụng. Mức chịu phí 2-4% số tiền được rút, tuỳ theo thời điểm thị trường và quy định của từng ngân hàng.

Thứ ba, phí chậm thanh toán: Chủ thẻ phải trả phí chậm thanh toán khi không thanh toán, hoặc thanh toán ít hơn giá trị thanh toán tối thiểu (thông thường 5% của dư nợ cuối kỳ). Khoản phí này thông thường bằng 3-4% số tiền thanh toán tối thiểu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: tổng chi tiêu bằng thẻ tín dụng là 50 triệu đồng. Giá trị thanh toán tối thiểu cần phải trả khi đến kỳ thanh toán = 5% x 50 triệu đồng = 2,5 triệu đồng. Phí chậm thanh toán = 4% x 2,5 triệu đồng = 100 nghìn đồng.

Thứ tư, phí vượt hạn mức tín dụng: nếu chủ thẻ sử dụng quá hạn mức được ngân hàng cấp. Tuỳ theo mỗi ngân hàng quy định, mức phí này có thể được quy định một mức cụ thể, hay được tính phần trăm trên số tiền vượt hạn mức tín dụng.

Thứ năm, phí chuyển đổi ngoại tệ: Khi chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh toán cho các giao dịch bằng ngoại tệ tại nước ngoài, số ngoại tệ này sẽ được chuyển đổi và thể hiện bằng tiền VND trên bảng sao kê và bạn phải trả thêm phí

chuyển đổi ngoại tệ. Mức phí này có thể là 2% hay 3% trên số tiền của mỗi giao dịch.

Thứ sáu, lãi suất sẽ không được áp dụng nếu như chủ thẻ không thanh toán toàn bộ dư nợ cuối kỳ khi đến hạn thanh toán và dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt. Lãi suất này sẽ điều chỉnh tuỳ theo thời điểm thị trường và theo quy định của từng ngân hàng. Giao dịch thanh toán bằng thẻ tín dụng sẽ được tính lãi sau 30-45 ngày tuỳ theo quy định mỗi ngân hàng. Còn mỗi khoản tiền mặt được rút sẽ bị tính lãi suất từ ngày tiền mặt được ứng cho đến khi tất cả khoản nợ tiền mặt được thanh toán hết.

Xếp hạng tiếp theo là thu nhập của người dân, rủi ro các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt và trình độ đội ngũ nhân viên, đạt điểm trung bình là 3.2 dừng lại ở mức ảnh hưởng. Quá trình khảo sát cho thấy khi thu nhập các cá nhân càng cao thì mức độ sử sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt sẽ cao hơn.

Bên cạnh các lợi ích cũng như tiện ích mà phương thức TTKDTM mang lại cho nhóm khách hàng cá nhân, chúng ta thấy các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt thường qua nhiều các tổ chức trung gian hơn, vì vậy các mối quan hệ trong hoạt động này phức tạp hơn, rủi ro của các khâu, các giai đoạn cũng cao hơn, vì vậy đòi hỏi các đơn vị cung ứng sản phẩm phải đảm bảo giảm thiểu mức độ rủi ro cho các khách hàng của mình.

0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50

Trực tuyến Tại điểm mua hàng Chuyển tiền

Biểu đồ 2.6: Mức độ rủi ro của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế

Phương thức thanh toán trực tuyến được đánh giá mức rủi ro (điểm trung bình là 3.16). Tiếp theo là phương thức chuyển tiền được đánh giá là ít rủi ro với điểm trung bình là 2.45 và phương thức thanh toán tại điểm mua hàng được đánh giá là ít rủi ro hơn cả với điểm trung bình là 2.30. Điều này cho thấy khách hàng luôn đánh giá cao phương thức thanh toán tại điểm mua hàng, mức độ sử dụng của phương thức này theo khảo sát câu hỏi số 2 cho thấy điểm trung bình đạt 3.06- cao nhất trong 3 phương thức, nhưng mới chỉ dừng lại ở mức thỉnh thoảng sử dụng. Phương thức thanh toán trực tuyển được đánh giá thấp nhất với số điểm trung bình là 2.17 dừng lại ở mức đã sử dụng. Phương thức thanh toán trực tuyến cũng được đánh giá là có rủi ro cao nhất đạt điểm trung bình 3.16. Chúng ta thấy phương thức thanh toán trực tuyến tiết kiệm về thời gian và công sức đi lại cho khách hàng rất nhiều. Tuy nhiên vì khách hàng đánh giá là mức rủi ro phương thức này cao hơn hai phương thức còn lại vì vậy nên mức độ sử dụng cũng thấp hơn.

Việc thực hiện mua bán trên các trang thương mại điện tử hiện nay chứa đựng không ít rủi ro vì thị trường còn mang tính tự phát và chưa được kiểm soát chặt chẽ. Chủ yếu do các cá nhân riêng lẻ mua bán trực tiếp với nhau, không có bảo chứng về sản phẩm, xuất xứ hàng hoá rõ ràng, không có qui định rõ ràng về chế tài, đồng thời không có gì đảm bảo an toàn khi người mua cung cấp thông tin liên quan đến thanh toán cho người bán (ví dụ như thông tin về thẻ tín dụng).

Chúng ta có thể thấy rằng đối với các công ty lớn, kinh doanh có uy tín trên thị trường (như Thế giới di động, Viễn thông A, Zalora…) thì khách hàng hoàn toàn tin tưởng và yên tâm khi mua sắm trực tuyến vì được đảm bảo về xuất xứ hàng hóa, bảo hành theo đúng quy định cũng như bảo mật về thông tin thanh toán và nhận sự hỗ trợ trực tiếp từ đơn vị cung cấp hàng hóa khi cần thiết. Tuy nhiên đối với các trang web thương mại điện tử mới, khách hàng chưa biết tới nhiều, chưa kiểm chứng được mức độ an toàn trong thanh toán như thế nào thì rất khó để thu hút được khách hàng. Để khách hàng tin tưởng và sử dụng thì nhà cung cấp phải đảm bảo sự minh bạch đối với sản phẩm và xuất xứ, đảm bảo việc thanh toán và giao hàng đơn giản dễ dàng, cũng như có đầy đủ biện pháp kiểm soát và chế tài để đảm bảo quyền lợi của người mua, đặc biệt đảm bảo giảm thiểu tối đa rủi ro cho khách hàng trong khâu thanh toán. Trong đó có một số rủi ro mà khách hàng luôn e ngại như khi khai báo tài khoản để thanh toán thì dữ liệu về tài khoản sẽ bị hacker đánh cắp, hay trong quá trình truyền tải thông tin dữ liệu bị lợi dụng để hại chủ khoản, tài khoản và thẻ bị mất trộm và được sử dụng bởi người khác…..

2.80 2.90 3.00 3.10 3.20 3.30 3.40 Bị đánh cắp tiền Mất cắp dữ liệu TK/thẻ bị mất trộm DLĐT đánh cắp

Biểu đồ 2.7: Các loại rủi ro của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế

Trong các yếu tố rủi ro thì yếu tố tài khoản/thẻ bị mất trộm được đánh giá là có khả năng rủi ro cao đối với các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Xếp sau là việc mất căp dữ liệu trong tài khoản và dữ liệu trên đường truyền bị đánh cắp. Các yếu tố này sẽ gây rủi ro cho khách hàng khi sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt có thể bị mất tiền hoặc mang nợ.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại Việt Nam (Trang 60)