Đánh giá các kết quả mô phỏng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về hệ thống hàng đợi và các công cụ mô phỏng hệ thống hàng đợi (Trang 79)

Từ các kết quả mô phỏng và tính toán được trình bày tại mục 4.1 và 4.2 (trong các bảng 4.8 và 4.13) chúng ta nhận thấy giữa tính toán theo lý thuyết và kết quả mô phỏng vẫn có độ chênh lệch nhất định. Theo nhận định của tôi, sự sai lệch này là hoàn toàn hợp lý, vì ở các mô hình mô phỏng đều sử dụng các hàm phân phối ngẫu nhiên, có thể là do thời gian mô phỏng chưa đủ lớn nên kết quả có thể sai lệch so với lý thuyết. Để làm rõ vấn đề này, tại mô hình bài toán sân bay (mô hình trình bày tại mục 4.2) tôi thực nghiệm thêm trường hợp mô phỏng trong thời gian 240h trên cả ba phương pháp, kết quả được trình bày trong bảng 4.14 như sau:

Bảng 4.14. So sánh kết quả tính toán theo lý thuyết với kết quả mô phỏng trên GPSS World và TNET trong thời gian 240h

Tiêu chí Lý thuyết

hàng đợi GPSS World TNET

Số lượng máy bay cất cánh 1440 1442 1439

Số lượng máy bay cất cánh thành

công 1440 1442 1438

Số lượng máy bay hạ cánh 1440 1448 1463

Số lượng máy bay hạ cánh thành

công 1440 1447 1462

Số lượng máy bay hạ cánh, phải thực hiện chuyến bay vòng

Không tính

được 302 309

Số lượng máy bay hạ cánh không thành công

Không tính

được 0 0

Hệ số sử dụng của đường băng cho

việc cất cánh- hạ cánh 40% 40% 40.26%

Từ các kết quả được trình bày trong bảng 4.14, chúng ta nhận thấy khi thời gian mô phỏng đủ lớn, các kết quả công cụ mô phỏng trả về và các thông số tính toán được theo mô hình toán học của lý thuyết hàng đợi gần như trùng nhau, điều này khẳng định tính đúng đắn của các công cụ mô phỏng.

Bên cạnh đó, việc các công cụ mô phỏng có thể đưa ra các đặc tính như số lượng máy bay phải bay vòng (phải bay 1 vòng, phải bay 2 vòng) là các ưu điểm vượt trội khi sử dụng công cụ mô phỏng so với tính toán bằng mô hình toán học.

Qua việc mô phỏng thành công hai bài toán trên, chúng ta nhận thấy GPSS có ưu điểm mô phỏng rất ngắn gọn, nhưng cũng có những khó khăn khi phải sử dụng đúng các hàm cho trước của ngôn ngữ này. Với Petri Net cho một mô hình mô phỏng trực quan, tuy nhiên với hệ thống lớn sẽ rất khó kiểm soát, vì sự bùng nổ của các trường hợp và kích cỡ của đồ thị. Ngoài ra việc liệt kê các bảng phân phối thời gian bằng xác suất như cách làm của Petri Nets cũng dẫn đến sự khó khăn khi gặp các tham số có giá trị biến thiên trong phạm vi lớn.

Chương 5 KẾT LUẬN

Đối với các hệ thống hàng đợi hay còn gọi là hệ thống phục vụ đám đông thì điều mà chúng ta cần quan tâm nhất, đó là đánh giá được hiệu quả hoạt động của hệ thống và dự báo được sự phát triển của hệ thống, từ đó đưa ra các hoạch định cũng như các chiến lược đầu tư phát triển phù hợp. Lý thuyết hàng đợi sẽ cho chúng ta câu trả lời cho các băn khoăn đó. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của các công cụ mô phỏng chuyên dụng thì công việc này càng trở nên đơn giản hơn nhiều.

Từ việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết hàng đợi (lý thuyết phục vụ đám đông) và các công cụ mô phỏng đến tiến hành thực nghiệm trên hai bài toán thực tế với các đầu vào khác nhau, cuối cùng dựa vào các kết quả đạt được đưa ra các đánh giá và bài học cụ thể. Luận văn đã làm rõ được các nội dung sau:

- Trình bày cở sở lý thuyết về hệ thống hàng đợi: mô hình, tham số, các quy luật liên quan đến trạng thái của hệ thống hàng đợi, hướng tiếp cận các công cụ mô phỏng áp dụng vào những bài toán cụ thể trong thực tế.

- Nghiên cứu ngôn ngữ mô phỏng GPSS: nêu được cơ sở lí thuyết, định nghĩa, cấu trúc của ngôn ngữ GPSS. Đồng thời giới thiệu một trong những công cụ hỗ trợ ngôn ngữ này: GPSS World Student Version – phiên bản được cung cấp miễn phí nhằm phục vụ mục đích học tập và nghiên cứu.

- Nghiên cứu về ngôn ngữ đặc tả và công cụ mô phỏng Petri Nets mô tả các hệ thống hàng đợi. Cụ thể là các định nghĩa, đặc điểm của mạng Petri, mô tả toán học của mạng Petri, mạng Petri mô phỏng một số mô hình hàng đợi M/M/1, M/M/1/K, M/M/m/K.

- Áp dụng ngôn ngữ GPSS và Petri Nets vào bài toán thực tiễn, đã xem xét hai bài toán về hệ thống hàng đợi không ưu tiên và có ưu tiên, phân tích và so sánh kết quả mô phỏng với kết quả tính toán trên lý thuyết hàng đợi, từ đó rút ra bài học.

Qua các kết quả đạt được như trên có thể đưa ra các kết luận, hạn chế và kiến nghị sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về hệ thống hàng đợi và các công cụ mô phỏng hệ thống hàng đợi (Trang 79)