Sau đây là so sánh một số đặc điểm của Petri Nets và GPSS
Bảng 3.9. So sánh giữa Petri Nets và GPSS
Petri Nets GPSS
Đặc điểm
- Ngôn ngữ đặc tả toán học, dựa trên lý thuyết về tập hợp
- Mô tả các thói quen, các quá trình chuyển đổi trong hệ thống rất chi tiết - Cung cấp các chú thích dạng đồ họa cho người dùng
- Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng
- Tạo ra các Transaction và quản lý chúng theo giai đoạn, hoặc theo khối (Block)
- Giao diện đồ họa người dùng - Tích hợp các hàm mật độ xác suất trong cơ sở dữ liệu
Ứng dụng
- Phân tích hoạt động của các hệ thống phân tán
- Phân tích các giao thức truyền thông - Thiết kế phần mềm
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống
- Mô phỏng các chương trình đồng bộ và song song
- Mô phỏng các hệ thống điều khiển công nghiệp; các hệ thống sự kiện rời rạc; các hệ thống bộ nhớ đa xử lý; các hệ thống chịu lỗi…
- Mô phỏng các hệ thống phục vụ đám đông như Call Center, bãi đậu xe, sân bay,…
- Đánh giá hoạt động trong mạng máy tính
Công cụ phát triển
- Ngôn ngữ lập trình C, C++
- Ngôn ngữ lập trình Java, viết ra dưới dạng Applet, chạy trên môi trường Java - Ngôn ngữ lập trình Matlab, viết dưới dạng tích hợp trong môi trường Matlab
- Ngôn ngữ lập trình GPSS - Công cụ GPSS World, - GPSS/PC, GPSS/H …
Kết luận
Chương 3 giới thiệu về hai ngôn ngữ mô phỏng Petri Nets và GPSS World ngôn ngữ đặc tả liên quan đến bài toán hàng đợi. Mỗi ngôn ngữ có những ưu điểm riêng.
Ngôn ngữ toán học Petri Nets là một ngôn ngữ mạnh để mô tả các hệ thống song song và hệ thống phân tán trong thực tế đời sống xã hội. Dựa trên đặc tả toán học của nó và sử dụng ngôn ngữ lập trình như Java, Matlab, C, C++,… các nhà phát triển đã tạo ra các công cụ làm việc theo chủ đích của họ. Java sử dụng các applet linh hoạt trên môi trường Java, Matlab là ngôn ngữ hàng đầu trong nghiên cứu tại các trường học.
Ngôn ngữ GPSS và công cụ GPSS World có những ưu điểm riêng biệt khi giải quyết các bài toán hàng đợi khi chúng làm việc với các giao tác, các khối dựa trên một giải thuật nào đó. Đồng thời, luận văn còn tập trung làm rõ thao tác lệnh của ngôn ngữ GPSS, các lệnh tạo các khối, lệnh khai báo đối tượng, lệnh điều khiển và lệnh vận hành. Các đối tượng trong ngôn ngữ GPSS cũng được phân chia rõ ràng cũng như chỉ ra các đặc trưng của các giao tác và các khối làm việc với giao tác. Về bản chất, ngôn ngữ GPSS hướng đối tượng này làm việc dựa trên các giao tác, tạo ra và quản lý chúng dưới dạng giai đoạn hoặc các khối. Giao tác có thể được coi là một “yêu cầu” hay một “sự kiện” trong bài toán hàng đợi, chúng liên kết với nhau dưới dạng các chuỗi.
Cuối cùng, đưa ra tiến trình chung để tiến hành mô phỏng một hệ thống hàng đợi trên công cụ GPSS World, đó là cần trải qua các giai đoạn phân tích, lập lưu đồ giải thuật, viết mã nguồn, chạy chương trình, sửa lỗi, cho hiển thị kết quả, đánh giá kết quả. Đồng thời, đưa ra một số so sánh vắn tắt về hai ngôn ngữ mô phỏng GPSS và Petri Nets.
Chương 4
ỨNG DỤNG CÔNG CỤ MÔ PHỎNG
VÀO MÔ PHỎNG HỆ THỐNG HÀNG ĐỢI THỰC TẾ
Chương này sẽ tập trung giải quyết các bài toán trong thực tế để làm rõ khả năng áp dụng của ngôn ngữ mô phỏng GPSS và Ptri Nets vào hai bài toán điển hình cho hệ thống hàng đợi không ưu tiên và hệ thống hàng đợi có ưu tiên.