Các đề xuất và kiến nghị.

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần chế tạo thiết bị SEEN (Trang 43)

Kế toỏn thanh toỏn kiờm quỹ

3.2.2.Các đề xuất và kiến nghị.

Về hệ thống kho bảo quản vật tư

Hệ thống kho bảo quản NVL của Công ty nên được nâng cấp, bố trí khoa học, thuận tiện cho việc theo dõi kiểm kê:

Tại mỗi phân xưởng nên có kho bãi riêng và phân chia kho đó thành các kho nhỏ hơn gồm kho NVL chính, kho NVL phụ, kho thành phẩm, kho nhiên liệu phục vụ cho sản xuất tại chính phân xưởng đó, để thuận tiện cho việc theo dõi bảo quản kiểm kê vật tư cũng như quá trình nhập xuất vật tư được dễ dàng thuận tiện

Về công tác kiểm kê vật liệu

Đối với nguyên vật liệu sử dụng không hết tại phân xưởng, Công ty cần lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, nhằm theo dõi số lượng vật tư còn lại cuối kỳ hạch toán ở đơn vị, làm căn cứ để tính giá thành và kiểm tra tình hình thực hiện định mức sử dụng vật tư. Mẫu biên bản kiểm kê NVL ( Phụ lục số 21)

Số lượng vật tư còn lại cuối kỳ ở Công ty sử dụng được phân loại thành 2 loại: - Loại không cần sử dụng nữa: lập phiếu nhập kho và nhập lại kho

- Loại tiếp tục sử dụng: lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ.

Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ do bộ phận sử dụng lập làm 2 bản, 1 bản giao cho phòng vật tư, bản còn lại giao cho phòng kế toán.

Về chứng từ sử dụng: Công ty nên lập thẻ kho để đối chiếu vì thẻ kho (chi tiết cho từng mã vật tư, hàng hoá) do Thủ kho lập và tách biệt với kế toán. Khi kế toán viết phiếu yêu cầu xuất/nhập, Thủ kho sẽ căn cứ vào số lượng thực tế để vào Thẻ kho. Cuối kỳ 2 bên đối chiếu để xác định chênh lệch, như vậy đảm bảo được việc theo dõi vật tư luôn chính xác và khách quan. Mẫu thẻ kho (phụ lục số 22)

Về trình tự luân chuyển: Chứng từ nên được cập nhật thường xuyên tránh để dồn đến cuối tháng dẫn đến tình trạng nghiệp vụ phản ánh không chính xác, ngoài ra công tuy nên tính giá NVL theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập.Khi áp dụng phương pháp này sẽ phản ánh được biến động của giá cả trong kỳ, cập nhật thông tin hàng ngày.

Giá đvbq sau

mỗi lần nhập =

Giá thực tế của hàng tồn kho sau mỗi lần nhập Số lượng thực tế hàng tồn kho sau mỗi lần nhập  Về TK sử dụng: Sử dụng TK 151 “Hàng mua đang đi đường” để hạch toán NVL mà DN mua, cuối tháng hoá đơn về nhưng hàng chưa về nhập kho.

TK 151 phản ánh tình hình và sự biến động về hàng mua đang đi đường của doanh nghiệp (nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá…) mà doanh nghiệp đã mua hoặc chấp nhận mua, đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng chưa về nhập kho.

Kế toán lưu hoá đơn vào tập hồ sơ “Hàng mua đang đi đường”,nếu trong tháng, hàng về thì ghi sổ như bình thường, còn nếu cuối tháng vẫn chưa về thì ghi:Nợ TK 151: giá mua theo hoá đơn (không có thuế GTGT), Nợ TK 1331: thuế GTGT được khấu trừ/Có TK liên quan (331, 111, 112, 141…)

Sang tháng sau, khi hàng về, ghi:Nợ TK 152: nếu nhập kho vật liệu, dụng cụ, Nợ TK 154: nếu chuyển giao trực tiếp cho các bộ phận sử dụng, không qua kho/Có TK 151: hàng đi đường kỳ trước đã về

Về kế toán lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu: Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường, để hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh và tôn trọng nguyên tắc “ thận trọng” của kế toán, công ty nên thực hiện việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Công thức xác định mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Mức dự phòng cần lập = số lượng hàng tồn kho x mức giảm giá của năm tới cho hàng tồn kho cuối niên độ hàng tồn kho

Để phán ánh tình hình trích lập dự phòng và xử lý khoản tiền đã lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán sử dụng tài khoản 159. “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. Cuối niên độ kế toán, so sánh dự phòng năm cũ còn lại với số dư phòng cần trích lập cho niên độ mới, nếu số dự phòng còn lại lớn hơn số dự phòng cần lập

cho niên độ mới, kế toán tiến hành hoàn nhập số chênh lệch lớn hơn bằng cách ghi giảm giá vốn hàng tồn kho.

Nợ TK 159 ( chi tiết từng loại)- hoàn nhập dự phòng còn lại. Có TK 632: Giảm giá vốn hàng bán.

Ngược lại, nếu số dự phòng còn lại nhỏ hơn số dự phòng cần lập cho niên độ mới kế toán tiến hành trích lập số chênh lệch lớn hơn

Nợ TK 632: Ghi tăng giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ.

Có TK 159: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Trong niên độ kế toán tiếp theo, nếu hàng tồn kho bị giảm giá, đã sử dụng vào sản xuất kinh doanh hoặc đã bán, ngoài bút toán phản ánh giá trị hàng tồn kho đã dùng hay đã bán, kế toán còn phải hoàn nhập số dự phòng giảm giá đã lập của các loại hàng tồn kho này bằng bút toán.

Nợ TK 159 ( chi tiết từng loại) hoàn nhập số dự phòng còn lại. Có TK 632 giảm giá vốn hàng bán.

Một số giải pháp về kế toán quản trị vật tư:

+ Lập danh điểm vật tư hàng hóa: Lập danh điểm vật tư, hàng hoá là qui định cho mỗi thứ vật tư, hàng hoá một ký hiệu riêng (mã số) bằng hệ thống các chữ số (có thể kết hợp với các chữ cái) để thay thế tên gọi, qui cách, kích cỡ của chúng. Danh điểm vật tư, hàng hoá phải được sử dụng thống nhất giữa các bộ phận quản lý liên quan trong doanh nghiệp, nhằm thống nhất trong quản lý đối với từng thứ vật tư, hàng hoá. Mỗi doanh nghiệp có thể lập danh điểm vật tư, hàng hoá theo cách riêng, song cần đảm bảo yêu cầu dễ ghi nhớ và hợp lý, tránh nhầm lẫn hay trùng lắp. Chẳng hạn, trong kế toán tài chính đã qui định các tài khoản cấp 1 của loại 1 nhóm 5 - hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp để phản ánh nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá, thành phẩm... Cụ thể là TK 152 nguyên liệu, vật liệu; TK 153-Công cụ, dụng cụ; TK 155- Thành phẩm; TK 156 -Hàng hoá...

Vì vậy, kế toán quản trị có thể dựa vào ký hiệu TK cấp 1 và dựa vào việc phân loại vật tư, hàng hoá theo các cấp độ từ loại, nhóm, thứ, để lập danh điểm vật tư, hàng hoá.

kinh doanh trong kỳ kế hoạch cả về số lượng và giá trị tiền. Tổng hợp giá trị tiền hàng mua vào trong kỳ kế hoạch thành dự toán hàng mua vào.

Lượng hàng cần mua vào trong kì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KH

=

Lượng hàng cần mua cho nhu cầu SX( bán ra)

trong kì KH

+

Lượng hàng cần cho tồn kho cuối

kì KH

-

Lượng hàng tồn kho đầu

kì KH Dự toán giá trị hàng mua

vào trong kì KH =

Tổng lượng hàng cần mua vào trong kì KH x

Định mức đơn giá hàng mua vào

3.3. Điều kiện thực hiện.

Đối với Nhà nước

Hỗ trợ lãi suất, tăng số vốn vay hỗ trợ cho doanh nghiệp tư nhân và kéo dài thời gian hoàn các khoản vay cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Có các chính sách thuế ưu đãi, đặc biệt với doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước.

Có các chính sách nhằm đơn giản các thủ tục hành chính cồng kềnh, chồng chéo không cần thiết giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng các chính sách ưu đãi của nhà nước.

Nhà n c là c quan quy n l c cao nh t, có ch c n ng qu n lý các ho t n g nói

chung và ho t n g kinh t nói riêng, có kh n ng tác n g v nhi u phía t o l p

môi tr n g kinh doanh thu n l i cho doanh nghi p.

Các c quan có th m quy n c n có gi i pháp ch nh s a, hoàn thi n và tuyên

truy n k p th i các v n b n pháp lu t, các chính sách thu … h tr các doanh

nghi p ti p c n nhanh, t o i u ki n phát tri n cho doanh nghi p c ng nh th c hi n t t các ngh a v i v i Nhà n c .

Hoàn thi n, t ng c n g qu n lý các bi n pháp qu n lý th tr n g , qu n lý giá trong khâu l u thông hàng hóa trong n c , ng n ch n u c gây r i lo n thì tr n g … m b o công b ng gi a các doanh nghi p

T o l p môi tr n g kinh doanh lành m nh gi a các ch th kinh t , tích c c ch ng buôn l u, tr n thu , gian l n th n g m i, hàng gi , hàng kém ch t l n g m b o công b ng cho ng i tiêu dùng.

Đối với công ty

Để xử lý nhanh, chính xác số liệu thì công ty cần phải có nhân viên có trình độ chuyên môn cao, thành thạo máy vi tính. Vì vậy nên cần có kế hoạch đào tạo chuyên môn và thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kế toán nâng cao kiến thức cho nhân viên kế toán. Trong xu thế toàn cầu hoá, đặc biệt là khi đất nước ta trở thành thành

viên của tổ chức Thương mại Thế giới WTO thì việc học tập và nghiên cứu là một yếu tố vô cùng quan trọng. Công ty nên có kế hoạch đào tạo cán bộ kế toán như tham gia các lớp học nghiệp vụ do Bộ tài chính tổ chức, đặc biệt là phải cập nhật các thông tin, quy định, quy chế của Nhà nước mới ban hành, đào tạo tại chỗ, tập huấn nghiệp vụ…Ngoài ra, Công ty cần khuyến khích phòng Kế toán tổ chức các buổi thảo luận để mọi người cùng nhau rút ra những mặt được và chưa được về công tác hạch toán. Từ đó giúp cho mọi nhân viên trong phòng có cái nhìn toàn diện về công tác kế toán chứ không bó hẹp trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Trong kỳ kinh doanh tới, công ty cần có những chính sách hợp lý trong việc huy động vốn, ngoài nguồn vốn tự có công ty cần phải huy động những nguồn từ bên ngoài để tạo điều kiện cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường mua nguyên vật liệu. Công ty nên m them b ph n phân tích c l p gi m b t kh i l n g công vi c cho phòng k toán và nâng cao hi u qu c a công tác phân tích doanh thu, cung c p thông tin cho vi c l p k ho ch kinh doanh c a công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

Vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng không thể thiếu được của quá trình sản xuất, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy, tổ chức tốt công tác quản lí, hạch toán kế toán nguyên vật liệu, sẽ góp phần tiết kiệm chi phí làm giảm giá thành sản phẩm, tính chính xác giá thành sản phẩm hoàn thành, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn nữa Công ty cần phải hoàn thiện và ngày càng hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán kế toán chung và công tác hạch toán kế toán vật liệu nói riêng để phù hợp với xu hướng phát triển, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần chế tạo thiết bị SEEN, em có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Tuy nhiên do thời gian thực tập và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Tuy nhiên, em cũng đã cố gắng phản ánh bao quát nhất công tác tổ chức hạch toán kế toán NVL và em cũng mạnh dạn đưa ra những đề xuất nhằm góp phần nhỏ hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức hạch toán kế toán của Công ty. Em mong rằng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các cô chú, anh chị trong công ty cho chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện.

Trong suốt thời gian thực tập tại Công ty, em được sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo công ty, các cô chú, anh chị trong phòng kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập cũng như giúp đỡ cung cấp những tài liệu, số liệu kế toán cần thiết. Và đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo Th.S Hoàng Thị Bích Ngọc, đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập chuyên ngành này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 6 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần chế tạo thiết bị SEEN (Trang 43)