Thực trạng các rủi ro thường gặp trong hoạt động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác QTRR trong bảo hiểm xe cơ giới tại công ty Bảo hiểm PVI Đông Đô (Trang 38)

- Năm 2012 tổng số lao động toàn PVI là 1.521 người,

Phân theo tính chất hợp đồng lao động

2.2.2. Thực trạng các rủi ro thường gặp trong hoạt động của doanh nghiệp

Trong tình hình kinh doanh hiện nay, những rủi ro mà các công ty bảo hiểm gặp phải trong quá trình kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới hiện nay là rất lớn. PVI Đông Đô cũng không năm ngoài phạm vi rủi ro đó. Rủi ro mà PVI Đông Đô gặp phải đến từ nhiều khía cạnh khác nhau. Sau đây em xin trình bày các rủi ro mà PVI Đông Đô có thể gặp phải:

* Rủi ro về phí bồi thường.

- Về bảo hiểm dành cho xe máy: Hiện nay, theo quy định của Bộ tài chính về mức trách nhiệm bồi thường đối với người thứ 3 khi mua bảo hiểm xe máy là 50 triệu/1 vụ. Tuy nhiên mức phí mà người tham gia giao thông bỏ ra chỉ là 60.000 VNĐ trước thuế. Điều này là một rủi ro rất lớn với công ty bảo hiểm. Phương tiện tham gia giao thông chủ yêu ở nước ta hiện nay chủ yêu là xe máy và hàng ngày số vụ tại nạn xe máy trên cả nước là rất lơn. Với thực trạng giao thông hiện nay, khi cơ sở hạ tầng giao thông của nước ta hiện nay còn yếu, ý thức tham gia giao thông của người dân là kém thì những tai nạn xảy ra là khá phổ biến..Theo số liệu tổng hợp, 6 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 2.394 vụ tai nạn trên các tuyến giao thông đường bộ.

Điều này đồng nghĩa với việc các nhà bảo hiểm cũng sẽ phải bỏ ra một lượng tiền lớn để bồi thường như trong hợp đồng kí kết trong khi phí bảo hiểm của người tham gia giao thông thì là rất thấp.

- Về bảo hiểm dành cho Oto: Theo quy định của Bộ tài chính, mức trách nhiệm bồi thường đồi với người thứ 3 là 70 triệu/ 1 vụ. Mức phí Trách nhiệm dân sự bắt buộc mà Bộ tài chính quy định với xe OTo theo khung giá khác nhau tùy theo mục đích xe kinh doanh hay không kinh doanh, xe tải hay xe chở người, thấp nhất là 397.000 VNĐ trước thuế ( 10%VAT). Với bảo hiểm thân vỏ xe thì mức trách nhiệm khá cao tuỳ theo giá trị xe và mức phí chỉ là 1,3-2,0% giá trị xe. Số phí khá thấp, mức trách nhiệm cao. Khi 1 xe xảy ra tai nạn hư hỏng 70% thân vỏ thì Công ty PVI Đông Đô sẽ phải bồi thường toàn bộ giá trị xe. Đây thực sự là rủi ro lớn.

Ví dụ: Chủ xe oto Altis đời 2013 giá trị xe là 600 triệu, 5 chỗ không kinh doanh mua bảo hiểm cho xe. Phí Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc là 379.000 VNĐ trước thuế. Chủ xe mua thêm bảo hiểm vật chất cho xe với mức phí là 1,7%. Như vậy tổng số phí mà chủ xe trả cho công ty bảo hiểm là 397.000 + 39.700 + 1.7% x 600.000.000 = 10.636.000 VNĐ. Nhưng khi xe trên tham gia giao thông , bị tai nạn, xe bị hỏng 70%, có người chết thì công ty bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe đó là 670 triệu đồng. Gấp 60 lần số phí mà chủ xe bỏ ra.

Có 1 thực tế là công ty bảo hiểm luốn phải giảm tối đa phí để có thể mời và giữ được khách hàng.

* Rủi ro về việc mất giấy chứng nhận bảo hiểm:

Công ty bảo hiểm PVI Đông Đô hàng tháng xuất ra 1 lượng ấn chỉ bảo hiểm khá lớn lên tới vài nghìn ấn chỉ cũng cấp cho các nhân viên, đại lý. Việc xuất ra 1 lượng ấn chỉ lớn có thể dẫn tời việc bị mất, thất lạc ấn chỉ. Việc bị mất ấn chỉ có thể gây ra những biến động tại thị trường bảo hiểm vì số ấn chỉ đó có thể sẽ bị mang bán phá giá gây tiệt hại về tài chính cho công ty.Ấn chỉ bảo hiểm là do Bộ tài chính quy định và do Tổng công ty bảo hiểm phân bổ cho các đơn vị. Vì vậy khi bị mất ấn chỉ thì PVI Đông Đô sẽ phải chịu trách nhiệm trước Tổng công ty. Tổng công ty PVI quy định việc đền bù mất ấn chỉ như sau: với ấn chỉ xe máy là 350.000/1 quyển ấn chỉ và với ấn chỉ oto là 2.100.000/1 quyển ấn chỉ.

Tuy nhiên rủi ro về việc mất ấn chỉ ảnh hường không nhiều tới hạt động kinh doanh của công ty.

* Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh

Tại thị trường Việt Nam hiện nay, số lượng công ty bảo hiểm phi nhân thọ lên tới trên 30 công ty. Với số lượng công ty bảo hiểm nhiều như thế sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, thị phần của công ty bảo hiểm PVI Đông Đô. Các đối thủ canh tranh của PVI Đông Đô thuộc nhiều kiểu khác nhau. Với công ty Bảo Việt, Bảo Minh, PTI thì họ là những công ty bảo hiểm có truyền thống và người dân cũng đã quen với tương hiệu của họ. Với Liberty, …là những công ty bảo hiểm nước ngoài, tuy họ mới tham gia vào thị trường bảo hiểm tại Việt Nam nhưng với thế mạnh về vốn và kinh nghiệm, uy tín họ thực sự là những đối thủ cạnh tranh lớn với PVI Đông Đô. Nếu không có chiến lược kinh doanh đúng đắn, PVI Đông Đô hoàn toàn có thể bị đánh bật khỏi thị trường bảo hiểm.

Kết quả kinh doanh của 1 số đối thủ cạnh tranh của PVI Đông Đô. * Những năm trước:

Bảng 2:

- Công ty bảo hiểm PTI: Tính đến hết quý II/2013, PTI có tốc độ tăng trưởng

doanh thu bảo hiểm xe cơ giới của PTI đạt 20%. PTI hiện đang là doanh nghiệp lớn

thứ ba về sản phẩm bảo hiểm xe trên thị trường, chiếm gần 12% thị phần.

- Công ty bảo hiểm Bảo Minh: Tính đến hết quý II/2013, Bảo Minh có tốc độ

tăng trưởng doanh thu bảo hiểm xe cơ giới đạt hơn 10%.

- Công ty bảo hiểm Liberty: Liberty có mưc tăng trưởng khá cao đạt 10,6%. Tuy nhiên thế mạnh của Liberty chính là dịch vụ chăm sóc khách hàng vượt trội so với các công ty bảo hiểm khác: trên 75% khách hàng tham gia chương trình khảo

sát do Liberty thực hiện thường xuyên cho biết, họ sẵn sàng khuyến khích người khác mua bảo hiểm của công ty này. Đó là minh chứng rõ nét nhất cho nỗ lực mang dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng củaLiberty

* Rủi ro trong trục lợi bảo hiểm

Trục lợi bảo hiểm đã và đang diễn ra ở hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm, không những có tác động xấu đến xã hội, làm giảm lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của ngành bảo hiểm. Rất nhiều vụ trục lợi bảo hiểm được thực hiện do hành vi cán bộ bảo hiểm cấu kết với khách hàng mua bảo hiểm cho hàng hóa đã bị tổn thất từ trước để rút tiền bảo hiểm

Trục lợi bảo hiểm bị xem là hành vi vi phạm và bị xử phạt theo những cơ chế khác nhau từ dân sự, hành chính cho đến chế tài. Trục lợi bảo hiểm có thể bắt đầu từ việc không trung thực trong hợp đồng bảo hiểm như khai báo không đúng với thực tế, khai báo tình trạng bệnh không đúng của người mua bảo hiểm. Mục đích của trục lợi bảo hiểm là nhằm chiếm đoạt tài sản của các công ty bảo hiểm mà nguồn tài sản này do sự đóng góp của nhiều người. Điển hình có lái xe tự đẩy xe xuống vực hoặc đốt cháy xe để đòi bồi thường...

Ví dụ 1: Tại PVI đã xảy ra vụ trục lợi bảo hiểm dưới hình thức sau khi gặp tai nạn, khách hàng mới mua bảo hiểm cho xe mang biển số 30U – 0011 và chờ 2 tháng sau mới dựng hiện trường giả tại Yên Bái để đòi bảo hiểm. Do đối tượng chủ

mưu là người vừa có quyền hạn vừa có kinh nghiệm trong giải quyết tai nạn giao thông nên Phòng xe cơ giới PVI đã trực tiếp điều tra lấy chứng cứ. Kết quả, Công an Yên Bái cũng xác định, đây là vụ trục lợi bảo hiểm mà chủ mưu là một cán bộ cảnh sát giao thông.

Ví dụ 2: để trục lợi bảo hiểm, một số khách hàng đã mua chuộc cán bộ tại một số cơ quan chức năng để ghi lùi thời hạn bảo hiểm về trước thời điểm xảy ra tai nạn. Vụ việc điển hình là một công ty xây dựng mua bảo hiểm cho xe ôtô tải Huyndai tại PVI với thời hạn từ 31/3/2012 – 31/3/2013. Sáng 29/4/2012, chủ xe thông báo xe bị lật xuống suối tại địa bàn tỉnh Lai Châu vào hồi 16h ngày 28/4/2012, khiến lái xe bị thương và xe bị tổn thất khá nặng (có xác nhận của cơ quan chức năng). Sau khi nhận thông tin vụ tai nạn, cán bộ PVI tiến hành kiểm tra tình hình thanh toán phí bảo hiểm và xác định được khách hàng thanh toán phí bảo hiểm vào hồi 14h ngày 28/4/2012 – chỉ trước thời điểm xảy ra tai nạn 2 tiếng đồng hồ. Vụ này sau đó PVI đã từ chối bồi thường và khách hàng cũng có văn bản cam kết không khiếu nại bồi thường nữa.

2.2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tại công ty PVI Đông Đô trong bảo hiểm xe cơ giới.2.2.3.1: Nhận dạng rủi ro:

Một phần của tài liệu giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác QTRR trong bảo hiểm xe cơ giới tại công ty Bảo hiểm PVI Đông Đô (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w