Kết quả kinh doanh chủ yếu của ngân hàng TMCP An Bình

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định giá tài sản đảm bảo nhà ở tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình khu vực phía Bắc (Trang 46)

Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh tế kinh doanh mặt hàng đặc biệt là tiền, do đó hoạt động huy động vốn là hoạt động quan trọng của các ngân hàng thương mại. Với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, sự phát triển kinh doanh, mặt khác ngân hàng TMCP An Bình kịp thời đưa ra các định hướng, chính sách khách hàng và lãi suất trong từng giai đoạn biến động của thị trường, đồng thời tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng cáo, khuyến mãi nên tình hình huy động vốn của ABBank ngày càng phát triển.

Ta có biểu đồ chi tiết về số vốn huy động được của ngân hàng TMCP An Bình từ năm 2007 đến năm 2011: 0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

triệu đồng

Hình 2.2: Kết quả huy động của ABBank qua các năm

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ABBank qua các năm)

Các hình thức huy động ngày càng đa dạng nên ngân hàng An Bình huy động được số vốn lớn dần qua các năm, nếu năm 2007 ngân hàng huy động được hơn 6.776 tỷ đồng thì con số ấy đã đạt đến hơn 23.462 tỷ đồng vào năm 2010. Năm 2010 là năm kinh doanh tốt của các ngân hàng thương mại, huy động tăng hơn 56% so với năm 2009 (năm 2009 ngân hàng TMCP An Bình huy động được 15.001,842 tỷ đồng), và tăng gần 2,3 lần so với năm 2008.

43

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy năm 2008 xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tình hình huy động của ngân hàng An Bình không bằng năm 2007, tuy nhiên sau đó tình hình kinh tế triển vọng nên hoạt động huy động vốn của ABBank tiến triển đáng kể. Tuy nhiên năm 2011 số lượng tiền vốn huy động được của ABBank thấp hơn năm 2010, do năm 2011 nền kinh tế bị kìm hãm, là năm hoạt động khó khăn của toàn hệ thống ngân hàng nói chúng và ngân hàng TMCP An Bình nói riêng. Với tác động của chính phủ trong việc kiềm chế tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế, đẩy lùi lạm phát đã tác động mạnh mẽ lên thị trường tài chính tiền tệ và bất động sản.

Trước áp lực cạnh tranh với các kênh huy động vốn khác như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, trái phiếu chính phủ,…, và áp lực cạnh tranh huy động vốn từ ngân hàng khác nên ngân hàng TMCP An Bình đã có nhiều giải pháp tăng cường huy động vốn như đa dạng hóa các hình thức huy động vốn thông qua việc mở tài khoản thanh toán, dịch vụ thẻ, các hình thức gửi tiền khuyến mãi hấp dẫn. Ngoài ra việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng trong thời gian qua đã góp phần thu hút được một khối lượng tiền nhàn rỗi của tổ chức kinh tế và dân cư. Sự tăng trưởng nhanh về quy mô vốn giúp cho ngân hàng cải thiện đáng kể năng lực tài chính, và góp phần gia tăng vốn điều lệ của ngân hàng. Sau nhiều lần bổ sung, vốn điều lệ của ngân hàng TMCP An Bình đã tăng lên ở mức hơn 4.900 tỷ đồng.

Hoạt động của ngân hàng An Bình mỗi ngày một đa dạng với các gói dịch vụ phong phú, nhưng hoạt động chính và hướng phát triển lâu dài của ngân hàng là nhóm hoạt động cho vay. Trong cơ cấu cho vay của ABBank thì nhóm khách hàng cá nhân chiếm phần lớn hơn cả. Theo khảo sát về thực tiễn hoạt động cho vay gần đây của công ty tài chính Quốc Tế (IFC) và hiệp hội ngân hàng Việt Nam cho thấy 93% các ngân hàng đều muốn nhận BĐS làm tài sản thế chấp cho các khoản vay thương mại. Và cơ cấu cho vay của ABBank là khối khách hàng cá nhân chiếm 50%, khối khách hàng doanh

44

nghiệp vừa và nhỏ là 35% và 15% là doanh nghiệp lớn. Trong đó có tới 95% cho vay cá nhân là thế chấp bằng bất động sản.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động cho vay của ABBank qua các năm

Đơn vị: Triệu đồng

Khoản Mục

Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007

Triệu Đồng % Triệu Đồng % Triệu Đồng % Triệu Đồng % Triệu đồng % 1, Cho vay các TCTC khác 209.116 1.04 141.813 0.7 - - - - - - 2, Cho vay khách hàng 19.915.501 98.96 19.876.899 99.3 12.882.962 100 6.538.980 100 6.858.134 100 3, Tổng cho vay 20.124.617 100 20.018.712 100 12.882.962 100 6.538.980 100 6.858.134 100

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ABBank qua các năm)

Hoạt động cho vay của ABBank thể hiện qua dư nợ tín dụng qua các năm, qua bảng trên ta thấy dư nợ của ABBank tăng dần qua các năm. Nếu dư nợ không có nhiều thay đổi rõ rệt ở các năm khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007, 2008 thì sang năm 2009, 2010 dư nợ tăng rõ rệt. Năm 2009 dư nợ tại ABBank tăng hơn 97% so với năm 2008, vượt chỉ tiêu đề ra, năm 2010 con số này đã tăng lên hơn 19.000 tỷ đồng, bằng 155% so với năm 2009. Qua đó ta có thể thấy ABBank đang thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, là hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho các ngân hàng. Tuy năm 2011 là năm khó khăn đối với hệ thống ngân hàng, hoạt động huy động của ABBank không đạt được kết quả như năm 2010, nhưng hoạt động cho vay vẫn có những nét khả quan, tăng ít so với năm 2010 do sự kìm hãm cho vay trong mảng bất động sản, trong khi

45

ngân hàng An Bình là ngân hàng có tỷ lệ cho vay kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng lớn.

Bảng dưới đây phản ánh ưu tiên lựa chọn tài sản đảm bảo trong hoạt động tín dụng của ABBank, đó là cũng như phần lớn các ngân hàng khác, ABBank ưu tiên các khoản tín dụng có thế chấp bằng BĐS. Tỷ lệ các khoản tín dụng có thế chấp bằng BĐS cao hơn các danh mục tài sản thế chấp khác. Trong tổng dư nợ của ngân hàng thì dư nợ dành cho khối khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm khoảng 50% dư nợ toàn ngân hàng), trong đó các khoản tín dụng chủ yếu được thế chấp bằng BĐS là nhà ở. Với khối khách hàng doanh nghiệp thì tài sản thế chấp gồm nhiều loại hơn, tuy nhiên BĐS cũng chiếm phần lớn đối với các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ đầu năm 2011 thị trường BĐS bắt đầu có dấu hiệu đi xuống về giá và tính thanh khoản, tuy nhiên các ngân hàng vẫn sẽ được đảm bảo an toàn khi nhận TSĐB là BĐS.

Bảng số liệu thu thập được sau đây cho ta thấy tỷ lệ dư nợ tại ABBank có tài sản thế chấp là bất động sản.

Bảng 2.2: Tỷ lệ cho vay thế chấp bằng bất động sản là nhà ở của ABBank

Đơn vị: Triệu đồng Khoản mục 2011 2010 2009 2008 2007 1.Cho vay TCTD khác 209.116 141.813 - - - Tỷ lệ cho vay thế chấp bằng BĐS - - - - - 2.Cho vay khách hàng cá nhân 7.411.5 71 9.938.449, 5 6.441.481 3.269.4 90 3.429.067 Tỷ lệ cho vay K/H cá nhân thế chấp bằng BĐS (%) 95 95 92 90 80

3.Cho vay KH DN vừa và nhỏ 8.500.4 30 6.956.914, 65 4.509.036 ,7 2.288.6 43 2.400.346 ,9

46 Tỷ lệ cho vay KHDN vừa và nhỏ thế chấp bằng BĐS (%) 80 78 72.7 70.9 60 4.Cho vay KHDN lớn 4.003.5 00 2.981.534, 85 1.932.444 ,3 980.847 1.028.720 ,1 Tỷ lệ cho vay KHDN lớn thế chấp bằng BĐS (%) 35 29 25.7 23.1 15

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ABBank qua các năm)

Không chỉ riêng ngân hàng TMCP An Bình mà đối với phần lớn các ngân hàng khác, tài sản thế chấp quyết định một phần việc cấp một khoản tín dụng, và việc thế chấp bằng BĐS có tính thanh khoản cao sẽ đảm bảo an toàn hơn cho ngân hàng. Khi thế chấp cho khoản vay bằng BĐS là nhà ở, người đi vay sẽ có ý thức hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với ngân hàng. Tuy nhiên có thể nhìn thấy một thực tế được phản ánh qua bảng trên là năm 2011 tỷ lệ cho vay khách hàng cá nhân đã giảm xuống, đó là do mảng hoạt động chính của ngân hàng là cho vay kinh doanh bất động sản, tuy nhiên với nền kinh tế quá nóng nên Chính phủ đã kìm hãm bằng việc thắt chặt chính sách cho vay với mảng bất động sản, và tập trung cho vay để sản xuất kinh doanh, do đó năm 2011 ngân hàng An Bình cũng tập trung cho các doanh nghiệp vay sản xuất để ổn định nền kinh tế. Đến đầu năm 2012, nền kinh tế đã dần đi vào ổn định, lạm phát ở mức kiềm chế được, Chính phủ đã nới rộng quy định, ngân hàng TMCP An Bình cũng đồng thời mở rộng tín dụng, có thể cho vay trong mảng bất động sản, tuy nhiên chính sách chưa hoàn toàn được nới lỏng, vẫn rất chặt chẽ, và Chính phủ vẫn kiểm soát và điều hành nền kinh tế năm 2012 theo hướng tăng trưởng bền vững có kiểm soát, kiềm chế lạm phát, trong đó mục tiêu kiềm chế lạm phát được chú trọng.

47 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với tỷ lệ tăng dư nợ tín dụng và tỷ lệ cho vay thế chấp bằng BĐS là nhà ở tại ABBank tăng lên qua các năm, ta thấy BĐS thế chấp có vai trò vô cùng quan trọng với ngân hàng cũng như với khách hàng. Không chỉ riêng ABBank mà đối với các ngân hàng TMPC hiện tại, công tác thẩm định TSĐB còn nhiều hạn chế cần hoàn thiện. Ngân hàng với mục tiêu tăng trưởng giá trị và lợi nhuận nhưng đi kèm là mục tiêu an toàn vốn, giảm nợ xấu và rủi ro tín dụng, khách hàng với mục tiêu được cấp khoản tín dụng phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính, do đó công tác thẩm định giá BĐS thế chấp tại ABBank phải dung hòa được nhu cầu của ngân hàng và của khách hàng, đó là một yêu cầu hợp lý nhưng cần hoàn thiện từng ngày trong việc định giá để đáp ứng được yêu cầu đó.

2.2. Phân tích thực trạng chất lượng công tác thẩm định giá tài sản đảm bảo nhà ở tại ngân hàng TMCP An Bình khu vực phía Bắc

Ngân hàng TMCP An Bình được thành lập năm 1993 và phát triển lớn dần qua các năm, mở chi nhánh Hà Nội năm 2005 và phát triển rộng dần ra khu vực phía Bắc. Trong những năm qua ngân hàng An Bình đã khẳng định được vị trí của mình và ngày càng nỗ lực phát triển lớn mạnh. Để có được những thành công đáng kể này ABBank đã hoàn thiện và triển khai một số mô hình tổ chức, mô hình kinh doanh hướng tới việc nâng cao chất lượng hoạt động một cách toàn diện và đảm bảo việc thực thi chính sách kinh doanh đồng bộ trên toàn hệ thống. Hoạt động cho vay của ngân hàng không ngừng tăng qua các năm, tuy nhiên việc đảm bảo an toàn tiền vay cũng được ngân hàng chú trọng. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay, phần lớn các khoản vay tại ABBank đều có tài sản đảm bảo trong đó đảm bảo bằng BĐS chiếm tỷ trọng lớn (chiếm trên 90%). Các tài sản đảm bảo bằng BĐS ở ABBank rất đa dạng, trong đó giá trị quyền sử dụng gắn liền với công trình xây dựng trên đất (nhà ở) chiếm tỷ trọng lớn nhất (70% so với tổng tài sản đảm bảo bằng BĐS).

48

Do đó việc định giá BĐS ở ngân hàng An Bình nói chung được xác định chủ yếu cho nhà ở.

Để đạt được những thành quả đáng kể trên phải nói đến những nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định hướng đi và cách thức kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập. ABBank đã không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay nhằm thu hút khách hàng, tăng tính cạnh tranh trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại. Bên cạnh việc cải thiện quy trình tín dụng theo hướng đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thì hoạt động định giá tài sản đảm bảo là một trong những hoạt động được bộ phận tín dụng và quản lý rủi ro quan tâm và không ngừng đẩy mạnh, nâng cao chất lượng. Sau một thời gian hoạt động trên thị trường tài chính tiền tệ, Ban lãnh đạo ngân hàng An Bình nhận thấy cần phải thay đổi phương thức định giá, bên cạnh việc đảm bảo khả năng an toàn cho ngân hàng thì cũng cần đặt lợi ích khách hàng lên trên. Do đó công tác thẩm định giá BĐS nhà ở tại ngân hàng An Bình đã có những bước cải tiến hơn hẳn so với các ngân hàng thương mại khác trong hệ thống. Thành công đầu tiên của định giá tài sản đảm bảo ở ABBank là đã hình thành được bộ phận định giá độc lập với đội ngũ cán bộ trước đây chủ yếu là kiêm nhiệm, nay đã được chuyên nghiệp hóa, đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ định giá, chính điều này đã giúp cho ABBank ngày càng phát triển hoạt động tín dụng.

Ngân hàng An Bình đã xây dựng được quy trình định giá tương đối rõ ràng và đầy đủ để phục vụ công tác định giá. Quy trình này được bắt đầu thực hiện khi các chuyên viên quan hệ khách hàng ở các chi nhánh gửi hồ sơ lên phòng định giá, các hồ sơ sẽ được nhân viên phụ trách hồ sơ tập trung lại, nhân viên này có trách nhiệm phân loại hồ sơ và đưa lên lãnh đạo phòng kiểm tra. Sau đó các chuyên viên thẩm định tiếp nhận hồ sơ và bắt đầu định giá, khảo sát hiện trạng thực tế của tài sản, nghiên cứu giá cả và điều chỉnh, trình

49

báo cáo lên cấp phê duyệt, kết thúc sẽ đưa ra được giá trị về BĐS để có thể thực hiện hồ sơ cho khách hàng.

Việc định giá tài sản đảm bảo là nhà ở tại ABBank được tuân thủ theo quy định số 201/QĐ-TGĐ.10 ngày 07/9/2010 của Tổng giám đốc về việc Quy định thẩm định tài sản đảm bảo tại ABBank, quy định số 224/QĐ-TGĐ.10 ngày 25/10/2010 của Tổng giám đốc về việc Quy định tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo, công văn số 25/CVNB-NHAB.09 ngày 27/8/2009 của Tổng giám đốc ban hành về việc Hướng dẫn định giá tài sản đảm bảo là công trình xây dựng gắn liền với đất, quy định số 126/QĐ-TGĐ.10 ngày 18/6/2010 của Tổng giám đốc về việc Ban hành quy trình thuê đơn vị thẩm định giá thực hiện thẩm định giá tài sản bảo đảm tiền vay. Các bước thẩm định tài sản đảm bảo là nhà ở tại ABBank được tuân thủ theo một quy trình rõ ràng, mang tính khoa học và có sự kiểm soát chặt chẽ từng hoạt động trong quy trình.

Quyết định số 201\QĐ-TGĐ.10 của Tổng giám đốc ngân hàng TMCP An Bình ban hành ngày 07/9/2010 về việc Quy định thẩm định tài sản bảo đảm tại ABBank có ghi rõ các bước trong quy trình định giá tại ABBank.

Bước 1: Nhận hồ sơ tài sản bảo đảm cần thẩm định giá. Xác định tổng

quát về tài sản cần thẩm định giá, cơ sở thẩm định giá.

Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá, liên hệ đến các bên liên quan để

hẹn ngày khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định.

Bước 3: Thẩm định hiện trạng tài sản, thu thập tài liệu, thông tin thị

trường.

Bước 4: Phân tích, điều chỉnh thông tin thu thập thị trường.

Bước 5: Xác định giá trị tài sản bảo đảm cần thẩm định giá, lập báo cáo

kết quả thẩm định giá.

Bước 6: Người có thẩm quyền ký duyệt vào báo cáo thẩm định giá

50

Chưa đạt

Tại mỗi bước trong quy trình đều ghi rõ nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận phụ trách, các bộ phận có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện đúng các nhiệm vụ và chức năng được phân công, báo cáo tình hình định giá TSĐB cụ thể khi gặp vướng mắc tại mỗi bước trong quy trình định giá, quy trình thẩm định tài sản đảm bảo tại ABBank được thể hiện qua sơ đồ chi tiết sau:

Đơn Vị Bước Sơ đồ Nội dung công việc

Đơn vị kinh doanh: + CV của đơn vị KD Phòng nghiệp vụ: + CV phụ trách nhận, trả Hồ sơ Bước 1 - Nhận phiếu đề nghị thẩm định từ các đơn vị trực thuộc ABBANK. (Phần mềm TĐTS – Trực tiếp – Fax – Email – Thư)

- Kiểm tra nhanh Hồ sơ pháp lý Tài Sản

Đơn vị kinh doanh: + CV QHKD\TD Phòng Nghiệp vụ:

+ CV TĐTS Bước 2

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định giá tài sản đảm bảo nhà ở tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình khu vực phía Bắc (Trang 46)