thi công
90.48 92.15 94.55
9 đội thi công 90.91 94.44 94.73
Đội thi công điện nước 90 91.67 92.85
Đội thi công khoan cọc 93.33 86.67 92.31
Đội xe máy – thiết bị 88.88 100 100
Đội thi công đá, ốp lát 92.31 92.85 93.33
Xưởng mọc An Khánh 83.33 90 93.75
2 Đào tạo an toàn lao động 97.16 98.01 97.27
An toàn lao động khi thi công
98.59 98.62 98.61
Phòng chống cháy nổ 95.95 98,98 98.04
Sử dụng an toàn và tiết kiệm các thiết bị điện
91.74 95.97 95.83
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
Nhìn bảng 2.15, ta thấy tỷ lệ đỗ lý thuyết của lao động trực tiếp rất lớn. Hầu hết chiếm hơn 90%.Chỉ có năm 2011, tỷ lệ đỗ của đội xe máy – thiết bị, xưởng mọc An Khánh lần lượt là 88.88%, 83.33%. Tỷ lệ đỗ kỳ thi lý thuyết của các đội thi công về kiến thức chuyên môn tăng qua các năm. Năm 2011, về kiến thức chuyên môn, tỷ lệ đỗ của lao động trực tiếp là 90.48%, đến năm 2013 tăng đến 94.55%. Còn về đào tạo an toàn lao động tăng, giảm nhẹ qua các năm. Năm 2011, tỷ lệ đỗ là 97.16%, năm 2012 tăng lên tới 98.01%, đến năm 2013 lại giảm xuống còn 97.27%.
Bảng 2.16:Tỷ trọng đỗ kỳ thi thực hành của lao động trực tiếp giai đoạn 2010 – 2013
Đơn vị: %
STT 2011 2012 2013
1 Đào tạo, đào tạo lại các độithi công thi công
85.03 88.23 90.3
9 đội thi công 85.22 88.88 89.46
Đội thi công điện nước 80 91.67 92.85
Đội thi công khoan cọc 86.67 86.67 92.31
Đội xe máy – thiết bị 88.88 90 83.33
Đội thi công đá, ốp lát 84.62 92.85 93.33
Xưởng mọc An Khánh 83.33 90 93.75
2 Đào tạo an toàn lao động 96.88 97.75 96.9
An toàn lao động khi thi công
98.59 98.62 98.09
Phòng chống cháy nổ 95.95 96 98.04
Sử dụng an toàn và tiết kiệm các thiết bị điện
89.91 95.97 95.83
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
Nhiều đội thi công, về kiến thức chuyên môn có tỷ lệ đỗ dưới 90%.Tỷ lệ đỗ thực hành đỗ thấp hơn tỷ lệ đỗ lý thuyết.Điều này cũng dễ giải thích.Vì khi thực hành, họ phải tập luyện rất nhiều mới có thể thành kỹ năng, kỹ xảo. Tỷ lệ đỗ thực hành củalao động trực tiếp cũng tăng qua các năm. Năm 2011 tỷ lệ đỗ về kiến thức chuyên môn là 85.03%, đến năm 2013 tăng lên tới 90.03%.Tỷ lệ đỗ thực hành về đào tạo an toàn lao động của lao động trực tiếp vẫn rất cao, như đỗ lý thuyết về kiến thức này. Lý do chính là Công ty rất chú trọng đến công tác đào tạo an toàn lao động, đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ lao động trực tiếp.
Để đánh giá theo tiêu thức đặc tính kinh tế thì phòng TC – HC đã tính lợi nhuận trước và sau khi đào tạo thay đổi như thế nào:
Trong đó:
: Lợi nhuận thay đổi sau đào tạo so với trước đào tạo : Lợi nhuận của Công ty sau khi đào tạo
: Lợi nhuận của Công ty trước khi đào tạo
Trong đó:
: Là thời gian thu hồi kinh phí đào tạo
C: Là tổng chi phí mà Công ty trả cho người được đào tạo
P: Là lợi nhuận tăng thêm trong một đơn vị thời gian sau đào tạo so với trước đào tạo.
2.1. Nhận xét
2.1.1. Ưu điểm
- Công tác đào tạo và phát triển lực lượng lao động trực tiếp đem lại hiệu quả rất lớn đối với công nhân kỹ thuật. 86.54% công nhân kỹ thuật được khảo sát cho rằng công tác đào tạo và phát triển đem lại hiệu quả cho họ. Những người công nhân cho rằng kết quả nhận thức, khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng lĩnh hội được từ chương trình đào tạo là tăng lên đáng kể.
- Công tác đào tạo và phát triển lực lượng lao động được Công ty rất quan tâm và coi trọng. Phòng TC – HC đã xây dựng một chương trình đào tạo bao gồm các bước: xác định nhu cầu đào tạo, xác định mục tiêu đào tạo, lựa chọn đối tượng đào tạo, xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo, lựa chọn giảng viên đào tạo, dự tính chi phí đào tạo, đánh gía chương trình và kết quả đào tạo. - Phương pháp đào tạo được lựa chọn phù hợp với nội dung đào tạo. Công ty đã áp
dụng cả phương pháp đào tạo trong công việc và phương pháp đào tạo ngoài công việc tùy thuộc vào đối tượng, nội dung và nhu cầu của người học. Khi điều tra khảo sát về sự hài lòng với phương pháp đào tạo thì có tới 89.87% công nhân kỹ thuật hài lòng. Sự kết hợp của các phương pháp đào tạo sẽ làm cho ưu điểm của phương pháp này sẽ khắc phục nhược điểm cho phương pháp kia và ngược lại. - Việc lựa chọn giảng viên được phòng TC – HC lựa chọn rất kỹ lưỡng và chặt chẽ.
Có 5 bước để lựa chọn giảng viên, giảng viên đáp ứng được yêu cầu là những người vừa có kiến thức chuyên môn, vừa có kỹ năng sư phạm cùng với những đam mê và yêu thích công việc đào tạo. Theo khảo sát thì có tới 85.23% công nhân hài lòng về đội ngũ giảng viên.
- Công tác dự tính chi phí đào tạo khá chính xác và phải được sự phê duyệt của ban giám đốc.
2.1.2. Nhược điểm
- Trong bước xác định mục tiêu đào tạo, vẫn chưa đưa ra những kỹ năng cụ thể cần được đào tạo. Khi không đưa ra cụ thể những kỹ năng này thì sẽ khó xác định nội dung đào tạo chính xác, làm ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo. Giữa mục tiêu và
thực tế công nhân kỹ thuật vẫn còn sự chênh lệch lớn. Mục tiêu năm 2013, số lượng công nhân kỹ thuật là 2791 nhưng thực tế thực hiện lại là 2843. Sự thay đổi này sẽ làm cho công tác xây dựng chương trình cũng như chuẩn bị đào tạo gặp khó khăn, rơi vào thế bị động.
- Nội dung chương trình đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của công nhân. Theo khảo sát thì chỉ có 77.73% số công nhân hài lòng về nội dung đào tạo. Nguyên nhân của tình trạng này chính là do bước xác định mục tiêu đào tạo vẫn còn thiếu sót, bất cập.
- Trình độ của giảng viên đào tạo vẫn chưa cao, giảng viên có trình độ công nhân bậc thợ chiếm những 24.51%, cao đẳng là 22.55%.
- Trong quy trình xây dựng chương trình đào tạo, bước đánh giá chương trình và kết quả đào tạo chưa thực hiện được triệt để. Đánh giá chương trình đào tạo chỉ dựa vào kết quả của kỳ thi lý thuyết, thực hành, lợi nhuận tăng thêm sau khi đào tạo, thời gian thu hồi kinh phí đào tạo mà chưa dựa vào chỉ tiêu đánh giá của người được đào tạo về chương trình đào tạo, về sự thỏa mãn nhu cầu của họ đối với công tác đào tạo, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của chương trình đào tạo để phòng TC - HC có thể phát huy hay khắc phục.