Phương pháp đào tạo được phòng Tổ chức – Hành chính đưa ra căn cứ vào nội dung của chương trình đào tạo, cơ sở vật chất trang thiết bịhiện có:
- Kèm cặp và chỉ bảo: đào tạo dưới phương pháp kèm cặp, chỉ bảo bởi thợ bậc cao kèm thợ bậc thấp. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu đối với các công nhân mới vào chưa quen việc, những người lao động trong thời gian kèm cặp thi tại bậc và thi nâng bậc. Trong thời gian này họ sẽ phải quan sát, nghe và làm theo sự hướng dẫn của người dạy. Phương pháp đào tạo này được sử dụng phổ biến trong Công ty vì nó đơn giản, dễ thực hiện, chi phí ít, tận dụng được cơ sở vật chất có sẵn, đồng thời nó cũng nâng cao kỹ năng của người dạy. Tuy nhiên người học có thể tiếp thu và học theo những thao tác không tiến bộ của người kèm cặp.
- Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp: đối với những nghề tương đối phức tạp, hoặc các công việc có tính đặc thù, thì việc đào tạo bằng kèm cặp không đáp ứng được yêu cầu về cả số lượng và chất lượng. Công ty đã tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp với các phương tiện và thiết bị dành riêng cho học tập. Hiện nay, ở Công ty có 5 lớp cạnh doanh nghiệp, mỗi lớp chứa khoảng 30 người. Mỗi năm, Công ty đều mở các lớp cạnh doanh nghiệp nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho công nhân kỹ thuật. Ở đây, người lao động sẽ được học cả lý thuyết và thực hành. Hệ thống lý thuyết bao gồm các môn học do một số cán bộ trong Công ty biên soạn kết hợp với các tài liệu ở các trường kỹ thuật trong và ngoài nước.Với việc có cơ sở đào tạo riêng Công ty đã tiết kiệm được nhiều chi phí đào tạo, mặt khác việc giảng dạy tại đây chủ yếu do các giảng viên trong Công ty giảng dạy vì thế mà nội dung giảng dạy gắn nhiều với thực tế. Và Công ty có thể chủ động hơn về thời gian, lịch trình và nội dung giảng dạy.
- Cử đi học ở các trường chính quy: Hiện nay, Công ty đang liên kết với các trường như trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Xây dựng, trường Đại học kiến trúc… trong việc đào tạo công nhân kỹ thuật. Hàng năm, để đáp ứng được những yêu cầu tiến bộ khoa học kỹ thuật, Công ty đã cử một số lượng công nhân kỹ thuật đi học ở những trường này.
Bảng 2.8: Số lượng lao động trực tiếp được cử đi học ở các trường chính quy giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: người Năm Tên trường 2011 2012 2013 ĐH Bách Khoa 4 5 7 ĐH Xây Dựng 7 8 10 ĐH Kiến Trúc 3 3 4
CĐ Xây Dựng Công Trình Đô Thị 6 7 6 TC Xây Dựng Hà Nội 4 5 5 Tổng 24 28 32 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
Tổng số công nhân kỹ thuật được cử đi học các hệ đại học, cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở đào tạo trong nước năm 2011 là 24 người, năm 2012 là 28 người, năm 2013 là 32 người. Qua số liệu ta nhận thấy số lượng công nhân kỹ thuật được cử đi học ở các trường chính quy ngày càng tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ Công ty đã và đang rất quan tâm đến chất lượng công nhân kỹ thuật. Nhìn bảng 2.8 dễ nhận thấy số lượng lao động trực tiếp được cử đi học ở các trường đại học trong 3 năm 2011 – 2013 đều chiếm trên 50% trong tổng số lao động trực tiếp được cử đi học ở các trường chính quy. Năm 2011, tỷ trọng số lao động trực tiếp được cử đến các trường đại học là 58.33%. Năm 2012, 2013 tỷ trọng này lần lượt là 57.14%, 65.63%.Ở phương pháp này, công nhân sẽ được trang bị tương đối đầy đủ cả kiến thức lý thuyết lẫn kỹ năng thực hành.Tuy nhiên ở phương pháp này Công ty sẽ tốn nhiều thời gian và kinh phí đào tạo.
- Tổ chức các buổi tập huấn, các hội nghị, hội thảo:trong năm 2013, Công ty đã tổ chức được 3 đợt tập huấn hàng quý cho công nhân với chủ đề từng quý như sau:
Quý 1: An toàn lao động khi thi công Quý 2: Phòng chống cháy nổ
Quý 3: Sử dụng an toàn và tiết kiệm các thiết bị điện
Trong các đợt tập huấn này, công nhân kỹ thuật sẽ được phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của công nhân trong các hoạt động trên. Đồng thời hướng dẫn về cấu tạo, tính năng, cách sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, diễn tập xử lý tình huống cháy và sơ cứu người bị thương.
Ngoài ra hàng tháng Công ty cũng cho các từng đội thi công tổ chức hội nghị tổng kết tháng để từ đây công nhân có thể thảo luận, đưa ra ý kiến đóng góp và những sáng kiến cải tiến trong công việc nhằm cải thiện hiệu quả công việc.
- Đào tạo cho công nhân mới về quy chế Công ty: Mỗi khi tiếp nhận những công nhân kỹ thuật mới thì tổ trưởng mỗi đội thi công có nhiệm vụ đào tạo họ về quy chế Công ty như thời gian làm, quy định lương, thưởng, phạt…
Như vậy việc phối hợp giữa phương pháp đào tạo trong doanh nghiệp và phương pháp đào tạo ngoài doanh nghiệp giúp hạn chế nhược điểm và phát huy những ưu điểm của từng phương pháp. Trong đó, việc cử đi học ở các trường chính quy thì công nhân sẽ được bồi dưỡng một cách có hệ thống, bài bản cả lý thuyết lẫn thực hành tuy nhiên nó sẽ phải phụ thuộc vào chương trình, cơ sở vật chất của trường đào tạo, tốn nhiều thời gian và kinh phí đào tạo, đôi khi trường đào tạo thiếu hụt cơ sở vật chất, trang thiết bị sẽ khiến công nhân bị động trong kỹ năng thực hành. Phương pháp mở các lớp cạnh doanh nghiệp mang tính chủ động hơn cho cả cả Công ty lẫn công nhân. Bởi vì khi đó công nhân sẽ được học lý thuyết và thực hành một cách bài bản, sau khi học lý thuyết, công nhân sẽ được thực hành. Ngoài ra việc Công ty mở các lớp tập huấn về an toàn lao động là rất cần thiết đối với những lao động trực tiếp làm nghề xây dựng. Tuy nhiên do kinh phí hạn hẹp và cơ sở vật chất còn hạn chế nên Công ty vẫn chưa thể áp dụng được các phương pháp đào tạo hiện đại với công nghệ tiên tiến hơn như đào tạo theo kiểu chương trình hóa.
Sau khi lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dạy, Phòng TC – HC tiếp tục lên kế hoạch về thời gian đào tạo. Bảng 2.9, 2.10 cho biết số lần đào tạo trong năm và thời gian trung bình một lần đào tạo về kiến thức chuyên môn đối với công nhân kỹ thuật:
Bảng 2.9: Thực trạng số lần đào tạo kiến thức chuyên môn đối với đội ngũ lao động trực tiếp năm 2013
Đơn vị: người
Đội thi công Số phiếuhợp lệ 1 lần 2 lần 3 lần >3 lần
9 đội thi công 47 47
Đội thi công điện nước 10 10
Đội xe máy thiết bị 10 10
Đội thi công đá - ốp lát 10 10
Xưởng mọc An Khánh 9 9
Tổng 95 40 55
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả
Nhìn bảng 2.9 ta thấy công nhân những Đội thi công công trình, Xưởng mọc An Khánh, một năm sẽ được đào tạo 2 lần. Còn công nhân các Đội thi công điện nước, Đội thi công khoan cọc, Đội xe máy thiết bị, Đội thi công đá - ốp lát sẽ được đào tạo một lần. Điều này cũng dễ giải thích bởi các Đội thi công công trình, Xưởng mọc An Khánh luôn phải cập nhật những kiến thức, kỹ năng về công việc, nâng cao trình độ tay nghề để có thể cạnh tranh với các đối thủ. Còn các đội thi công còn lại thì công việc không có sự thay đổi nhiều qua thời gian. Vì vậy một năm chỉ cần đào tạo một lần là có thể đáp ứng được nhu cầu của công việc.
Bảng 2.10: Thời gian đào tạo trung bình kiến thức chuyên môn đối với đội ngũ lao động trực tiếp năm 2013
Đơn vị: người
Đội thi công Số phiếuhợp lệ <1 tháng 1 - 2 tháng tháng2 – 3 >3 tháng
9 đội thi công 47 47
Đội thi công điện nước 10 10
Đội xe máy thiết bị 10 10
Đội thi công đá - ốp lát 10 10
Xưởng mọc An Khánh 9 9
Tổng 95 40 55
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả
Cũng tương tự số lần đào tạo trong một năm, công nhân các đội thi công và công nhân xưởng mọc An Khánh có thời gian đào tạo trung bình là 1- 2 tháng đối với kiến thức chuyên môn. Còn các đội thi công khác sẽ có thời gian đào tạo trung bình là dưới 1 tháng.
Bảng 2.11 cho ta thấy mức độ hài lòng của đội ngũ lao động trực tiếp đối với số lần đào tạo trong một năm và thời gian trung bình một lần đào tạo giữa các đội thi công là không giống nhau. Chỉ có 9 Đội thi công công trình và Xưởng mọc An Khánh có tỷ lệ hài lòng lớn. Bởi vì công nhân 9 đội thi công công trình và xưởng mọc An Khánh có thời gian đào tạo dài và số lần đào tạo lớn. Và các Đội thi công điện nước, Đội thi công khoan cọc, Đội xe máy thiết bị, Đội thi công đá - ốp lát có tỷ lệ hài lòng thấp hơn đặc biệt là đội thi công đá - ốp lát. Nguyên nhân của tình trạng này do Công ty đặc biệt quan tâm đến các đội thi công công trình vì công nhân của những bộ phận này trực tiếp làm ra sản phẩm và chất lượng sản phẩm tốt hay xấu là do các bộ phận này. Còn các đội thi công còn lại chỉ mang tính chất phục vụ các bộ phận trên. Nhưng đây quan điểm sai lầm vì các công trình có hoàn thiện hay chất lượng tốt phụ thuộc vào tất cả công nhân kể cả công nhân trực tiếp hay công nhân phục vụ. Và họ có những kỹ năng tốt, đồng bộ thì sẽ đem lại hiệu quả rất lớn.
Bảng 2.11: Mức độ hài lòng về số lần đào tạo và thời gian trung bình đào tạo của đội ngũ lao động trực tiếp
tạo Hài lòng (%) Không hài lòng (%) Hài lòng (%) Không hài lòng (%)
9 đội thi công 80.85 19.15 91.48 8.52
Đội thi công điện nước 80 20 90 10
Đội thi công khoan cọc 77.77 22.23 88.88 11.12
Đội xe máy thiết bị 80 20 80 20
Đội thi công đá - ốp lát 70 30 70 30
Xưởng mọc An khánh 91.48 8.52 91.48 8.52
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả
Nhìn bảng 2.12 ta thấy đa số các công nhân hài lòng về phương pháp cũng như giảng viên đào tạo. Theo kết quả điều tra thì trung bình có 89.87% công nhân hài lòng về phương pháp đào tạo, 85.23% công nhân hài lòng về chất lượng giảng viên. Nội dung đào tạo chỉ làm hài lòng 77.73% công nhân. Bởi vì nội dung đào tạo còn dàn trải, mang nặng tính lý thuyết chưa sát với thực tế. Nhưng nhìn chung theo khảo sát thì 86.54% công nhân đánh giá là chương trình đào tạo đạt hiệu quả. Đây là tỷ lệ tương đối lớn.
Bảng 2.12: Đánh giá của công nhân đối với chương trình đào tạo của Công ty
Tiêu chí Số phiếu hợp lệ (phiếu) Hài lòng về nội dung đào tạo (%) Hài lòng về phương pháp đào tạo (%) Đánh giá chất lượng giáo viên tốt (%) Hiệu quả của chương trình đào tạo (%)
Đội thi công điện
nước 10 70 90 80 80
Đội thi công khoan
Đội xe máy thiết bị 10 80 90 80 90
Đội thi công đá - ốp
lát 10 80 90 80 80
Xưởng mọc An
khánh 9 66.66 88.88 88.88 88.88
Trung bình 77.73 89.87 85.23 86.54
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả